Mục lục:
Chương 1: Ứng nghiệm
Chương 2: Di chúc
Chương 3: Âm mưu và thủ đoạn
Chương 4: Cố nhân
Chương 5: Đại tỉ Thiên Ân
Chương 6: Ngày không bình yên
Chương 7: Cá cược
Chương 8: Bất ngờ
Chương 9: Phúc bất trùng lai – Họa vô đơn chí
Chương 10: Cõng
Chương 11: Hai vị khách
Chương 12: Yêu quá ắt sẽ hóa hận
Chương 13: Sét đánh ngang tai
Chương 14: Đã là một năm sau
Chương 15: Giết người không đền mạng
Chương 16: Ai cũng không được
Chương 17: Bão về
Chương 18: Bão chưa qua
Chương 19: Rung động
Chương 20: Kẻ đáng sợ
Chương 21: Người nhà
Chương 22: Thất tình
Chương 23: Đã không còn nữa
Chương 24: Tự tử
Chương 25: Tiếp máu
Chương 26: Tuyên bố chia tay
Chương 27: Đêm ca nhạc từ thiện
Chương 28: Bắt cóc
Chương 29: Lời hứa
Chương 30: Trò chơi của người quá cố
Chương 31: Chín… mười
Ngoại truyện 1: Đỏ tình đen bạc
Ngoại truyện 2: Vệ sĩ nhí
Cuối cùng đọc xong nếu thấy hay thì xin 1 like nhé! Còn nếu không hay chịu khó cm góp ý. Nếu chỉ có lượng view tăng mà không có like hoặc cm thì không post nữa.
Chương 1: Ứng nghiệm
Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái lưu manh tên là Lã Thiên Ân.
Trước khi kể tiếp, tôi muốn các bạn biết rằng đây không phải là một câu chuyện cổ tích. Nó một trăm phần trăm là câu chuyện hiện đại ở thế kỷ hai mốt. Vậy tại sao tôi lại bắt đầu bằng câu “ngày xửa ngày xưa” – Câu nói kinh điển dùng để mở đầu bất cứ một câu chuyện cổ tích nào?
Tại sao ư?
Vì tôi muốn nó thần kỳ giống một câu chuyện cổ tích chăng?
Có thể.
Vì tôi muốn gây ấn tượng cho câu chuyện?
Nhiều phần trăm.
Nhưng cái lý do lớn nhất đó là cô gái lưu manh này có hoàn cảnh khá giống một nhân vật cổ tích được yêu thích – Lọ Lem. Thế nên tôi chọn cách bắt đầu câu chuyện giống như truyện “Cô bé Lọ Lem” để kể về nàng Lọ Lem đường phố của tôi.
Một Lọ Lem không nhu mì, chẳng đảm đang, chưa bao giờ tháo vát. Một Lọ Lem tin vào những điều kỳ diệu nhưng không tin vào bà tiên. Với cô, những điều kỳ diệu là do tự mình tạo ra. Đừng trông chờ thứ từ trên trời rơi xuống! Ngu ngốc nhất là dựa dẫm vào một niềm tin phi thực tế.
Lọ Lem đường phố – Cô gái lưu manh, trong từ điển của cô không có hai từ “cam chịu”. Cô mạnh mẽ và vô cùng ngạo mạn. Ông trời thử thách cô? Cô sẽ thách thức ngược lại. Làm tổn thương cô? Cô sẽ đạp bẹp tất cả tổn thương. Một Lọ Lem không cho phép ai đứng trên đầu mình mà sai bảo.
Viết về Lọ Lem thì không thể không nhắc đến bạch mã hoàng tử. Thế nhưng Lọ Lem của chúng ta lại là người đặt tình yêu sau nhiều thứ. Với cô, tình yêu không quá quan trọng và cũng chẳng phải là tất cả. Tương lai mới là thứ phải bỏ nhiều công sức.
Nói bấy nhiêu đó đủ rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu câu chuyện thôi nào!
Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái lưu manh tên Lã Thiên Ân. Giống như bao cô gái lưu manh khác, trước khi trưởng thành thì cô là một đứa trẻ và chắc chắn rằng cô có một tuổi thơ, một tuổi thơ mà nói là vui cũng đúng mà nói buồn thì cũng chẳng sai. Nhưng dù sao nó cũng đã trôi qua nên hãy thôi nhắc lại quá khứ.
Và hôm nay chính là ngày số phận của Lọ Lem được ứng nghiệm vào cô – Ngày ba cô mất.
Những lẵng hoa tươi đủ màu sắc rực rỡ đặt khắp nhà như để làm rõ hơn nét héo úa trên gương mặt những người đang đội chiếc khăn tang. Khói nhang trầm bay nghi ngút làm căn nhà có phần mờ ảo, ảm đạm. Cảm giác mất mát thê lương bủa vây mọi ngóc ngách trong ngôi nhà.
Trên bàn thờ, đặt ngay trước linh cữu là tấm hình người đàn ông có gương mặt phúc hậu cười hiền từ. Trong chiếc quan tài láng bóng còn thơm mùi sơn PU, cũng chính người đàn ông đó đang nằm duỗi thẳng hai chân, hai tay đan trước ngực, gương mặt bình thản với đôi mắt đã nhắm mãi không bao giờ mở ra.
Mọi người đều quá mệt mỏi vì đã khóc quá lâu, chỉ có hai người lì lợm vẫn còn quỳ dưới đất khóc rũ rượi như sợ người ta không biết mình đau lòng.
Một trong số đó là người không thể thiếu trong việc làm nên cuộc đời Lọ Lem – Bà mẹ kế – Nguyễn Ánh Mai. Bà đang gục đầu vào vai cô con gái của mình mà gào thật to, gương mặt nhăn nhó quằn quại để người ta không thể nhìn thấy rằng mắt bà không hề có một giọt nước mắt nào.
Bên cạnh bà, người đang bị mẹ mình gục đến rã vai là cô con gái ruột – Lã Uyên Đan. Một cô gái vô cùng duyên dáng và thướt tha. Đến cả cái cách lau nước mắt và nấc lên cũng duyên dáng và thướt tha. Dù sao cũng là cha ruột, những giọt nước mắt kia có thể tính là thật lòng.
Còn cô gái đang đứng phía xa dựa người vào bức tường, gương mặt trơ ra như gỗ đá, chẳng có vẻ gì là đau buồn trước cái chết của ba ruột chính là cô gái của chúng ta – Lã Thiên Ân.
Bà con họ hàng xì xào chỉ trỏ không ít. Những câu hỏi kiểu như “Ba mất mà sao con bé vẫn tỉnh bơ vậy?” cứ lạo xạo bên tai cô.
“Chết tiệt! Muốn biết thì tới hỏi thẳng tôi này, ở đó bàn tán thì có thể tìm ra câu trả lời sao?” – Ân lẩm bẩm, đôi mắt cơ hồ ánh lên vẻ khó chịu.
Rời khỏi bức tường, với những bước chân lững thững, cô tiến về phía quan tài.
Không quỳ, không khóc, một nén nhang cũng không đốt, cô đứng trơ ra nhìn chằm chằm vào người đàn ông đã trút hơi thở mười hai tiếng trước.
__Nhắm mắt xuôi tay rồi là có thể thảnh thơi chứ gì! Giỏi thì dậy mà sống tiếp đi. Nằm đấy làm gì? Muốn xem mọi người khóc hết nước mắt à? Đồ xấu xa!__
Sau một hồi nhìn không chớp mắt, Ân quay người bỏ về phòng mình. Họ hàng nội ngoại lại được thêm một phen xì xào.
Quả nhiên như lời đồn, con gái lớn của Lã chủ tịch có dung mạo và khí chất y như… phù thủy.
Tiếng bàn tán còn đang rộ lên thì Ân xuất hiện trong bộ đồng phục trường Thiên Hạ. Một tay bỏ túi áo khoác, tay kia giữ cái quai cặp đang được khoác sau lưng.
“Cháu muốn đi đâu vậy?” – Thấy Ân tiến về phía cửa lớn, bà bác vội lại gần.
“Bà không thấy cháu mặc đồng phục à?” – Bất ngờ xoay người lại nhìn thẳng vào bà bác, Ân chau mày.
“Ba cháu mới mất mà cháu muốn đi học sao?” – Bà bác có vẻ không vừa ý.
“Thế không cần học nữa à? Ở lại thì ba cháu sẽ sống lại sao?” – Ân nhướn mày nhìn bà bác của mình. Thấy bà không thể thốt lên lời nữa, cô khẽ cúi đầu rồi xoay người bỏ đi.
Nhìn theo bóng Ân, bà bác chậm rãi lắc đầu. Sự tức giận trong ánh mắt nhanh chóng bị thay thế bằng tia nhìn thương cảm.
__Không có mẹ bên cạnh nên tính tình kỳ quái. Đáng thương thật!__
Ân là thế, ánh mắt thờ ơ, nét mặt vô cảm, ăn nói khó nghe. Mặc kệ người khác nghĩ gì về mình, cô vẫn bình thản như không.
Trung học cơ sở Thiên Hạ là ngôi trường điểm hàng đầu Đà Lạt. Đầu vào lấy điểm rất cao vì thế học sinh khá ít và chất lượng học tập thì vô cùng đảm bảo. Học sinh của trường chính là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà hảo tâm muốn đài thọ cho nhân tài ra nước ngoài du học.
Trong trường, mỗi khối có sáu lớp và hệ thống lớp học được chia theo năng lực học tập. Cao nhất là lớp A, gồm những học sinh có thành tích gần như tuyệt đối về các môn và hạnh kiểm tốt. Thấp nhất lớp F, là những học sinh học giỏi nhưng không đều các môn và có chút quậy phá.
Mỗi tháng, trường đều tổ chức một cuộc thi đánh giá lại năng lực học tập và xếp lại lớp học. Với truyền thống này, học sinh không học cố định một lớp lâu vì bảng xếp hạng thường thay đổi liên tục. Tuy nhiên, cái tên luôn giữ vị trí đầu bảng lại không hề thay đổi