Nhưng mẹ vẫn bước chân đều chỉ để lại câu nói ngược gió biển:
- Bán rẻ rồi thì ai bán rẻ cho vợ ông ở nhà! Ông có chạy chợ đâu mà biết! 2 bố con về trước đi trưa tôi về sau.
Lúc này bố mới quay sang nhìn đứa con gái đầu lòng của mình, đưa đôi bàn tay đầy những vết chai sạn và xước sát bởi lưới cọ khi kéo vuốt lên mái tóc của Trinh.
- Về thôi con! Bố dấu mấy con ghẹ trong kia rồi! về luộc cho các em ăn và phần mẹ một con!
Trinh cười hạnh phúc nhìn bố đang nháy đôi mắt đầy hàm y’:
- Đúng là chỉ có bố hiểu mẹ thôi! Bố về tắm rửa đi hôi lắm rồi đấy
Nói xong Trinh chạy vào buồng lái tìm đến góc buồng quen thuộc lấy mấy con ghẹ được bố buộc cẩn thận rồi chạy xuống tàu đuổi theo cái dáng lênh khênh của bố trong ánh bình minh đang le lói phía chân trời.
Bên bố Trinh chả còn tí già dặn nào, Trinh lại trở thành cô bé 14 tuổi ngây thơ, tung tăng bên cạnh bố cười nói. Trinh níu lấy tay bố khoe những chuyện ở nhà, khoe chán Trinh lại háo hức nghe bố kể về những kỳ thú ngoài khơi, kể về những đêm lạnh giá chỉ biết tu những hụm mắm cốt(loại mắm nguyên chất nồng độ đạm cao giúp người ta xua đi cái lạnh ngoài biển), những buổi trưa nắng chói chang oi bức mà không dám nhảy xuống biển vì nước biển cũng sôi sùng sục dưới ánh mặt trời như thiêu đốt. Trinh cứ thế vừa nghe vừa bám vào cánh tay gầy guộc đen nhẻm của bố dù mùi tanh cá và mùi mồ hôi bốc ra liên tục. Giọng Trinh khi thì hớn hở “Thế ạ”, “Ồ”, “Hay thế”… theo những lời kể thú vị của bố, cũng có lúc im thin thít rồi nắm chặt lấy tay bố bởi thương cảm trước những vất vả bố phải chịu. Hai cái bóng 1 cao một thấp nói cười không ngớt bên nhau chẳng mấy chốc đã đến cổng ngôi nhà quen thuộc.
Trinh chạy vụt lên đẩy cánh cổng lao vào nhà kêu lên “Dậy đi! Dậy đi! Bố về rồi” rồi nhào vào giường cù nách thằng em bé bỏng vẫn còn say giấc. Hai đứa tỉnh dậy dụi mắt ngỡ ngàng nhìn Trinh như quái vật dường như chúng không nhận ra bà chị khó tính hàng ngày nữa. Nhưng ánh mắt hai đứa chẳng nhìn Trinh được lâu khi cái bóng bố bước vào kèm cái giọng khàn khàn:
- Chích chòe của bố đâu rồi! không dậy đón bố ah?
Chích chòe bật ra khỏi chăn như một con sóc nhỏ lao vào lòng bố:
- Bố! Bố đây rồi! Sao bố đi lâu thế! Bố mang gì về cho con không!
Ôm chặt thằng con trai duy nhất của mình vào lòng, bố cà những sợi râu lởm chởm vào mặt vào cổ làm thằng bé ré lên cười liên tục vì buồn.
- Bố đi làm để Chích Chòe có quần áo mới! Có tiền đi học mà! Thế chích chòe ở nhà có ngoan không mà đòi quà!
Đôi mắt chích chòe hơi lấm lét nhìn Trinh như sợ bị Trinh mach tội một vài giây rồi cũng hớn hở đáp:
- Con ngoan lắm ạ! Con viết được hết bảng chữ cái rồi! Chị Trinh đang dạy con viết số nữa. Bố ra đây con viết cho mà xem.
Nói chưa dứt chích chòe đã vội nhào người chạy ra bàn học định lấy bút vở để khoe bố, nhưng bố đã níu nó lại cắp lấy hai bên nách và tung lên hạ xuống đầy phấn khích trong tiếng cười nắc nẻ của Chích chòe. Đùa chán với thằng con cưng bố ngồi vào bàn rít một điếu thuốc lào và lấy trong túi ra những con ốc biển rõ to
- Đây quà của mấy đứa đây! Có cái này nghe sóng biển quanh năm nhé! Thích chưa
Những con ốc biển hồng hào đầy gai nhọn đã được bố dũa cẩn thận để không làm bị thương khi nghịch chuyển đến tay 3 chị em trong đôi mắt háo hức. Vậy là Trinh lại có thêm một con ốc trong bộ sưu tập vỏ ốc của mình, Ngọc thì úp ngay con ốc biển vào tai để nghe những tiếng rì rào như sóng vỗ. Còn ông kễnh con chích chòe thì cho ngay mấy viên bi sắt vào lắc lắc ra chiều thích thú lắm.
Để kệ ba chị em mân mê mấy con ốc biển, bố vào phòng lấy đồ rồi ra giếng tắm, tiếng dội nước ào ào liên tục hơn 10’ thể hiện rõ khát khao được tắm nước ngọt của bố lớn đến thế nào. Tắm xong, bố chọn bộ đồ tươm tất nhất mặc vào rồi lên nhà hắng giọng:
- Nào giờ chị Trinh ở nhà luộc ghẹ, để bố đưa Ngọc với Chích chòe lên chợ huyện sắm sửa cho năm học mới nào.
Ngọc reo lên nho nhỏ vì vui sướng còn chích chòe thì khỏi nói nó nhảy cẫng lên lao vào bố như lao vào ông bụt nào đấy trong chuyện cổ tích gào thét:
- Bố tuyệt vời! Đi luôn thôi bố! Đi luôn nào?
Nhừng ngày bố ở nhà thật là vui vẻ, hạnh phúc. Mẹ không cằn nhằn chì chiết gì Trinh, chích chòe thì ngoan ngõan vui vẻ, Ngọc bớt trốn đi chơi với bọn con trai trong xóm ở nhà ôn bài. Trinh cũng có thời gian kèm cặp các em và chuẩn bị cho năm học mới của minh. Bố sắm cho Chích chòe chiếc cặp sách mới tinh, may cho Trinh và Ngọc bộ quần áo cho ngày khai giảng. Thằng em Trinh thì sáng nào dậy cũng khoác ngay cái cặp xanh đỏ lên vai ra vẻ là đi học khiến cả nhà cười ầm ĩ, còn Trinh cũng đôi khi lén chạy vào gian trong ướm thử chiếc áo mới trắng tinh lên người với niềm hãnh diện nho nhỏ. Rồi những ngày vui vẻ cũng dần qua, một buổi trưa đang rửa bát ngoài sân giếng Trinh nghe thấy tiếng bố mẹ nói chuyện trên nhà vọng ra
- Sáng mai tôi lại đi với các chú ấy! Tàu thuyền đã chuẩn bị xong hết rồi
Giọng mẹ hơi trùng xuống đáp lại:
- Sao vội thế! Để 1,2 hôm nữa hãy đi không được ah! Ông mới về có 1 tuần thôi mà
Bố cười nhẹ tiếp lời:
- Giờ đang trời yên biển lặng mình phải tận dụng thời gian chứ tháng nữa là mùa bão chẳng biết có ra khơi được không mà đi.
Mẹ im lặng một lúc rồi cũng đồng tình:
- Uhh! Ông nói cũng phải! thế để tôi bảo cái Trinh tối làm cơm nắm muối vừng để ông đi, chăn chiên thì mới mua rồi chỉ còn mắm cốt lát tôi sang nhà chị Hạnh lấy cho.
- Vậy mẹ con bà chuẩn bị đi! Tôi chạy lên chợ mua thêm ít lưỡi câu và đất đèn không thiếu! Muối thì chú Long chuẩn bị hết rồi bà không phải lo nữa!
Dứt lời Trinh thấy bóng bố ra khỏi nhà lấy chiếc xe đạp đi về hướng chợ huyện.
Sáng hôm sau cả nhà ra bến tiễn bố cùng các chú đi cùng, người tiễn cũng đông chẳng kém gì số người đón chỉ có điều là thiếu đi sự nhộn nhịp, háo hức. Những ánh mắt bịn rịn, những lời chúc may mắn, động viên thốt ra trong cái giọng buồn buồn làm không khí nơi bến tàu trùng hẳn xuống. Chỉ đến khi bố cất giọng pha trò “Các bà muốn chúng tôi đánh cá hay cá đánh chúng tôi đây mà sưng mặt lên thế! Vui vẻ lên xem nào” thì không khí mới dãn ra để tiếng cười nói xuất hiện xua đi nét rầu rĩ trên từng gương mặt. Trinh cũng tỏ ra người lớn khi lên tiếng chúc bố thượng lộ bình an rồi vẫy tay cùng mọi người trên bến khi chiếc tàu mang theo khát vọng của bao người dần dần rời bến.
Tàu khuất xa nơi đường chân trời ai lại về nhà nấy để tiếp tục một ngày bình thường như bao ngày bình thường khác. Tay dắt chích chòe và bước chân theo mẹ về nhà Trinh tự dưng thấy trống trải và buồn bã vô cùng, sao 1 tuần trôi đi nhanh thế Trinh chỉ ước là tôm cá tự bò vào nhà để bố suốt ngày cười đùa với Trinh và các em, để Trinh được sống đúng với cái tuổi của mình. Đang mải nghĩ thì chích chòe giật tay Trinh chỉ về phía bãi biển gần bờ
- Chị Trinh người ta làm gì thế kia?
Trinh phóng đôi