Hoàng phi: Sở đặc công số 11 (Sở Kiều truyện) – Phần 2 - Truyện Teen - thichdoctruyen.yn.lt
Polly po-cket

Hoàng phi: Sở đặc công số 11 (Sở Kiều truyện) – Phần 2 (xem 78499)

Hoàng phi: Sở đặc công số 11 (Sở Kiều truyện) – Phần 2

rong chuyện ta kể, ngoài mặt là sự tranh đấu quyền lãnh đạo giữa hai thế lực, trên thực tế chính là sự đối kháng giữa hai tư tưởng. Dân chúng Bắc Yến, bản thân bọn họ còn chưa hề có ý thức về tự do thì làm sao có thể mượn lực dân chúng đối đầu với Bắc Yến vương? Vì vậy, thất bại là kết cục đã sớm được định trước của Đại Đồng Hành rồi.”


*Hoa Hạ là tên cũ chỉ đất nước Trung Quốc


Ba người nghe nói thì liên tục gật đầu, mặc dù Thanh Thanh và Bình An căn bản chẳng hiểu gì cả.


Đa Cát cẩn thận suy ngẫm, tựa như muốn ghi tạc từng lời Sở Kiều nói vào lòng. Một lúc lâu sau, cậu đột nhiên trở nên mất tinh thần, chán nản hỏi Sở Kiều: “Tiểu thư, theo như lời người nói thì, thể chế mà Mao nguyên soái muốn thành lập, căn bản không thích hợp với xã hội hiện tại của chúng ta, có đúng không?”


“Ừ.”


“Vậy tự do bình đẳng gì đó đều chỉ như mộng ước phù du mà thôi.”


Nhìn thấy dáng vẻ như đưa đám của cậu thiếu niên, Sở Kiều khẽ cười, dịu dàng nói: “Cũng không hẳn, lưu truyền tư tưởng không phải là chuyện một sớm một chiều. Tất cả đều cần một người mở đường, hôm nay em không thể khích lệ toàn bộ người trong thiên hạ cùng em hoàn thành nó, nhưng em vẫn có thể thử ảnh hưởng một nhóm người, truyền bá tư tưởng này ra ngoài. Giống như một mồi lửa dần dần lan ra, lửa lan trên đồng cỏ, một ngày nào đó sẽ khiến cả cánh đồng bốc cháy.”


Đa Cát thoáng sững sờ rồi buột miệng hỏi: “Tiểu thư, những lời này của người, có thể viết thành sách không?”


Sở Kiều vỗ vỗ đầu cậu, cười nói: “Trẻ con rất dễ dạy .”


Đa Cát vui vẻ hoan hô một tiếng, cậu rất ít khi có hành động trẻ con như vậy, hết sức kích động nói: “Ta hiểu rồi, chiến tranh chỉ là mồi dẫn, cách mạng cần nền tảng, xã hội muốn tiến bộ thì đầu tiên phải truyền bá tư tưởng trước.”


Mai Hương tiến đến đưa cho cậu chén nước ô mai, nhướng mày nói: “Xem em cao hứng chưa kìa, đầu đầy mồ hôi. Trước khi bắt đầu truyền bá tư tưởng thì uống nước ô mai đi đã, không nước hết lạnh thì uổng phí tâm huyết của ta.”


Tất cả nghe nói thì đồng loạt cười thành tiếng, khuôn mặt tuấn tú của Đa Cát hơi đỏ lên, ngượng ngùng ngồi xuống.


Trời tối hẳn, Sở Kiều trở về phòng, bọn Bình An chơi đùa thêm một lúc mới trở về đi ngủ.


Đêm khuya có mưa nhẹ, Sở Kiều tựa bên cửa sổ nhìn ra màn mưa lất phất bên ngoài, thấy phòng Đa Cát vẫn còn sáng đèn thì không khỏi mỉm một nụ cười.


Nháy mắt mà một năm rưỡi đã trôi qua.


Ngày đó sau khi rời khỏi Đường Kinh, nàng đi chưa được bao xa đã bị ba đứa nhóc vốn đang ở trong Mật Hà cư đuổi kịp, bất đắc dĩ phải dẫn bọn họ theo cùng.


Bởi vì tay chân đùm đề trẻ con như vậy, Sở Kiều đành từ bỏ mơ ước phiêu bạc tứ phương của mình. Nàng đến phía nam Biện Đường, tìm một thành trì nhỏ yên tĩnh nhưng có phong cảnh xinh đẹp lưu lại. Nơi này khí hậu ấm áp, cuộc sống yên bình, bởi vì gần với hoàng lăng ở Mi Sơn nên trị an rất tốt, ít có cường đạo thổ phỉ.


Hơn nữa nơi này còn là quê hương của lão tiên sinh Nho giáo nổi danh thông thái khắp Biện Đường là Thẩm Mặc Bạch, nên thường xuyên có thư sinh tìm đến bái kiến Thẩm tiên sinh, thuận đường thăm thú cảnh sắc sơn thủy tựa tranh vẽ của tòa thành nhỏ bé này.


Qua một thời gian dài, thành trì này liền được đổi tên thành thành Học Phủ.


Sau khi Sở Kiều dẫn nhóm Mai Hương vào thành liền mua một khách điếm bắt đầu kinh doanh.


Một là để che giấu tai mắt người đời, dù sao thì một nữ nhân mang theo một nha hoàn cùng ba đứa trẻ mà sống thoải mái thật sự có hơi nổi bật. Hai là cũng để có việc làm tìm vui, nếu cả ngày chỉ ăn với ngủ thì quả thực sẽ chán chết.


Mặc dù kiếm tiền không phải là mục đích chính nhưng nhờ phương thức quản lý mới lạ, điều kiện vệ sinh ưu việt và vị trí đắc địa mà khách điếm Học Tử của Sở Kiều dần trở nên nổi tiếng. Phàm là du khách từ bên ngoài vào thành sẽ chọn khách điếm của nàng làm nơi dừng chân đầu tiên, nhất là hai mùa thi xuân thu, luôn chật ních người, làm ăn hết sức phát đạt.


Thời gian trôi qua như bay, có một hôm chải tóc khi vừa tỉnh dậy, Sở Kiều đột nhiên phát hiện thái dương có tóc bạc. Mai Hương càu nhàu nói là vì nàng không ăn ngủ tử tế. Sở Kiều mỉm cười, quay sang nhìn tóc mai bên còn lại, cũng có vài sợi bạc.


Thân xác già yếu là chuyện không ai tránh được, cho dù hiện tại chỉ mới hai mươi mốt, nhưng nhiều năm bôn ba chiến trường và vô số lần phiêu bạc nơi băng thiên tuyết địa đã khiến thân thể trẻ tuổi của Sở Kiều mắc nhiều chứng bệnh. Những vết thương cũ mỗi lần trở trời sẽ đau thấu xương, đầu gối và các khớp ngón tay sẽ như bị vùi trong tuyết, luôn cứng lạnh như băng, tuy cực nhỏ nhưng khóe mắt nàng đã bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, tinh thần cũng càng ngày càng xấu, hơi lao lực liền sẽ mệt mỏi muốn ngủ.


Sở Kiều chân chính trở thành một ấm thuốc, toàn thân chỗ nào cũng có vấn đề, gần như tháng nào bệnh cảm sốt cũng đến viếng thăm. Nhiều khi nằm trên giường, cảm nhận bệnh tật hành hạ, nàng thậm chí từng không biết thân thể này có phải của mình hay không, cảm giác toàn thân cứng ngắc như tượng gỗ bị va đập sắp vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ.


Cũng may nhịp độ cuộc sống đã trở nên bình ổn, không còn chiến tranh máu lửa, không còn cảnh chết chóc tàn khốc, không còn mưu đồ ám chiêu khó lường, lòng nàng dần trở nên yên tĩnh tựa như một hồ nước, qua biến động cũng sẽ trở lại trạng thái phẳng lặng.


Hơn một năm này, nàng rất ít khi thăm hỏi thế sự bên ngoài. Nhưng bởi vì bản chất của việc kinh doanh khách điếm, người đến người đi không ngừng, hơn nữa bọn nhỏ thấy hứng thú nên nàng cũng nghe được khá nhiều tin tức.


Ví như hôn sự của Tứ công tử Gia Cát gia và Trưởng công chúa Nạp Lan Hồng Diệp của Hoài Tống. Nghe nói sau khi trở lại Đại Hạ, Gia Cát Nguyệt đã rất sảng khoái đồng ý hôn sự này. Nhưng khi quần thần Đại Hạ đang vỗ tay ăn mừng thì Gia Cát thiếu gia lại móc ra một tờ hôn thiếp, tuyên bố bản thân đã có chính thê ở Thanh Hải, theo tổ huấn thì cho dù Nạp Lan trưởng công chúa vào cửa cũng chỉ có thể làm thiếp, có sinh con cũng chỉ được nâng lên thành thứ phu nhân.


Sứ giả Hoài Tống nghe nói liền tức giận quát mắng mấy câu rồi bỏ về. Sự kiện vốn như tảng đá kích ngàn con sóng dưới bàn tay cao minh của Gia Cát Nguyệt liền trở thành cục sỏi ném vào hồ, thoáng cái đã chìm nghỉm trong gió êm sóng lặng.


Kế đó, là chuyện Thất hoàng tử Triệu Triệt được Gia Cát đại tư mã toàn lực ủng hộ trở về từ biên cương phía Bắc, mang theo năm mươi vạn nô lệ kỵ binh tù binh sau khi bình định phản loạn mở rộng biên giới. Triệu Triệt và Gia Cát nguyệt một xướng một họa, dễ dàng phá hủy vị thế độc tôn của Triệu Dương trên triều.


Cùng lúc đó, Bắc Yến tất nhiên không có ngày lành, Biện Đường đóng cửa thủy lộ Nam Cương ngăn trở thông thương kinh tế giữa Bắc Yến và Hoài Tống, mà Bắc Yến tạm thời lại không có năng lực gây chiến với Biện Đường, Thanh Hải và Đại Hạ hai mặt giáp công đã đủ khiến Bắc Yến khổ nói không hết rồi.


Cũng may Triệu Dương đang bận bịu tranh quyền với Triệu Triệt nên không quá chú trọng binh lực ở Nh

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Cho anh đi, giờ còn ai coi trọng chuyện trinh tiết nữa đâu

“Anh đền đời con gái cho em đi!”

Mẹ già hóa điên, con cái bỏ đi hết chỉ còn cô con dâu hầu hạ 14 năm

Phượng ẩn thiên hạ

Yêu qua mạng 7 ngày, gặp mặt được anh cho 50 triệu cô gái liền dâng hiến để rồi cuộc ân ái vừa kết thúc thì…