80s toys - Atari. I still have
Lời bài hát Việt Nam | Lyrics.vn

Trại Hoa Vàng

Trại Hoa Vàng - 5047 Lượt Xem
i ra thì không ai tin, chứ vô lớp mười rồi mà tôi chẳng có lấy một cái quần ra hồn để “diện” với thiên hạ. Năm ngoái, mẹ tôi may cho tôi ba cái quần, giữa năm học, hai cái đã biến thành giẻ lau nhà sau hai cơn giận dữ của ba tôi. Còn một cái duy nhất, tôi ráng kéo lê đến cuối năm. Nhưng bây giờ, cái quần “còn sống sót” đó chẳng vừa với tôi nữa. Nó đã trở nên chật chội so với cơ thể ngày càng phát triển của tôi.
Hồi đậu vô lớp mười trường Trần Cao Vân, tôi chắc mẩm để tưởng thưởng cho thành tích vô tiền khoáng hậu này của tôi, ba mẹ tôi sẽ dẫn tôi đi may thêm vài cái quần mới. Nào ngờ mẹ tôi vừa
đưa ra ý kiến thông minh đó, ba tôi đã gạt phắt:
– Dẹp! Tưởng gì chứ ba cái quần thì dẹp! Đi học chứ đâu phải đi thi hoa hậu mà se sua!
– Nhưng con mình hết quần mặc rồi!
– Hết quần thì lấy mấy cái quần của bà sửa lại cho nó mặc!
Tôi ngóc mỏ ngồi bên cạnh, nghe ba tôi phán một câu, miệng liền méo xệch. Niềm ao ước sắm sửa đồ mới của tôi phen này thế là đi tong! Trước nay, ba tôi vẫn thường để ý đặc biệt đến cách ăn mặc của tôi. Không hiểu nghe lỏm được ở đâu, ông cứ đinh ninh chuyện quần áo luôn luôn liên quan chặt chẽ đến tính khí con người. Hễ ăn mặc giản dị, thanh bần mới là người chăm học. Còn ai quần áo đẹp đẽ đều bị ông liệt vào hạng đàn đúm, ăn chơi. “Mốt miếc, ” ông càng ghét tợn. Năm ngoái, thanh niên toàn thì trấn đều mặc quần ống chật, cỡ 16 – 18 li, ông bắt tôi may quần 28 li, đi quét đất hệt như bà nội tôi. Ngày đi may đồ mới, cả thế giới ai cũng hồi hộp vui mừng, chỉ riêng tôi là khóc nức nở.
Đã vậy, hôm tôi đi lấy quần về, ông còn lấy ra đo lại, miệng đe:
– Ống quần của mày mà chật đi một li là tao xé ngay tại chỗ! Cho mày mặc quần xà lỏn vô lớp luôn!
Tính khí ba tôi như vậy nên khi ông bác thẳng thừng đề nghị bác ái của mẹ tôi, tôi cay đắng hiểu rằng số phận của tôi đã được định đoạt. Kiếp này tôi chỉ được mặc loại quần áo may bằng “vải tái sinh”!
Nỗi đau khổ của tôi không chỉ có thế. Nếu được thừa kế những món đồ phế phẩm của ba tôi, dù sao tôi cũng còn dễ chịụ Đằng này phải mặc những chiếc quần sửa lại từ những chiếc quần ống rộng thùng thình của mẹ tôi thì quả thật mất mặt nam nhi.
Đã vậy, quần đàn bà con gái đáy dài thườn thượt, không cách gì rút ngắn lại được. Lưng mẹ tôi lại nhỏ hơn lưng tôi, muốn mặc vừa tôi phải nới lưng quần rạ Khổ nỗi, màu vải bên trong và màu vải bên ngoài đậm lợt khác nhau, do đó khi nới ra, sau mông tôi xuất hiện một cái hình tam giác to tổ bố, hệt như mũi tên chỉ dẫn: “nơi đây là đầu ra”! Chỉ nghĩ đến mỗi chuyện đó thôi, tôi đã muốn chui ngay xuống đất.
Khi soi gương để mặc quần áo, thiên hạ đều đứng đàng hoàng tử tế. Chỉ có tôi là đứng quay lưng lại tấm kiến gắn trên cửa tủ và ngoảnh đến sái cả cổ để nhìn ngắm và nguyền rủa không ngớt lời cái “mũi tên” khốn khiếp kia.
Suốt mấy ngày liền, tôi đã đem cái “hình tam giác” không mời mà đến đó ra sau vườn phơi nắng phơi gió, thậm chí tôi vùi nó vào trong đất trong cát hàng buổi nhưng nó vẫn nhất quyết không chịu điệp màu với phần còn lại của cái quần “gia truyền” khủng khiếp.
Cuối cùng, không nén được, tôi đánh liều lên tiếng trong bữa cơm:
– Con không mặc quần của mẹ đâu!
Ba tôi trừng mắc:
– Vải tốt vậy mà mày chê hả? Hay là mày không thích mặc đồ cũ sửa lại?
– Không phải vậỵ Nhưng con thích mặc quần của ba hơn. Quần của mẹ nó chật chội sao ấy!
– Tao chỉ có hai cái quần để thay ra thay vô, sửa lại cho mày, tao lấy gì tao mặc?
Tôi cười cầu tài: – Thì ba may quần mới cho le lói với người ta!
– Tiền đâu mà may hở con? – Ba tôi chép miệng – Lúc trước có bao nhiêu tiền dành dụm, tao đã dốc ra mua chiếc xe cho mày rồi. Mới đây, mừng mày thi đậu, tao lại vét sạch tiền của mẹ mày để tiệc tùng chiêu đãi bà con, bằng hữu xa gần. Bây giờ nghe lời mẹ mày mua sắm quần áo thì nhà mình chỉ có nước nhịn ăn thôi, con ạ!
Mỗi lần ba tôi quát tháo hay giở “quyền cước” ra với tôi, tôi vừa sợ nhưng lại vừa tức. Những lúc đó, nếu có thêm một chút xíu dũng khí, tôi sẵn sàng ngoác mồm cãi lại. Nhưng khi ông hạ giọng tâm sự – thường là hiếm hoi – tôi lại hết ham nói tới nói lui. Như lúc này chẳng hạn, nghe ông than thở về “gia cảnh” một hồi, ý chí đấu tranh vì quyền lợi ăn mặc của tôi bỗng nhiên tắt ngấm.
Tôi biết gia đình tôi dạo này đang gặp khó khăn. Công việc làm ăn của ba tôi dường như đang trì trệ. Ngày nào mặt ông cũng đỏ bừng nhưng không phải do ngồi hàng giờ bên lò nấu như trước đây mà vì lúc này rảnh rỗi, ông ưa chén thù chén tạc. Quán nước của mẹ tôi cũng chẳng khấm khá gì. Quán gần như nằm trong hẻm nên khách khứa chẳng bao nhiêu, chỉ quanh đi quẩn lại mấy mgười quen trong xóm.
Càng nghĩ ngợi, tôi càng buồn phiền. Ăn cơm xong, tôi bỏ ra vườn hoa ngồi một mình gặm nhấm nỗi buồn của con nhà nghèo khó. Tôi quên bẵng “nỗi đau hình tam giác”. Tôi biết tôi chẳng thể đòi hỏi ba mẹ tôi hơn nữa. Để thoát khỏi cảnh ngộ này, tôi phải cố học cho thật giỏi. Học giỏi mới đỗ đạt thành tài, mới làm ra tiền mua sắm quần áo, còn dư thì giúp cha mẹ. Dư nữa thì cho nhỏ Châu một ít. Vẽ vời trong đầu thì huy hoàng như vậy, nhưng khi nghĩ đến chuyện phải học giỏi, tự nhiên tôi đâm mất khí thế, chỉ muốn thối lui.
Nhưng trong khi chờ đến ngày đó, nếu quả thật có cái ngày đẹp đẽ đó, tôi vẫn phải đi học với chiếc quần khủng khiếp của mẹ tôi.
Buổi sáng tựu trường, sau khi dậy sớm và đứng nhăn nhó hàng giờ trước gương, tôi phóc lên xe đạp ra khỏi nhà với một tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì năm nay tôi được vào lớp mười trường Trần Cao Vân, lại được tung tăng khoe mẽ trên chiếc Huy Chương Vàng sáng: De, buồn vì sau lưng tôi vẫn đeo đẳng cái hình tam giác chết tiệt kia.
May làm sao khi tôi vào trường, tụi bạn mải xúm xít lại ngắm nghía vuốt ve chiếc Huy Chương Vàng nên chẳng đứa nào kịp để ý đến cách phục sức không giống ai của tôi. Mãi đến khi xếp hàng chào cờ, thằng Minh sún, một đứa năm ngoái học cùng lớp với tôi, mới phát hiện ra hai ống quần lòa xòa của tôi. Nó la bài hãi giữa sân trường:
– Trời đất! Bộ mày tính lăng- xê mốt mới hả Chuẩn?
Nghe cái miệng nó oang oang, tôi hoảng hốt nhảy ngay vào hàng, lần tuốt xuống đứng dưới đuôi, không để nó kịp phát hiện thêm bất cứ điều gì nữa.
Nhưng tránh được Minh súng, tôi vẫn chưa hết lo. Lớp tôi học năm nay là lớp 10A1, mỗi lần xếp hàng chào cờ phải đứng trên cùng. Nối đuôi phía sau là tụi 10A2, 10A3, 10A4. Tôi thuộc loại lớn con nhất lớp, phải đứng tít đằng sau đuôi. Và trong cái vị trí bất lợi đó, ngay từ buổi chào cờ đầu tiên của năm học, tôi đã phải loay hoay khổ sở cố nghĩ ra cách nào để khỏi phải “triển lãm” cái “tam giác vàng” của mình trước mặt bọn con gái lớp 10A2 đứng sát đằng sau.
Tính tới tính lui một hồi, tôi làm bộ lơ đãng chắp tay ra sau lưng, ngầm che cái chỗ chết tiệt đó lại.
Quả như tôi dự đoán, tụi con gái phía sau chẳng hay biết gì hết. Tôi dỏng tai nghe ngóng, thấp thỏm chờ một tiếng khúc khích nhưng chẳng thấy động tĩnh gì.
Tưởng mọi sự trót lọt, nào ngờ khi bài quốc ca vừa dứt, bọn học trò đang rục rịch chuẩn bị vào lớp, thầy giám thị đột nhiên bước lại chỗ lớp tôi.
– Em kia! Ra đây!
Thầy thìn

Lời bài hát mới nhất

Xem thêm 

Lời bài hát yêu thích nhất

Xem thêm