Đọc Truyện Mắt Biếc - Truyện Teen - thichdoctruyen.yn.lt
XtGem Forum catalog

Đọc Truyện Mắt Biếc (xem 1827)

Đọc Truyện Mắt Biếc

mới lấy lọ dầu đem theo. Hà Lan biết thế nào Ngạn cũng bị u đầu.
Tôi bĩu môi:
- Xạo đi mày! Làm sao mày biết được?
- Biết chứ! Ngạn chuyên môn đánh nhau, lại chúa hay té, thế nào chẳng u đầu!
Hà Lan nói đúng quá, tôi hết đường cãi, đành phân trần:
- Nhưng hôm nay tao té là tại mày chứ bộ! Có mỗi một việc giữ thang mà mày làm cũng không ra hồn!
Trước sự hăng hái kết tội của tôi, Hà Lan xụi lơ:
- Ừ, tại Hà Lan.
Ánh mắt buồn bã của nó khiến tôi xốn xang khôn tả. Tôi bối rối nói:
- Thực ra thì… không phải tại mày đâu! Cái thang đổ là do tao. Tao cứ nhoài tới nhoài lui.
Thấy tôi sẵn lòng xóa tội cho nó, Hà Lan mừng lắm. Niềm vui của nó khiến tôi vui lây. Tôi liền hào hứng:
- Bây giờ mày ráng giữ thang cho chắc, tao trèo lên lấy trứng tiếp.
Hà Lan chớp mắt:
- Ngạn còn u đầu kia mà!
Tôi cười:
- Không sao đâu! Tao hết đau rồi.
Thế là tôi lại tiếp tục trèo lên các tổ chim. Hà Lan lần này cẩn thận hơn, nó mím môi ôm chặt chân thang. Nhưng chỉ được một lát sau, tôi vừa nhúc nhích, cái thang lại nghiêng qua một bên, hất tôi xuống. Nhưng tôi không bị dập trán. Mà dập mũi, máu chảy thành dòng.
Tôi lại phải nằm lăn ra đất, mặt ngửa lên trời, cho Hà Lan hái lá nhét đầy hai lỗ mũi.
***
Hà Lan nói đúng, tôi là chúa đánh nhau, chúa leo trèo, chúa té ngã. Chơi với tôi một thời gian Hà Lan trở thành một người nữ cứu thương bất đắt dĩ.
Năm học lớp năm là năm tôi đánh nhau dữ dội nhất. Chuyện đánh nhau lúc bấy giờ đã trở thành chuyện cơm bữa. Chúng tôi đánh nhau hàng ngày và dường như suốt năm học cuối cùng ở bậc tiểu học, đánh nhau là trò chơi duy nhất của chúng tôi.
Ngay từ đầu năm, lớp đã chia thành hai phe. Một phe do thằng Toản cầm đầu, một phe do tôi làm thủ lĩnh. Ngày nào chúng tôi cũng đến trường thật sớm, trước giờ vào học cả tiếng đồng hồ. Quẳng tập lên bàn, chúng tôi kéo nhau ra sân và lao vào đánh nhau. Chúng tôi quần thảo túi bụi, thủ lĩnh so tài với thủ lĩnh, quân sĩ so tài với quân sĩ. Chúng tôi vừa đánh vừa rượt nhau quanh sân, bụi bay mù trời, tiếng bọn con gái thét the thé. Đến khi tiếng trống vào học vang lên, trận chiến mới tạm lắng dịu để rồi bùng nổ dữ dội hơn vào giờ ra chơi. Quả thật, chúng tôi không làm sao chấm dứt được cái trò chơi khủng khiếp và đầy tính đàn ông này, nhất là một khi nó được bắt đầu một cách tốt đẹp đến mức không một đứa nào trong chúng tôi giữ mình được lành lặn trong ngày đầu ra quân.
Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt đó, Hà Lan là một cánh tay đắc lực của tôi. Khi tôi lên đường ra trận, nó ngồi trong lớp giữ cặp, giữ dép và giữ aó cho tôi. Khi tôi quay về, dù bại trận hay thắng trận người vẫn đầy những vết xây xát và những vết bầm, Hà Lan lại loay hoay xức thuốc cho tôi. Lúc bấy giờ, Hà Lan không chỉ bỏ theo người lọ cù là mà trong cặp nó có đủ cả bông băng, thuốc tím, dầu khuynh diệp… hệt như một cái túi cứu thương. Chỉ thiếu mỗi chai thuốc đỏ. Tôi không xức thuốc đỏ. Tôi không dại gì đánh dấu trên người mình để lãnh thêm những trận đòn của ba tôi, ngoài những cú đấm của phe thằng Toản.
Năm học cuối cùng của tôi ở trường làng đã diễn ra như vậy. Một bên là những trận đánh dai dẳng và đầy thương tích với thằng Toản và đồng bọn, một bên sự săn sóc êm ái và dịu dàng của Hà Lan.
Hồi đó, tôi rất biết ơn Hà Lan. Nhờ nó, những vết thương trên người tôi rất chóng lành. Những vết thương thể xác bao giờ cũng chóng lành. Có phải vậy không, Mắt Biếc?
***
Thi đậu vào lớp sáu, tôi và Hà Lan ra trường huyện. Phân nửa học trò lớp năm ra trường huyện. Những đứa thi rớt ở lại làng. Có đứa học đúp lại lớp năm. Có đứa nghỉ học hẳn, ở nhà phụ giúp cha mẹ.
Tôi ra huyện, ở nhà bà Năm Tự, nơi cô Thịnh và chị Nhường đang trọ học. Bà Năm Tự nom khá giống bà tôi, cũng nhỏ người, hiền lành, miệng lúc nào cũng nhai trầu, cái ống nhổ luôn luôn nằm dưới đầu giường. Những năm ở trọ nhà bà Năm Tự, tôi nhớ mãi món canh rau dền. Trong vườn của bà, rau dền vô thiên lủng, chúng mọc chen chúc với cỏ dại và sinh sôi nảy nở bất tận. Chiều nào bà Năm Tự cũng cắp rổ ra vườn hái rau theo, nhưng tôi không hái rau dền cùng bà. Tôi thích lùng sục trong các bụi rậm để hái bông dủ dẻ hơn. Bông dủ dẻ màu vàng, cánh cứng, lớn bằng đầu ngón tay cái, thơm lừng mùi dầu chuối. Bỏ một bông dủ dẻ trong túi áo, ba ngày sau người còn thơm ngát.
Bà Năm Tự không cần tôi hái rau giúp bà. Rau dền mọc um tùm, chỉ cần quơ tay ra là hái được cả nắm. Bà rủ tôi ra vườn là để nói chuyện cho đỡ buồn. Chồng chết, con trai lớn đi lính ở tít Ban Mê Thuột, bà sống thui thủi một mình, buồn hiu. Cô Thịnh và chị Nhường nghe chuyện của bà chán rồi, không muốn nghe nữa, bà quay sang trút nỗi buồn lên tôi. Dĩ nhiên chỉ có một mình bà nói, còn tôi nghe, tiếng được tiếng mất. Tôi lơ đãng nghe bà, mắt láo liên tìm bông dủ dẻ, còn chân thì khua khoắng các bụi cỏ cho châu chấu bay ra từng đàn coi chơi.
Bà Năm Tự nấu canh ra dền rất ngon nhưng chiều nào cũng ăn món đó, tôi đâm ngán. Tôi, cô Thịnh và chị Nhường liền chuyển sang tấn công dĩa cá rô chiên và chén đậu phộng rang dầm nước mắm, nhường tô canh lại cho bà. Bà Năm Tự chẳng hều phật ý về chuyện đó. Chiều nào bà cũng lẳng lặng ăn hết một tô canh. Suốt bốn năm tôi trọ ở nhà bà, hình ảnh kinh hoàng đó cứ lặp đi lặp lại. Không một buổi chiều nào, trên mâm cơm vắng bóng tô canh quỉ quái đó. Vậy mà lũ rau dền chết tiệt trong vườn vẫn không chịu tàn lụi, chúng cứ mỗi ngày một tốt tươi.
***
Hà Lan không phải ở trọ như tôi. Nó ở nhà ông chú. Chú nó chạy xe cho một hãng xe đò thành phố, có đại lý ở huyện.
Nhà chú nó ở khác phía với nhà bà Năm Tự nên tôi và Hà Lan không thể đi chung với nhau như hồi còn học ở trường làng.
Đến lớp, chúng tôi cũng không còn dịp ngồi cạnh nhau nữa. Ở trường trung học, con trai ngồi riêng, con gái ngồi riêng. Hà Lan ngồi ở bàn đầu dãy bên trái, tôi ngồi ở bàn cuối dãy bên phải, cách nhau như mặt trời mặt trăng.
Lên lớp sáu, chúng tôi lại phải mặc đồng phục. Con gái mặc áo dài trắng. Con trai áo trắng quần xanh, áo bỏ vô quần, gài dây nịt hẳn hoi. Cách ăn mặc chững chạc khiến chúng tôi lớn hẳn lên. Điều đó đối với tôi quả là một tai họa. Khi trở thành… người lớn, bọn con gái đâm ra không thèm chơi chung với đám con trai nữa. Hà Lan cũng vậy. Giờ ra chơi nói cứ lẽo đẽo đi theo đám bạn gái của nó, túm tụm dưới những hàng dương liễu chạy dọc theo hàng rào quanh trường. Đó là sân chơi bất di bất dịch của bọn con gái, còn bọn con trai chúng tôi thì tung hoành trên khoảng sân mênh mông còn lại.
Suốt quãng đời trung học, Hà Lan ngày nào cũng ngồi lẫn trong những tà áo trắng dưới gốc dương liễu, bỏ mặc tôi với những buồn vui không người bày tỏ, những ước mơ xa vời và những trận đánh nhau ngày càng hiếm hoi nhưng không thiếu những vết bầm đáng giá, luôn luôn hoài vọng bàn tay chăm sóc năm nào.
Chỉ có những ngày cuối tuần, trở về thăm làng, tôi và Hà Lan mới trở lại là đôi bạn ngày xưa còn bé.
Chiều thứ bảy nào cũng vậy, cứ đến khoảng năm giờ là ba tôi chạy xe gắn máy ra huyện đón tôi về. Đến tuần thứ ba thì mẹ Hà Lan nhờ ba tôi đón giúp cả Hà Lan. Đối với tôi, đó là một ngày đáng nhớ.
Dĩ nhiên Hà Lan không chịu ngồi chung với tôi ở yên sau. Nó

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Truyện LÀM DÂU – Phần 7

Truyện Yêu Hay Thương Hại, Thất Bại Hay Chơi Dại?

Trước khi chết người ăn mày cầu xin: “Xin cô hãy nuôi con trai tôi”, cô gái hoảng sợ nhưng vẫn nhận và cái kết sốc sau 10 năm

Xem tử vi ngày 25/03/2017 Thứ Bảy của 12 cung hoàng đạo

Bạn trai rủ đi chơi xa nhưng trong ví chỉ để 100 ngàn