ột giờ trưa mai ở quán bà Thường!
Lần đầu tiên thực hiện “sứ mệnh”, Cường về bảo với tôi như vậy . Nhìn vẻ mặt hí hửng của nó mà tôi phát rầu:
– Mày nhắn kiểu đó bố ai hiểu nổi!
Mới đi “công tác” về, chưa được khen một lời đã bị phê bình, Cường đổ quạu:
– Chỉ có đứa “đầu bò” như mày mới không hiểu chứ ai mà không hiểu!
Tôi hỏi, cố dằn lòng:
– Sao mày không nhắn miệng mà phải huơ tay huơ chân kiểu đó?
– Bộ mày tưởng tao không sợ “thần giữ cửa” nhà nó hả! – Cường nhăn nhó – Tao đấu láo với thằng Luyện cả buổi thì không sao chứ ấm ớ chừng vài câu với Cẩm Phô là ông già nó tống cổ tao ra khỏi nhà liền!
Hóa ra thằng Cường cũng chẳng “oai hùng” gì hơn tôi và Phú ghẻ . Nó chỉ hơn mỗi cái khoản được tự do tới chơi với thằng Luyện. Mà tôi thì chẳng bao giờ có ý định mời thằng Luyện đi ăn chè . Tôi chỉ muốn mời chị nó thôi . Trưa hôm sau, tôi xách xe ra khỏi nhà với tâm trạng đầy lo âu .
Và đúng như sự nghi ngại của tôi, tới quán bà Thường trước giờ hẹn mười phút, tôi ngồi chết gì trên ghế đúng một tiếng đồng hồ vẫn chẳng thấy bóng dáng Cẩm Phô đâu .
Lần này, hoang mang và thất vọng, tôi chẳng buồn rớ tới hai ly chè trên bàn. Đá trong ly tan ra thành nước, tôi cũng mặc. Tâm hồn ăn uống của tôi bữa nay đi chơi tận đẩu tận đâu . Trong lòng tôi chỉ ngập tràn một nỗi giận hờn vô bờ bến. Tôi giận cả Cẩm Phô lẫn thằng Cường. Với Cẩm Phô, dĩ nhiên tôi chỉ trách sơ sơ . Còn thằng Cường thì khỏi nói . Tôi rủa nó không tiếc lời . Nếu những lời nguyền của tôi mà thành sự thật thì thằng Cường không những bị xe cán mà còn bị sét đánh, bị té sông, bị quỷ một giò móc mắt. Đáng kiếp, ai bảo nó nhắn “người yêu” giùm tôi mà lại giơ ngón tay đầy cáu ghét của nó ra ngoắt ngắt, khều khều . Thấy nó chĩa tay, biết đâu Cẩm Phô lại tưởng tôi nhớ nó hỏi xin tiền. Cẩm Phô tưởng tôi xài hết hai ngàn “tiền thối” bữa trước, nay được trớn đòi nó “thối” thêm một ngàn nữa .
Suốt một tiếng đồng hồ, tôi ngồi ngóc cổ cò và nghĩ vơ vẩn. Trong thời gian đó, tôi chửi thầm thằng Cường đúng một trăm lẻ tám lần. Tôi không đủ sức ngồi chửi nó tới lần một trăm lẻ chín, đành thở dài đứng dậy dắt xe ra .
Nào ngờ tôi chưa kịp ra tới cổng đã thấy
Cẩm Phô trờ tới . Nó thắng “kít” trước mặt tôi, mặt lộ vẻ ngạc nhiên:
– Anh hẹn Cẩm Phô tới, sao lại bỏ về?
Sự xuất hiện ngoài mong đợi của Cẩm Phô khiến tim tôi ngừng đập mất mấy giây . Mãi một lúc tôi mới mở lời nổi, nửa mừng nửa giận nên miệng méo xệch:
– Tôi cứ tưởng Cẩm Phô không tới .
– Sao anh lại nghĩ vậy?
Cẩm Phô hỏi, nó đứng xuống đất và dựa xe vào gốc lê- ki- ma .
– Tôi đợi Cẩm Phô hơn một tiếng đồng hồ rồi!
Tôi cũng dựng xe lại chỗ cũ và đáp, cố giữ giọng ôn hòa nhưng không được. Câu nói của tôi hàm ý trách cứ rõ rệt.
Nhưng Cẩm Phô chẳng tỏ vẻ gì áy náy vì đã đến trễ . Thậm chí nó còn cười:
– Ai bảo anh đến sớm làm chi!
– Cẩm Phô đến trễ thì có! – Tôi giận dỗi – Tôi hẹn một giờ mà giờ này Cẩm Phô mới đến!
– Anh hẹn hai giờ kia mà! – Mắt Cẩm Phô tròn xoe .
– Ai bảo hai giờ? – Tới phiên tôi chưng hửng.
Cẩm Phô chớp mắt:
– Anh Cường. Cẩm Phô thấy ảnh giơ hai ngón tay . Chẳng lẽ hai ngón tay không phải là hai giờ?
Nếu thủ phạm là Phú ghẻ, tôi đã chửi toáng lên “cái đồ ghẻ ngứa” rồi . Nhưng thằng Cường thì tôi chưa nghĩ ra một biệt danh xấu xa nào để gán cho nó . Vì vậy, lúc này tôi tức đến ói máu vẫn phải nuốt cục giận vào bụng. Tôi nhìn Cẩm Phô, cười gượng gạo:
– Ờ, ờ, hai ngón tay thì đúng là hai giờ rồi! Cẩm Phô thông minh ghê!
– Anh mới thông minh! Anh không những thông minh mà còn mà mãnh!
Chắc Cẩm Phô tưởng tôi nghĩ ra cái trò dùng ngón tay làm ký hiệu như vậy . Nó đâu có biết chính thằng Cường mới là tác giả của phương pháp liên lạc này . Và Cường đã vịn vào đó để chơi tôi một vố đau điếng.
Sau cuộc hẹn với Cẩm Phô, tôi tức tốc phóng xe tới nhà Cường. Tôi không tin sẽ tóm được nó vì sau khi gạt cho tôi ngồi ê mông trong quán bà Thường, nó thừa biết tôi sẽ đi tận chân trời góc bể để tìm nó .
Nhưng khác với dự đoán của tôi, Cường không thèm lánh nạn. Nó vẫn ngồi lì ở nhà, thậm chí thấy tôi tới, nó còn nhe răng cười:
– Thích hén!
– Thích cái đầu mày! – Tôi hầm hầm.
Cường giật thót:
– Mày sao vậy? Bộ Cẩm Phô không tới hả?
– Tới! – Giọng tôi vẫn lạnh băng.
Cường ngơ ngác:
– Tới sao mày chửi tao?
Tôi không thèm trả lời Cường. Mà hỏi “đốp” ngay:
– Hôm qua mày bật mấy ngón tay?
– Thì tao đã nói rồi . Một ngón.
– Vậy sao hồi trưa hai giờ Cẩm Phô mới tới?
Cường liếm môi:
– Làm sao tao biết được! Có thể nó bận chuyện nhà!
– Bận cái mốc xì! – Tôi hừ giọng – Nó bảo nó thấy mày đưa hai ngón tay!
Vừa nói tôi vừa chồm tới khiến Cường vội bước lui một bước và kêu lên:
– Tao chỉ giơ có một ngón hà!
Tôi nghiến răng:
– Mày thề đi!
– Thề thì thề chứ sợ cóc gì! – Đang hùng hổ, Cường đột ngột nhíu mày – À, à, tao nhớ rồi! Như vậy là hôm qua tao giờ trước sau tổng cộng hai ngón!
– Hai ngón là hai ngón chứ “trước sau tổng cộng” là cái khỉ khô gì!
Cường gãi cổ phân trần:
– Thoạt đầu tao chỉ giơ ngón trỏ, ý nói mày hẹn một giờ .. Nhưng rồi sợ ra hiệu như vậy nó vắn tắt quá, tao mới giơ thêm ngón giữa chỉ chỉ về hướng nam ngầm bảo mày hẹn nó trong quán bà Thường.
Nghe Cường giải thích, tôi không biết mình nên cười hay nên khóc. Có lẽ là nên cười . Vì mẹ tôi từng bảo: con trai khóc trông xấu lắm!
Chương 11
T ừ khi “gài” thằng Cường làm “gián điệp”, tôi gặp Cẩm Phô dài dài.
Cường vẫn nói chuyện với Cẩm Phô bằng ngôn ngữ của… những ngón tay nhưng sau tai họa tày đình kia, nó không còn dám lạm dụng thứ ngôn ngữ bí hiểm này vào những mục đích bừa bãi nữa. Cường thôi chỉ trỏ lung tung. Bây giờ, những ngón tay đầy cấu ghét của nó chỉ đóng vai trò của những chiếc kim đồng hồ: ngón trỏ là một giờ, ngón trỏ giữa là hai giờ, ngón trỏ đưa lên ngón giữa gập xuống là một giờ rưỡi…
Dĩ nhiên không phải lúc nào Cẩm Phô cũng hoan hỉ đáp lại lời hẹn hò của tôi. Những lúc bận chuyện gì không đi được, nó trả lời bằng cách đưa tay lên vuốt tóc. Cẩm Phô dặn tôi như vậy.
Bữa nào Cẩm Phô vuốt tóc, Cường hộc tốc đến nhà tôi.
– Hỏng bét rồi!
– Có chuyện gì vậy?
– Bữa nay nó lại rờ đầu!
Thứ văn chương “thô thiển” của Cường bao giờ cũng khiến tôi nhăn mặt:
– Nó vuốt tóc thì bảo nó vuốt tóc, mày cứ nói rờ đầu nghe thấy ghê!
– Ghê gì đâu?
Tôi hừ mũi:
– Nghe cứ như thể đầu nó toàn là ghẻ chốc!
– Chứ gì nữa! – Cường nham nhở – Chính nó lây cho thằng Phú ghẻ nhà mình…
Tôi dậm chân dậm cẳng, không đợi Cường nói hết câu:
– Mày có xéo ngay đi không!
Thấy tôi phùng mang trợn mắt, Cường rụt cổ, lảng mất. Nhưng vài ngày sau nó lại mò đến, cười toe toét:
– Ngon lành! Bữa nay bật ngón tay xong, tao liếc chừng cả buổi, chẳng thấy
Lần đầu tiên thực hiện “sứ mệnh”, Cường về bảo với tôi như vậy . Nhìn vẻ mặt hí hửng của nó mà tôi phát rầu:
– Mày nhắn kiểu đó bố ai hiểu nổi!
Mới đi “công tác” về, chưa được khen một lời đã bị phê bình, Cường đổ quạu:
– Chỉ có đứa “đầu bò” như mày mới không hiểu chứ ai mà không hiểu!
Tôi hỏi, cố dằn lòng:
– Sao mày không nhắn miệng mà phải huơ tay huơ chân kiểu đó?
– Bộ mày tưởng tao không sợ “thần giữ cửa” nhà nó hả! – Cường nhăn nhó – Tao đấu láo với thằng Luyện cả buổi thì không sao chứ ấm ớ chừng vài câu với Cẩm Phô là ông già nó tống cổ tao ra khỏi nhà liền!
Hóa ra thằng Cường cũng chẳng “oai hùng” gì hơn tôi và Phú ghẻ . Nó chỉ hơn mỗi cái khoản được tự do tới chơi với thằng Luyện. Mà tôi thì chẳng bao giờ có ý định mời thằng Luyện đi ăn chè . Tôi chỉ muốn mời chị nó thôi . Trưa hôm sau, tôi xách xe ra khỏi nhà với tâm trạng đầy lo âu .
Và đúng như sự nghi ngại của tôi, tới quán bà Thường trước giờ hẹn mười phút, tôi ngồi chết gì trên ghế đúng một tiếng đồng hồ vẫn chẳng thấy bóng dáng Cẩm Phô đâu .
Lần này, hoang mang và thất vọng, tôi chẳng buồn rớ tới hai ly chè trên bàn. Đá trong ly tan ra thành nước, tôi cũng mặc. Tâm hồn ăn uống của tôi bữa nay đi chơi tận đẩu tận đâu . Trong lòng tôi chỉ ngập tràn một nỗi giận hờn vô bờ bến. Tôi giận cả Cẩm Phô lẫn thằng Cường. Với Cẩm Phô, dĩ nhiên tôi chỉ trách sơ sơ . Còn thằng Cường thì khỏi nói . Tôi rủa nó không tiếc lời . Nếu những lời nguyền của tôi mà thành sự thật thì thằng Cường không những bị xe cán mà còn bị sét đánh, bị té sông, bị quỷ một giò móc mắt. Đáng kiếp, ai bảo nó nhắn “người yêu” giùm tôi mà lại giơ ngón tay đầy cáu ghét của nó ra ngoắt ngắt, khều khều . Thấy nó chĩa tay, biết đâu Cẩm Phô lại tưởng tôi nhớ nó hỏi xin tiền. Cẩm Phô tưởng tôi xài hết hai ngàn “tiền thối” bữa trước, nay được trớn đòi nó “thối” thêm một ngàn nữa .
Suốt một tiếng đồng hồ, tôi ngồi ngóc cổ cò và nghĩ vơ vẩn. Trong thời gian đó, tôi chửi thầm thằng Cường đúng một trăm lẻ tám lần. Tôi không đủ sức ngồi chửi nó tới lần một trăm lẻ chín, đành thở dài đứng dậy dắt xe ra .
Nào ngờ tôi chưa kịp ra tới cổng đã thấy
Cẩm Phô trờ tới . Nó thắng “kít” trước mặt tôi, mặt lộ vẻ ngạc nhiên:
– Anh hẹn Cẩm Phô tới, sao lại bỏ về?
Sự xuất hiện ngoài mong đợi của Cẩm Phô khiến tim tôi ngừng đập mất mấy giây . Mãi một lúc tôi mới mở lời nổi, nửa mừng nửa giận nên miệng méo xệch:
– Tôi cứ tưởng Cẩm Phô không tới .
– Sao anh lại nghĩ vậy?
Cẩm Phô hỏi, nó đứng xuống đất và dựa xe vào gốc lê- ki- ma .
– Tôi đợi Cẩm Phô hơn một tiếng đồng hồ rồi!
Tôi cũng dựng xe lại chỗ cũ và đáp, cố giữ giọng ôn hòa nhưng không được. Câu nói của tôi hàm ý trách cứ rõ rệt.
Nhưng Cẩm Phô chẳng tỏ vẻ gì áy náy vì đã đến trễ . Thậm chí nó còn cười:
– Ai bảo anh đến sớm làm chi!
– Cẩm Phô đến trễ thì có! – Tôi giận dỗi – Tôi hẹn một giờ mà giờ này Cẩm Phô mới đến!
– Anh hẹn hai giờ kia mà! – Mắt Cẩm Phô tròn xoe .
– Ai bảo hai giờ? – Tới phiên tôi chưng hửng.
Cẩm Phô chớp mắt:
– Anh Cường. Cẩm Phô thấy ảnh giơ hai ngón tay . Chẳng lẽ hai ngón tay không phải là hai giờ?
Nếu thủ phạm là Phú ghẻ, tôi đã chửi toáng lên “cái đồ ghẻ ngứa” rồi . Nhưng thằng Cường thì tôi chưa nghĩ ra một biệt danh xấu xa nào để gán cho nó . Vì vậy, lúc này tôi tức đến ói máu vẫn phải nuốt cục giận vào bụng. Tôi nhìn Cẩm Phô, cười gượng gạo:
– Ờ, ờ, hai ngón tay thì đúng là hai giờ rồi! Cẩm Phô thông minh ghê!
– Anh mới thông minh! Anh không những thông minh mà còn mà mãnh!
Chắc Cẩm Phô tưởng tôi nghĩ ra cái trò dùng ngón tay làm ký hiệu như vậy . Nó đâu có biết chính thằng Cường mới là tác giả của phương pháp liên lạc này . Và Cường đã vịn vào đó để chơi tôi một vố đau điếng.
Sau cuộc hẹn với Cẩm Phô, tôi tức tốc phóng xe tới nhà Cường. Tôi không tin sẽ tóm được nó vì sau khi gạt cho tôi ngồi ê mông trong quán bà Thường, nó thừa biết tôi sẽ đi tận chân trời góc bể để tìm nó .
Nhưng khác với dự đoán của tôi, Cường không thèm lánh nạn. Nó vẫn ngồi lì ở nhà, thậm chí thấy tôi tới, nó còn nhe răng cười:
– Thích hén!
– Thích cái đầu mày! – Tôi hầm hầm.
Cường giật thót:
– Mày sao vậy? Bộ Cẩm Phô không tới hả?
– Tới! – Giọng tôi vẫn lạnh băng.
Cường ngơ ngác:
– Tới sao mày chửi tao?
Tôi không thèm trả lời Cường. Mà hỏi “đốp” ngay:
– Hôm qua mày bật mấy ngón tay?
– Thì tao đã nói rồi . Một ngón.
– Vậy sao hồi trưa hai giờ Cẩm Phô mới tới?
Cường liếm môi:
– Làm sao tao biết được! Có thể nó bận chuyện nhà!
– Bận cái mốc xì! – Tôi hừ giọng – Nó bảo nó thấy mày đưa hai ngón tay!
Vừa nói tôi vừa chồm tới khiến Cường vội bước lui một bước và kêu lên:
– Tao chỉ giơ có một ngón hà!
Tôi nghiến răng:
– Mày thề đi!
– Thề thì thề chứ sợ cóc gì! – Đang hùng hổ, Cường đột ngột nhíu mày – À, à, tao nhớ rồi! Như vậy là hôm qua tao giờ trước sau tổng cộng hai ngón!
– Hai ngón là hai ngón chứ “trước sau tổng cộng” là cái khỉ khô gì!
Cường gãi cổ phân trần:
– Thoạt đầu tao chỉ giơ ngón trỏ, ý nói mày hẹn một giờ .. Nhưng rồi sợ ra hiệu như vậy nó vắn tắt quá, tao mới giơ thêm ngón giữa chỉ chỉ về hướng nam ngầm bảo mày hẹn nó trong quán bà Thường.
Nghe Cường giải thích, tôi không biết mình nên cười hay nên khóc. Có lẽ là nên cười . Vì mẹ tôi từng bảo: con trai khóc trông xấu lắm!
Chương 11
T ừ khi “gài” thằng Cường làm “gián điệp”, tôi gặp Cẩm Phô dài dài.
Cường vẫn nói chuyện với Cẩm Phô bằng ngôn ngữ của… những ngón tay nhưng sau tai họa tày đình kia, nó không còn dám lạm dụng thứ ngôn ngữ bí hiểm này vào những mục đích bừa bãi nữa. Cường thôi chỉ trỏ lung tung. Bây giờ, những ngón tay đầy cấu ghét của nó chỉ đóng vai trò của những chiếc kim đồng hồ: ngón trỏ là một giờ, ngón trỏ giữa là hai giờ, ngón trỏ đưa lên ngón giữa gập xuống là một giờ rưỡi…
Dĩ nhiên không phải lúc nào Cẩm Phô cũng hoan hỉ đáp lại lời hẹn hò của tôi. Những lúc bận chuyện gì không đi được, nó trả lời bằng cách đưa tay lên vuốt tóc. Cẩm Phô dặn tôi như vậy.
Bữa nào Cẩm Phô vuốt tóc, Cường hộc tốc đến nhà tôi.
– Hỏng bét rồi!
– Có chuyện gì vậy?
– Bữa nay nó lại rờ đầu!
Thứ văn chương “thô thiển” của Cường bao giờ cũng khiến tôi nhăn mặt:
– Nó vuốt tóc thì bảo nó vuốt tóc, mày cứ nói rờ đầu nghe thấy ghê!
– Ghê gì đâu?
Tôi hừ mũi:
– Nghe cứ như thể đầu nó toàn là ghẻ chốc!
– Chứ gì nữa! – Cường nham nhở – Chính nó lây cho thằng Phú ghẻ nhà mình…
Tôi dậm chân dậm cẳng, không đợi Cường nói hết câu:
– Mày có xéo ngay đi không!
Thấy tôi phùng mang trợn mắt, Cường rụt cổ, lảng mất. Nhưng vài ngày sau nó lại mò đến, cười toe toét:
– Ngon lành! Bữa nay bật ngón tay xong, tao liếc chừng cả buổi, chẳng thấy