i các chi tiết rời rạc để ghép đủ thành một dữ liệu hoàn chỉnh.
Ông thợ cả hỏi tiếp: “Mi có nhớ gì không thế? Rõ ràng mấy bác sĩ ở trạm xá cũng xác định mi đã chết nên chúng tau mới đem đi chôn. Ai ngờ…”
Từng mảng kí ức ùa về… phải rồi, anh đã ra đi để né tránh cái bi kịch khủng khiếp của cuộc đời, vì không muốn tâm trí được an nhàn lấy một phút anh đã đến mỏ khai thác đá này làm công việc nặng nhọc để cho thân xác luôn mệt nhoài mà không nghĩ đến nỗi đau trong lòng nữa.
Hôm ấy, trong cái buổi nhập nhoạng tối, anh đang bổ cật lực những nhát cuốc lên mấy phiến đá chai lì. Bỗng dưng bức tường đá cao vút uy nghi rung lắc dữ dội. Phút sau hàng tảng đá lớn nhỏ rùng rùng đổ ập xuống người anh. Sau đó Vĩnh Uy không biết gì nữa cả và sau đó nữa là những ảo ảnh mông lung như thể một giấc mơ. Hình như anh đã ở một đám tang…
Trong khi Vĩnh Uy đắm mình trong những ký ức mờ nhạt thì mấy người thợ bên cạnh vẫn rì rầm nói chuyện và hỏi han. Anh ư ử rướn mình lên.
Thấy vậy người thợ cả vội đỡ Uy dậy, dựa vào thân hình vạm vỡ của mình.
Uy hỏi: “Đã bao lâu rồi? Tôi… đã bất tỉnh bao lâu rồi?”
Thằng thanh niên lanh chanh: “Bất tỉnh á? Ba hồn bảy vía ông anh thăng từ đời tám hoánh nào ấy chớ. Ngừng đập, ngừng thở rõ ràng…”
Một người nói: “Im mày!” Anh ta quay sang Uy. “Tính từ hôm cậu bị tai nạn đến giờ là ba ngày rồi.”
Nhất định là có chuyện không hay rồi, nghĩ vậy Uy thều thào trong hơi thở yếu ớt hỏi tiếp: “Điện thoại… điện thoại của tôi đâu?”
“Đồ đạc của mi vẫn để trong lán.”
Thế là họ lại khênh cáng lần theo lối cũ trở về, nhưng lần này là người sống.
Cầm được chiếc điện thoại trong tay Vĩnh Uy mở máy và lắng nghe từng lời nhắn thoại một từ cái ngày anh ra đi. Hàng trăm lời nhắn Lệ Na gửi hằng đêm anh đều nghe không sót một từ, bao nhiêu những lời từ tận đáy lòng và của cả mẹ anh nữa, những lời yêu thương bà mong anh về.
Cứ từng tin nhắn thoại như vậy cho đến giọng nói gần nhất chất nặng khổ đau – từ ba anh. Ông nói mẹ anh đã qua đời…
Uy buông rơi chiếc điện thoại. Đau đớn gào lên một tiếng xé ruột xé gan. Máu thịt như thể đứt rời từng khúc…
Chương 28: Mãi mãi chờ anh
Phòng bệnh buồn hiu. Từng vệt nắng mong manh len nhẹ vào không gian ngập trắng. Trần trắng, tường trắng và ga giường đương nhiên cũng trắng. Màu trắng tinh khôi vừa đơn côi vừa chói nhòa đôi mắt.
Na nằm đó, lọt thỏm trên chiếc giường bệnh rộng rãi, mỏng manh yếu ớt hơn cả tia nắng ngoài kia. Từng giọt dịch cứ chảy tí tách từ bình truyền treo cao, đều đều vào cơ thể qua cây kim găm trên cổ tay. Hơi thở nhẹ hơn cả sự chuyển dịch của không khí.
Chẳng rõ đã bao lâu rồi, ngày tựa tháng, tháng tựa năm. Na thấy mình nằm đây, đếm hoài, đếm hoài từng khắc, từng khắc một trôi qua mà như chẳng hề trôi qua. Vẻ như cuộc sống đã mãi lắng lại trong cõi chông chênh này.
Nhưng dù có mãi mãi như vậy, thời gian có trải dài đến tận cùng tựa như vạn vạn niên kỷ đã trôi xa hay là ngưng đọng nhưng đóng băng muôn kiếp thì em vẫn chờ anh, suốt đời suốt kiếp chờ anh. Chờ đợi trong cả cõi u mê, tối tăm mà em đang bị nhấn chìm này.
Làn mi cong cong chớp nhẹ, he hé nhìn những hạt bụi lửng lơ trong không khí. Đôi lúc tiếng động khẽ khàng từ cửa khiến Na chú tâm lắng nghe, một chút thôi bởi cô biết sẽ là ai đó trong số những người thân của cô hoặc là bác sĩ hay y tá… Họ đến nhiều làm gì cơ chứ. Na đâu muốn họ bận tâm vì mình, chỉ cần mọi người thay cô lo cho con trai bé bỏng đáng thương của cô là được.
Trí óc trống rỗng tạo cho cô một thói quen nhận biết được tiếng những bước chân của người này, người kia. Đâu hề có đâu những thanh âm vang trên nền đất trầm trầm mà dứt khoát… đâu hề thấy đâu dáng người cao lớn thẳng tắp với ánh nhìn thường hướng ngạo nghễ từ trên…
Những ngày này, trong cơn bệnh đau nhức mệt mỏi, trong trạng thái mê man, chán chường, Na thường hồi tưởng lại những chuyện xa xưa. Giờ mới hiểu được cái cảm giác của những người cao tuổi sắp lìa nhân thế. Ừ chuyện xa xưa, xưa lắm, như thể từ đời nào, kiếp nào. Đâu rồi những giây phút bên nhau êm đềm, những tiếng cười vang rộn sung sướng, đâu rồi những ngây ngất men say…
A! Lạ kì chưa cô từng muốn rời bỏ anh cơ mà, giờ sao cứ hối tiếc, cứ giày vò. Biết là những suy tư dằn vặt bản thân này sẽ như một thứ thuốc độc gặm nhấm và ăn mòn sức sống nhưng Na không thể ghìm lại để nó thôi cuốn phăng và hủy hoại mình đi…
Tiếng cạch mở cửa, từ từ, nhẹ nhàng. Na thót nhịp tim lại trong vài giây rồi lại thả đều đều, chậm chạp khi nghe ra những bước chân dịu nhẹ đang cố sức giữ êm hơn mức có thể. Là Duy Khang. Na khép chặt mi mắt hơn, mái đầu chếch về phía cửa sổ phòng bệnh, làm như đã chìm sâu trong giấc ngủ.
Anh cúi nhìn sắc mặt cô, rồi loay hoay chỉnh đường ống truyền dịch, liếc nhìn đường biểu thị nhịp tim và huyết áp trong máy.
Thoảng sau là tiếng chân nặng nề hơn bước vào. Là ông Thụy. Trong những ngày đầu khi Na mới nhập viên, khi ông Thụy ngồi túc trực bên giường bệnh, cô đã nói với ông rằng cô không phải con gái ông đâu. Nhất định không phải đâu mà. Cô và anh, không thể nào… Na cố kìm cảm xúc của mình lại để những đường sóng xanh không nhảy vọt khiến họ chú ý.
“Bệnh tình Na ngày một xấu đi, cháu sợ…” Duy Khang thì thầm, anh không dám nói tiếp ý nghĩ đang dấy lên trong đầu mình. “Nếu cậu ta về, nhất định tinh thần cô ấy sẽ khá lên. Bác vẫn chưa liên lạc được sao?”
Ông Thụy thở dài lắc đầu.
Bàn tay với ngón đeo nhẫn cứng lại. Bác sĩ nói bệnh tình của cô không nên tiếp xúc với những đồ vật kim lại nhưng cô nhất định không chịu tháo ra, bởi biết đâu bất chợt lúc anh trở về, anh sẽ nhìn thấy bàn tay trống trơn của cô… Na khép chặt rèm mi hơn để ngăn giữ những giọt nước mắt đau lòng đang muốn tuôn trào khi nghe những tiếng thở dài vô vọng từ hai người bên cạnh.
***
Cánh cổng lớn bề thế với những nét chạm khắc tinh xảo hiện lên trước mắt, hai bên trụ lớn đặt đôi sư tử đá trắng đục toát lên vẻ uy nghiêm như thể sinh linh có hồn. Về rồi, vậy là anh đã trở về rồi. Sau bao ngày đằng đẵng trôi xa cùng nỗi đau. Giờ trở về sao cơn đau vẫn chưa vợi mà còn nhân lên vô số âm ỉ, nhức nhối.
Chạm khẽ lên lớp đá mịn trên đường lượn hoa văn của cánh cổng anh bồi hồi niệm tưởng, ngôi nhà này, nơi anh sinh ra và lớn lên. Bao nhiêu kỷ niệm thân thương từ thuở bé ùa về, nơi chốn rộng thênh thang và quanh co ẩn dật này đã in hằn bao dấu chân tinh nghịch và ưa khám phá của anh. Nơi những đấng sinh thành của anh sống và trải nghiệm cuộc đời. Uy chẳng hiểu tự khi nào mình đã trở nên lạnh lùng vô cảm với chính những người ruột thịt của mình. Có phải đã quá muộn màng rồi không, người mẹ kính yêu thực sự đã lìa xa anh rồi sao. Mẹ ra đi và để lại nỗi ân hận, nuối tiếc này trong con có đúng không mẹ?
Cánh cổng rùng rùng chuyển động dạt sang hai bên. Uy chậm rãi đặt những bước chân trầm buồn trên mảnh đất trang viên gia đình. Con đường lát đá ngoằn ngoèo, quanh co xuyên qua những lùm cây rậm rạp. Này đây ẩn hiện ao cá rí rách với những chú cá ngũ sắc tuyệt đẹp, này kia hàng dừa xanh biếc với trái chín từng chùm. Xa xa mùi clo từ bể bơi thoang thoảng trong không khí, vẻ như lâu
Ông thợ cả hỏi tiếp: “Mi có nhớ gì không thế? Rõ ràng mấy bác sĩ ở trạm xá cũng xác định mi đã chết nên chúng tau mới đem đi chôn. Ai ngờ…”
Từng mảng kí ức ùa về… phải rồi, anh đã ra đi để né tránh cái bi kịch khủng khiếp của cuộc đời, vì không muốn tâm trí được an nhàn lấy một phút anh đã đến mỏ khai thác đá này làm công việc nặng nhọc để cho thân xác luôn mệt nhoài mà không nghĩ đến nỗi đau trong lòng nữa.
Hôm ấy, trong cái buổi nhập nhoạng tối, anh đang bổ cật lực những nhát cuốc lên mấy phiến đá chai lì. Bỗng dưng bức tường đá cao vút uy nghi rung lắc dữ dội. Phút sau hàng tảng đá lớn nhỏ rùng rùng đổ ập xuống người anh. Sau đó Vĩnh Uy không biết gì nữa cả và sau đó nữa là những ảo ảnh mông lung như thể một giấc mơ. Hình như anh đã ở một đám tang…
Trong khi Vĩnh Uy đắm mình trong những ký ức mờ nhạt thì mấy người thợ bên cạnh vẫn rì rầm nói chuyện và hỏi han. Anh ư ử rướn mình lên.
Thấy vậy người thợ cả vội đỡ Uy dậy, dựa vào thân hình vạm vỡ của mình.
Uy hỏi: “Đã bao lâu rồi? Tôi… đã bất tỉnh bao lâu rồi?”
Thằng thanh niên lanh chanh: “Bất tỉnh á? Ba hồn bảy vía ông anh thăng từ đời tám hoánh nào ấy chớ. Ngừng đập, ngừng thở rõ ràng…”
Một người nói: “Im mày!” Anh ta quay sang Uy. “Tính từ hôm cậu bị tai nạn đến giờ là ba ngày rồi.”
Nhất định là có chuyện không hay rồi, nghĩ vậy Uy thều thào trong hơi thở yếu ớt hỏi tiếp: “Điện thoại… điện thoại của tôi đâu?”
“Đồ đạc của mi vẫn để trong lán.”
Thế là họ lại khênh cáng lần theo lối cũ trở về, nhưng lần này là người sống.
Cầm được chiếc điện thoại trong tay Vĩnh Uy mở máy và lắng nghe từng lời nhắn thoại một từ cái ngày anh ra đi. Hàng trăm lời nhắn Lệ Na gửi hằng đêm anh đều nghe không sót một từ, bao nhiêu những lời từ tận đáy lòng và của cả mẹ anh nữa, những lời yêu thương bà mong anh về.
Cứ từng tin nhắn thoại như vậy cho đến giọng nói gần nhất chất nặng khổ đau – từ ba anh. Ông nói mẹ anh đã qua đời…
Uy buông rơi chiếc điện thoại. Đau đớn gào lên một tiếng xé ruột xé gan. Máu thịt như thể đứt rời từng khúc…
Chương 28: Mãi mãi chờ anh
Phòng bệnh buồn hiu. Từng vệt nắng mong manh len nhẹ vào không gian ngập trắng. Trần trắng, tường trắng và ga giường đương nhiên cũng trắng. Màu trắng tinh khôi vừa đơn côi vừa chói nhòa đôi mắt.
Na nằm đó, lọt thỏm trên chiếc giường bệnh rộng rãi, mỏng manh yếu ớt hơn cả tia nắng ngoài kia. Từng giọt dịch cứ chảy tí tách từ bình truyền treo cao, đều đều vào cơ thể qua cây kim găm trên cổ tay. Hơi thở nhẹ hơn cả sự chuyển dịch của không khí.
Chẳng rõ đã bao lâu rồi, ngày tựa tháng, tháng tựa năm. Na thấy mình nằm đây, đếm hoài, đếm hoài từng khắc, từng khắc một trôi qua mà như chẳng hề trôi qua. Vẻ như cuộc sống đã mãi lắng lại trong cõi chông chênh này.
Nhưng dù có mãi mãi như vậy, thời gian có trải dài đến tận cùng tựa như vạn vạn niên kỷ đã trôi xa hay là ngưng đọng nhưng đóng băng muôn kiếp thì em vẫn chờ anh, suốt đời suốt kiếp chờ anh. Chờ đợi trong cả cõi u mê, tối tăm mà em đang bị nhấn chìm này.
Làn mi cong cong chớp nhẹ, he hé nhìn những hạt bụi lửng lơ trong không khí. Đôi lúc tiếng động khẽ khàng từ cửa khiến Na chú tâm lắng nghe, một chút thôi bởi cô biết sẽ là ai đó trong số những người thân của cô hoặc là bác sĩ hay y tá… Họ đến nhiều làm gì cơ chứ. Na đâu muốn họ bận tâm vì mình, chỉ cần mọi người thay cô lo cho con trai bé bỏng đáng thương của cô là được.
Trí óc trống rỗng tạo cho cô một thói quen nhận biết được tiếng những bước chân của người này, người kia. Đâu hề có đâu những thanh âm vang trên nền đất trầm trầm mà dứt khoát… đâu hề thấy đâu dáng người cao lớn thẳng tắp với ánh nhìn thường hướng ngạo nghễ từ trên…
Những ngày này, trong cơn bệnh đau nhức mệt mỏi, trong trạng thái mê man, chán chường, Na thường hồi tưởng lại những chuyện xa xưa. Giờ mới hiểu được cái cảm giác của những người cao tuổi sắp lìa nhân thế. Ừ chuyện xa xưa, xưa lắm, như thể từ đời nào, kiếp nào. Đâu rồi những giây phút bên nhau êm đềm, những tiếng cười vang rộn sung sướng, đâu rồi những ngây ngất men say…
A! Lạ kì chưa cô từng muốn rời bỏ anh cơ mà, giờ sao cứ hối tiếc, cứ giày vò. Biết là những suy tư dằn vặt bản thân này sẽ như một thứ thuốc độc gặm nhấm và ăn mòn sức sống nhưng Na không thể ghìm lại để nó thôi cuốn phăng và hủy hoại mình đi…
Tiếng cạch mở cửa, từ từ, nhẹ nhàng. Na thót nhịp tim lại trong vài giây rồi lại thả đều đều, chậm chạp khi nghe ra những bước chân dịu nhẹ đang cố sức giữ êm hơn mức có thể. Là Duy Khang. Na khép chặt mi mắt hơn, mái đầu chếch về phía cửa sổ phòng bệnh, làm như đã chìm sâu trong giấc ngủ.
Anh cúi nhìn sắc mặt cô, rồi loay hoay chỉnh đường ống truyền dịch, liếc nhìn đường biểu thị nhịp tim và huyết áp trong máy.
Thoảng sau là tiếng chân nặng nề hơn bước vào. Là ông Thụy. Trong những ngày đầu khi Na mới nhập viên, khi ông Thụy ngồi túc trực bên giường bệnh, cô đã nói với ông rằng cô không phải con gái ông đâu. Nhất định không phải đâu mà. Cô và anh, không thể nào… Na cố kìm cảm xúc của mình lại để những đường sóng xanh không nhảy vọt khiến họ chú ý.
“Bệnh tình Na ngày một xấu đi, cháu sợ…” Duy Khang thì thầm, anh không dám nói tiếp ý nghĩ đang dấy lên trong đầu mình. “Nếu cậu ta về, nhất định tinh thần cô ấy sẽ khá lên. Bác vẫn chưa liên lạc được sao?”
Ông Thụy thở dài lắc đầu.
Bàn tay với ngón đeo nhẫn cứng lại. Bác sĩ nói bệnh tình của cô không nên tiếp xúc với những đồ vật kim lại nhưng cô nhất định không chịu tháo ra, bởi biết đâu bất chợt lúc anh trở về, anh sẽ nhìn thấy bàn tay trống trơn của cô… Na khép chặt rèm mi hơn để ngăn giữ những giọt nước mắt đau lòng đang muốn tuôn trào khi nghe những tiếng thở dài vô vọng từ hai người bên cạnh.
***
Cánh cổng lớn bề thế với những nét chạm khắc tinh xảo hiện lên trước mắt, hai bên trụ lớn đặt đôi sư tử đá trắng đục toát lên vẻ uy nghiêm như thể sinh linh có hồn. Về rồi, vậy là anh đã trở về rồi. Sau bao ngày đằng đẵng trôi xa cùng nỗi đau. Giờ trở về sao cơn đau vẫn chưa vợi mà còn nhân lên vô số âm ỉ, nhức nhối.
Chạm khẽ lên lớp đá mịn trên đường lượn hoa văn của cánh cổng anh bồi hồi niệm tưởng, ngôi nhà này, nơi anh sinh ra và lớn lên. Bao nhiêu kỷ niệm thân thương từ thuở bé ùa về, nơi chốn rộng thênh thang và quanh co ẩn dật này đã in hằn bao dấu chân tinh nghịch và ưa khám phá của anh. Nơi những đấng sinh thành của anh sống và trải nghiệm cuộc đời. Uy chẳng hiểu tự khi nào mình đã trở nên lạnh lùng vô cảm với chính những người ruột thịt của mình. Có phải đã quá muộn màng rồi không, người mẹ kính yêu thực sự đã lìa xa anh rồi sao. Mẹ ra đi và để lại nỗi ân hận, nuối tiếc này trong con có đúng không mẹ?
Cánh cổng rùng rùng chuyển động dạt sang hai bên. Uy chậm rãi đặt những bước chân trầm buồn trên mảnh đất trang viên gia đình. Con đường lát đá ngoằn ngoèo, quanh co xuyên qua những lùm cây rậm rạp. Này đây ẩn hiện ao cá rí rách với những chú cá ngũ sắc tuyệt đẹp, này kia hàng dừa xanh biếc với trái chín từng chùm. Xa xa mùi clo từ bể bơi thoang thoảng trong không khí, vẻ như lâu