Ngày hôm sau, vừa vào lớp, tôi đã đọc thấy trên bảng lời rao “tìm trẻ lạc” không biết đứa nào nghịch ngợm “tương” lên. Cả lớp đang xúm đen xúm đỏ trước tấm bảng, cười nói ầm ĩ.
Tôi bước lại gần, tò mò đọc: “Bé trai Thanh Khương, mười bảy tuổi, bị bệnh si tình, nhát gan, hành động lén lút, ưa sử dụng tên giả, đi lạc sáng thứ bảy tuần rồi. Khi ra đi, ở trần mặc quần… xà lỏn, đặc điểm nhận dạng: ốm o, gầy mòn, người đầy ghẻ, ai thấy ở đâu, xin dẫn về địa chỉ sau đây: nhóm nữ sinh 11C trường trung học Sao Chổi, sẽ có hậu tạ”.
Tôi vừa đọc vừa cười bò. Tôi nghi thằng Bá là tác giả của lời rao tinh quái trên. Giọng điệu khôi hài độc địa này đích thị là giọng của nó. Cái thằng, nó viết chuyện vui cười thì dở mà viết những điều nhảm nhí chọc phá thiên hạ, nó lại viết trơn tru quá xá!
Tôi hỏi Bá, Bá nhận ngay:
- Ừ, tao viết. Tao chọc cho nó ra mặt.
Tôi cười:
- Mày chọc kiểu đó, nó trốn luôn chứ sức mấy nó dám ra mặt.
Bá ngẩn người ra:
- Ừ hén, tao quên khuấy điều đó!
Rồi nó tặc lưỡi hỏi tôi:
- Thanh Khương là đứa nào mày biết không?
Tôi lắc đầu:
- Không.
Bá nhìn tôi vẻ nghi ng:
- Xạo đi mày! Mày là họa sĩ trình bày, sao mày không biết?
Tôi gãi đầu:
- Thì tao chỉ trình bày thôi! Làm sao tao biết nó là đứa nào!
Bá hừ mũi:
- Đọc bản thảo, mày phải nhận ra nét chữ của ai chứ! – Rồi nó thình lình hỏi – Thằng Ngữ phải không?
Bá chơi đòn trấn áp tinh thần. Nó đột ngột “độp” một phát khiến tôi sững sờ mất mấy giây. Nhưng tôi kịp trấn tĩnh. Khi đưa bài thơ “Từ độ em về” cho tôi nắn nót chép lên báo, Ngữ đã dặn dò cẩn thận. Nó còn bắt tôi thề sẽ không hé môi với bất cứ ai về thân thế và tiểu sử tác giả. Vì vậy, dù Bá đoán ngay: Dc, tôi vẫn phải giả bộ đần độn:
- Tao đã nói tao không biết mà! Bản thảo đánh máy chứ đâu phải chép tay mà tao nhận ra nét chữ!
Bá tưởng tôi đần độn thật. Nó gật gù:
- Được rồi! Tao sẽ hỏi thằng Ngữ!
Nhưng Ngữ cũng chối biến. Trước sự dò hỏi của Bá, Ngữ ngơ ngác:
- Tao đâu có biết. Tụi nó gửi bài cả xấp, làm sao tao biết đứa nào vô đứa nào!
Rồi Ngữ nhún vai, nói thêm:
- Nhưng dù có biết Thanh Khương là ai, tao cũng không thể tiết lộ với mày được. Đó là nguyên tắc nghề nghiệp.
Thấy Ngữ ra vẻ trịnh trọng, lại đem “nguyên tắc” ra hù mình, Bá tức lắm. Nó bĩu môi:
- Thôi đi mày ơi! Mày đừng có làm bộ bí mật! Tụi tao biết tỏng Thanh Khương là đứa nào rồi!
Ngữ giật nảy người. Nhưng nó cố giữ vẻ thản nhiên:
- Đứa nào?
- Mày chứ ai?
Vừa nói, Bá nhìn đối thủ lom lom. Nhưng Ngữ đóng kịch thật tài. Nó khinh khỉnh:
- Tao mà thèm làm thơ cho nhỏ Gia Khanh!
- Mày đừng có làm bộ! – Bá cười khẩy – Ai mà chẳng biết mày chuyên môn làm thơ cho tụi
ThichDocTruyen.Yn.Lt
«‹456›»
ThichDocTruyen.Yn.Lt
con gái!
Ngữ hắng giọng:
- Tao làm thơ cho tất cả mọi đứa, nhưng với nhỏ Gia Khanh thì không!
Bá hỏi, giọng nghi hoặc:
- Sao vậy? Mày lúc nào cũng khen em rối rít kia mà!
Ngữ gật gù:
- Khen là một chuyện, còn làm thơ là một chuyện khác!
- Tao không tin! – Giọng Bá khăng khăng.
Ngữ lạnh lùng:
- Tin hay không, tùy mày! Tính tao không thích giành giật. Thằng Hòa đã nhảy vô, tao không muốn đụng độ với nó.
- À, hóa ra vậy! – Bá gục gặc đầu – Thì ra mày sợ lời tiên tri của thằng Nghị sẽ ứng nghiệm!
Ngữ quên bẵng câu chuyện bữa trước. Nó nhìn Bá, ngạc nhiên:
- Lời tiên tri nào?
Bá cười hề hề:
- Mày mau quên quá! Hôm trước thằng Nghị chẳng đã nói nếu cuộc “chiến tranh tình cảm” xảy ra giữa hai đứa mày thì thằng Hòa sẽ đi nhà thương, còn mày sẽ đi nhà xác là gì!
Bị Bá hoạnh họe một hồi, Ngữ đã bực mình. Bây giờ lại bị “xỏ” thêm một câu, Ngữ sầm mặt “hứ” một tiếng và quay lưng bỏ đi thẳng.
Bá nói với tôi:
- Thằng Ngữ nói mười tao không tin được một. Cái giọng õng ẹo trong bài “Từ độ em về” rõ ràng là cái giọng của nó, tao còn lạ gì, vậy mà nó cứ chối leo lẻo!
Chương 7:
Sự dò hỏi của Bá khiến Ngữ chột dạ. Nó không dám ký bút hiệu Thanh Khương nữa.
Trên tờ báo tưng tháng kế tiếp, cái tên Thanh Khương biến mất, không kèn không trống. Những ngày tờ báo sắp ra, cả lớp nôn nao chờ xem lần này tên Thanh Khương lì lợm kia sẽ giở những trò lăng nhăng gì nữa. Nhưng khi tờ báo được treo lên, dò tìm mỏi mắt không thấy nhà thơ Thanh Khương tái xuất giang hồ, đứa nào đứa nấy thất vọng ra mặt.
Ngữ giả vờ xuýt xoa:
- Em Thanh Khương teo rồi!
Lập tức, một đứa khác phụ họa:
- Sau khi đọc lời thông báo “tìm trẻ lạc” trên bảng, hắn trốn luôn rồi! Chắc hắn sợ bị bắt “giải giao” về cho em Hồng “chà-và” trị tội!
Đứa vừa thốt lên lời “phạm thượng” kia là thằng Châu. Châu là tay trống của lớp, cùng ban văn nghệ với Hòa lé. Nó người ốm nhom ốm nhách mà cái miệng thì rộng quá mang tai, lúc nào cũng bô lô ba la không thua gì thằng Bá. May mà hôm tờ báo “phát hành”, nhỏ Hồng nghỉ học, chứ nếu không nó đã xé xác thằng Châu rồi.
Hôm đó, mặc cho tụi bạn nhao nhao bàn tán, tôi chỉ ngồi cười ruồi. Có lẽ ngoài Ngữ ra, tôi là người duy nhất biết được tông tích của nhà thơ Thanh Khương quái quỉ kia. Hắn chẳng trốn đi đâu sất. Hắn vẫn xuất hiện sờ sờ trên mặt báo, trước mắt mọi người. Có điều, hắn đội một cái tên khác.
Lần này, Ngữ ký bút hiệu mới: Ngu Kha. Khi Ngữ đưa bài thơ của Ngu Kha cho tôi minh họa, tôi nhận ra ngay tuồng chữ của nó. Lúc đó, không hiểu sao tôi lại dại dột buột miệng:
- Tao thấy cái tên này nó đần đần làm sao!
Ngữ “độp” tôi liền:
- Có mày đần thì có! Cái bút hiệu thâm thúy như vậy mà mày dám chê!
Tôi giương mắt ếch:
- Thâm thúy chỗ nào đâu?
Ngữ hỏi lại, giọng ranh mãnh:
- Mày có biết chữ Ngu Kha mang ý nghĩa gì không?
Tôi nhíu mày nghĩ ngợi một hồi vẫn chẳng lần ra cái ý nghĩa thâm thúy Ngữ giấu trong đó. Tôi chỉ thấy nó có vẻ… ngu ngu. Nhưng tôi không dám nói.
- Tao chịu! – Cuối cùng, tôi lắc đầu.
Ngữ xích sát lại bên tôi và nó kê miệng nó vào tai tôi, thì thầm nói:
- Ngu Kha tức là Ngữ Khanh, hiểu chưa thằng ngốc!
Hơi thở của Ngữ phả vào tai tôi nhột quá chừng. Nhưng lời giải thích của nó còn khiến tôi “nhột” hơn. Tôi trố mắt, bàng hoàng hỏi:
- Mày dám ghép tên nhỏ Khanh vào tên mày?
Ngữ cười hì hì:
- Sợ gì mà không dám?
Chuyện tày trời vậy mà nó bảo không sợ. Tự dưng tôi thấy lo giùm cho Ngữ.
- Tụi nó biết sao?
Ngữ nheo mắt, giọng tinh quái:
- Làm sao tụi nó biết được! Tao cắt đuôi, bỏ dấu cẩn thận chứ có để tên thật đâu mà sợ! Vả lại, kỳ này tao đâu có giở giọng “anh anh em em”. Tao làm thơ về tình thầy trò, có tài thánh mới hòng đoán ra!
Dòm vẻ mặt dương dương tự đắc của Ngữ, tôi đâm nể nó quá xá. Hóa ra nó đã tính trước cả