t quanh bệnh viện rồi.
Lời bác giúp việc nói vọng ra khiến ánh mắt Quốc Dũng trùng xuống. Thằng bé không mở mắt nhưng dường như có thể cảm nhận được hơi thở của bố, quàng tay qua cổ anh. Anh nhẹ nhàng bế thằng bé áp vào người rồi từ từ đứng dậy. Tay khẽ xoa vào lưng thằng bé. Đan Nguyên bị thu hút theo từng cử chỉ ấy, nhẹ nhàng và ấm áp. Cô đột nhiên nhận ra mình đang nhìn chằm chằm vào Quốc Dũng, bèn đưa mắt sang bên, bối rối cất tiếng.
– Chắc tôi về đây. Tôi sẽ dời buổi dạy tới hôm nào cháu khỏi ốm.
Lúc này, Quốc Dũng mới chợt nhớ tới sự tồn tại của vị khách nãy giờ vẫn đứng ngay sát mình.
– À, vâng, xin lỗi cô giáo. Phiền cô quá. Có gì tôi sẽ liên lạc lại với cô. Mà…cô cho tôi xin số điện thoại.
– Bác Lài có đấy ạ.
– À…vâng…, Quốc Dũng cảm thấy bối rối vì sự vô tâm của mình.
Quốc Dũng tiễn Đan Nguyên ra tận cửa. Bộ quần áo ngày hôm qua anh vẫn mặc. Chiếc áo sơ mi trắng xộc xệch, chiếc quần âu, khuôn mặt rầu rầu áp vào nước da trắng nhợt nhạt của thằng bé.
Thứ 6 – Tháng 8 : Trời tiếp tục đổ nắng, càng khó chịu hơn khi thi thoảng lại ào tới một trận mưa, chỉ đủ làm hơi nóng bốc lên, quện với đủ thứ mùi. Oi bức.
Diệp Anh tới ngưỡng cửa vừa kịp lúc trời ngớt mưa. Cô gập lại chiếc ô màu nâu nhạt và chỉnh trang lại áo quần cho ngay ngắn. Tới các nhà hàng, chụp ảnh, thưởng thức thức uống hoặc một vài món ăn cũng là một trong số công việc của Diệp Anh vì cô đang làm cộng tác viên cho một chuyên mục chuyên giới thiệu về các địa điểm ăn uống thú vị trong nước cho du khách nước ngoài. Hôm nay, cô tình cờ tới viết bài về nhà hàng Linh An đang làm việc.
– Cô tự nhiên nhớ.
Người quản lí lịch sự sắp xếp cho Diệp Anh một chỗ ở trung tâm sau khi tận tình dẫn cô đi thăm quan một lượt. Cô ngồi xuống, mỉm cười với Linh An, đang ngồi bên chiếc piano ở góc phòng.
Quả thật đẹp. Chiếc mũi dọc dừa. Đôi môi hàm tiếu. Diệp Anh từng nói khi Linh An ngồi bên đàn piano là đẹp nhất, như thể một bức tranh, rất có thần thái.
Bản nhạc kết thúc. Linh An cũng đồng thời hết giờ làm. Cô tiến đến, kéo ghế ngồi sát Diệp Anh, hào hứng nói:
– Lát Đan Nguyên qua đây. Ba đứa mình đi ăn thứ gì ngon ngon đi. Mình rất thích thời tiết hôm nay.
– Trời âm u. Đường xá thì ẩm ướt. Không phải vì mình đã chôn chân ở nhà cả tuần thì mình nhất quyết ngủ giờ này.
– Đời là mấy. Chẳng phải đến cuối cùng cậu sẽ được ngủ một giấc thiên thu sao? Giờ thì tận hưởng cuộc sống đi.
– Đối với mình, tận hưởng cuộc sống chính là ngủ. Cậu có biết mấy hôm rồi mình phải thức trắng để viết kịch bản không?
Trong khi Diệp Anh và Linh An đang trò chuyện, Nhật Minh bưng nước tới. Đột nhiên, anh trượt tay, cốc nước cam đổ ụp vào ngực áo Linh An. Cô luống cuống. Nhật Minh đứng bên cạnh, yên lặng giơ về phía Linh An một chiếc khăn lau màu trắng, bình thản, không một lời xin lỗi.
– Mắt anh để đâu thế?, Linh An lớn giọng.
Nhật Minh vẫn đứng yên, hai tay chắp sau lưng rồi điềm tĩnh chỉ vào hai con mắt đang mở to. Linh An đứng bật dậy, nhìn Nhật Minh chòng chọc. Đúng lúc đấy, Diệp Anh kéo tay Linh An rồi ra hiệu cho Nhật Minh quay vào trong.
Diệp Anh quay sang thì thầm vào tai Linh An.
– Ngồi xuống đi. Bên kia có nhà báo đấy.
Linh An hậm hực ngồi xuống. Nhật Minh đặt chiếc khăn lên bàn rồi lẳng lặng bỏ đi.
– Cậu không nhìn thấy mắt anh ta trừng lên nhìn mình sao?
– Thế cậu có nhìn thấy hình xăm trên cánh tay anh ta không? Bắp tay nữa. Không vừa đâu.
– Thế thì sao? Gã đó sẽ bẻ cổ mình ngay trước đám đông chắc.
Diệp Anh nhìn về phía bàn đối diện rồi nháy mắt với Linh An.
– Này! Nhìn ai kìa!
– Ai?
– Xem ra sau khi gạt được cậu ra, cô ta đã trở thành miếng mồi ngon của báo chí rồi.
Linh An nhìn Diệp Anh tỏ ý không hiểu.
– Chẳng phải sự nổi tiếng chính là miếng mồi của dư luận sao?
Linh An nhìn sang bàn đối diện. Trong lòng thoáng qua cảm giác nuối tiếc. Cô đã từng ở đó, vị trí của cô ta, thảnh thơi và kiêu kì, rồi từ đó trượt xuống dốc, xây xẩm.
Diệp Anh lại nháy mắt với Linh An, tinh quái.
– Giờ thì mình hiểu vì sao cô ta xuất hiện nhiều trên tạp chí hơn là các buổi biểu diễn. Nhìn móng tay cô ta xem. Thế kia thì gãi ngứa cũng sợ hỏng móng ý chứ. Làm sao mà đánh đàn được.
Linh An cười trừ.
– Thôi. Mình gọi điện rồi qua chỗ Đan Nguyên đi. Ngồi đây mình cảm thấy bất tiện.
Sau khi thanh toán, hai cô gái nhanh chóng rời khỏi quán. Trước khi đi, Diệp Anh không quên chỉ cho Linh An dưới gầm bàn có bốn bàn chân đang xoắn lấy nhau mặc cho hai chủ nhân của chúng, gương mắt vẫn hết sức điềm tĩnh trả lời phỏng vấn.
Chương 4: Xích Mích
Chủ nhật – Tháng 8: Sau một tuần nắng gắt, cơn mưa đêm xối xả đã khiến không khí xung quanh bớt ngột ngạt.
Giữa đêm, Diệp Anh đột nhiên bật dậy bởi một mùi khen khét. Cô nhìn quanh nhà thì phát hiện chiếc quạt đầu giường đang bốc khói đen, rít lên một tiếng rồi gục xuống, tắt lịm. Rút cục, chiếc quạt già yếu cũng đuối sức sau nhiều ngày phải chạy hết công suất. Cô nhanh chóng rút phích cắm rồi mở cửa ban công. Nước đang trút xuống như thể lâu ngày dồn ứ. Chỉ cần nghe tiếng cũng khiến Diệp Anh cảm thấy khoan khoái. Cô tựa đầu vào cửa rồi cứ đứng như vậy cho tới khi trời sáng.
Cánh mũi Diệp Anh khẽ cử động. Quán nước bên dưới, vài học sinh đang tụ tập. Điếu thuốc hút dở di vội dưới chân, áo sơ mi nhàu nhĩ dắt nhanh vào cạp quần. Phía đối diện, dãy cửa sắt hoen gỉ lần lượt mở ra. Vài gương mặt uể oải lay nhau gượng dậy khỏi tấm phản đặt giữa lối đi hẹp, xung quanh chất đầy hàng hóa. Những đứa trẻ chưa hết tuổi đến trường lặng lẽ, mỗi người một góc, mắt nhắm nghiền vẫn có thể thành thục công việc chúng đã làm nhiều năm. Nước da đen thô ráp từ nơi quanh năm nắng cháy da cháy thịt dần trở nên nhợt nhạt khi cả ngày bị bao kín trong bốn bức tường của gian hàng nhỏ lúc nào cũng chật ních người ra vào.
Diệp Anh nhớ lại một lần cô tới đây để chọn mua chặn giấy nhưng không ngờ chưa mua được đã vô tình làm vỡ hai chiếc cốc trên kệ kế bên. Nhân viên bán hàng ở đó, mặt mày tím tái, nhuần nhuyễn thốt ra miệng những từ ngữ cô chưa từng nghe qua. Cô chăm chú nhìn vào gương mặt nhỏ hơn em trai mình vài tuổi, rồi mở ví rút tiền đền cho chủ cửa hàng, lặng lẽ rời khỏi đó.
Cánh cửa dẫn ra ban công đã đóng lại, Diệp Anh vẫn tò mò muốn biết rút cục thành phố đông đúc này đã mang lại cho những đứa trẻ đó những gì.
Thay vì tiêu tốn một ngày chủ nhật mát mẻ trên chiếc giường cũ kĩ, Diệp Anh quyết định đi bộ qua hai con phố để tới hiệu sách quen, một hiệu sách nhỏ nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng thời trang bắt mắt. Nếu dùng một từ để miêu tả nơi này thì đó là sách, sách và sách. Ba kệ lớn cao tới trần nhà chất đầy những sách. Thậm chí sàn nhà cũng la liệt những chồng sách cũ được bó lại với nhau bằng dây dù. Ở nơi khác có sách gì, nhất định ở đây cũng có. Sách gì ở đây có, chưa chắc nơi khác đã có. Ông chủ là một người nhỏ bé, mới ngoài 30 nhưng trông như một ông lão bất hạnh gần đất xa trời, lúc nào cũng ngồi một g
Lời bác giúp việc nói vọng ra khiến ánh mắt Quốc Dũng trùng xuống. Thằng bé không mở mắt nhưng dường như có thể cảm nhận được hơi thở của bố, quàng tay qua cổ anh. Anh nhẹ nhàng bế thằng bé áp vào người rồi từ từ đứng dậy. Tay khẽ xoa vào lưng thằng bé. Đan Nguyên bị thu hút theo từng cử chỉ ấy, nhẹ nhàng và ấm áp. Cô đột nhiên nhận ra mình đang nhìn chằm chằm vào Quốc Dũng, bèn đưa mắt sang bên, bối rối cất tiếng.
– Chắc tôi về đây. Tôi sẽ dời buổi dạy tới hôm nào cháu khỏi ốm.
Lúc này, Quốc Dũng mới chợt nhớ tới sự tồn tại của vị khách nãy giờ vẫn đứng ngay sát mình.
– À, vâng, xin lỗi cô giáo. Phiền cô quá. Có gì tôi sẽ liên lạc lại với cô. Mà…cô cho tôi xin số điện thoại.
– Bác Lài có đấy ạ.
– À…vâng…, Quốc Dũng cảm thấy bối rối vì sự vô tâm của mình.
Quốc Dũng tiễn Đan Nguyên ra tận cửa. Bộ quần áo ngày hôm qua anh vẫn mặc. Chiếc áo sơ mi trắng xộc xệch, chiếc quần âu, khuôn mặt rầu rầu áp vào nước da trắng nhợt nhạt của thằng bé.
Thứ 6 – Tháng 8 : Trời tiếp tục đổ nắng, càng khó chịu hơn khi thi thoảng lại ào tới một trận mưa, chỉ đủ làm hơi nóng bốc lên, quện với đủ thứ mùi. Oi bức.
Diệp Anh tới ngưỡng cửa vừa kịp lúc trời ngớt mưa. Cô gập lại chiếc ô màu nâu nhạt và chỉnh trang lại áo quần cho ngay ngắn. Tới các nhà hàng, chụp ảnh, thưởng thức thức uống hoặc một vài món ăn cũng là một trong số công việc của Diệp Anh vì cô đang làm cộng tác viên cho một chuyên mục chuyên giới thiệu về các địa điểm ăn uống thú vị trong nước cho du khách nước ngoài. Hôm nay, cô tình cờ tới viết bài về nhà hàng Linh An đang làm việc.
– Cô tự nhiên nhớ.
Người quản lí lịch sự sắp xếp cho Diệp Anh một chỗ ở trung tâm sau khi tận tình dẫn cô đi thăm quan một lượt. Cô ngồi xuống, mỉm cười với Linh An, đang ngồi bên chiếc piano ở góc phòng.
Quả thật đẹp. Chiếc mũi dọc dừa. Đôi môi hàm tiếu. Diệp Anh từng nói khi Linh An ngồi bên đàn piano là đẹp nhất, như thể một bức tranh, rất có thần thái.
Bản nhạc kết thúc. Linh An cũng đồng thời hết giờ làm. Cô tiến đến, kéo ghế ngồi sát Diệp Anh, hào hứng nói:
– Lát Đan Nguyên qua đây. Ba đứa mình đi ăn thứ gì ngon ngon đi. Mình rất thích thời tiết hôm nay.
– Trời âm u. Đường xá thì ẩm ướt. Không phải vì mình đã chôn chân ở nhà cả tuần thì mình nhất quyết ngủ giờ này.
– Đời là mấy. Chẳng phải đến cuối cùng cậu sẽ được ngủ một giấc thiên thu sao? Giờ thì tận hưởng cuộc sống đi.
– Đối với mình, tận hưởng cuộc sống chính là ngủ. Cậu có biết mấy hôm rồi mình phải thức trắng để viết kịch bản không?
Trong khi Diệp Anh và Linh An đang trò chuyện, Nhật Minh bưng nước tới. Đột nhiên, anh trượt tay, cốc nước cam đổ ụp vào ngực áo Linh An. Cô luống cuống. Nhật Minh đứng bên cạnh, yên lặng giơ về phía Linh An một chiếc khăn lau màu trắng, bình thản, không một lời xin lỗi.
– Mắt anh để đâu thế?, Linh An lớn giọng.
Nhật Minh vẫn đứng yên, hai tay chắp sau lưng rồi điềm tĩnh chỉ vào hai con mắt đang mở to. Linh An đứng bật dậy, nhìn Nhật Minh chòng chọc. Đúng lúc đấy, Diệp Anh kéo tay Linh An rồi ra hiệu cho Nhật Minh quay vào trong.
Diệp Anh quay sang thì thầm vào tai Linh An.
– Ngồi xuống đi. Bên kia có nhà báo đấy.
Linh An hậm hực ngồi xuống. Nhật Minh đặt chiếc khăn lên bàn rồi lẳng lặng bỏ đi.
– Cậu không nhìn thấy mắt anh ta trừng lên nhìn mình sao?
– Thế cậu có nhìn thấy hình xăm trên cánh tay anh ta không? Bắp tay nữa. Không vừa đâu.
– Thế thì sao? Gã đó sẽ bẻ cổ mình ngay trước đám đông chắc.
Diệp Anh nhìn về phía bàn đối diện rồi nháy mắt với Linh An.
– Này! Nhìn ai kìa!
– Ai?
– Xem ra sau khi gạt được cậu ra, cô ta đã trở thành miếng mồi ngon của báo chí rồi.
Linh An nhìn Diệp Anh tỏ ý không hiểu.
– Chẳng phải sự nổi tiếng chính là miếng mồi của dư luận sao?
Linh An nhìn sang bàn đối diện. Trong lòng thoáng qua cảm giác nuối tiếc. Cô đã từng ở đó, vị trí của cô ta, thảnh thơi và kiêu kì, rồi từ đó trượt xuống dốc, xây xẩm.
Diệp Anh lại nháy mắt với Linh An, tinh quái.
– Giờ thì mình hiểu vì sao cô ta xuất hiện nhiều trên tạp chí hơn là các buổi biểu diễn. Nhìn móng tay cô ta xem. Thế kia thì gãi ngứa cũng sợ hỏng móng ý chứ. Làm sao mà đánh đàn được.
Linh An cười trừ.
– Thôi. Mình gọi điện rồi qua chỗ Đan Nguyên đi. Ngồi đây mình cảm thấy bất tiện.
Sau khi thanh toán, hai cô gái nhanh chóng rời khỏi quán. Trước khi đi, Diệp Anh không quên chỉ cho Linh An dưới gầm bàn có bốn bàn chân đang xoắn lấy nhau mặc cho hai chủ nhân của chúng, gương mắt vẫn hết sức điềm tĩnh trả lời phỏng vấn.
Chương 4: Xích Mích
Chủ nhật – Tháng 8: Sau một tuần nắng gắt, cơn mưa đêm xối xả đã khiến không khí xung quanh bớt ngột ngạt.
Giữa đêm, Diệp Anh đột nhiên bật dậy bởi một mùi khen khét. Cô nhìn quanh nhà thì phát hiện chiếc quạt đầu giường đang bốc khói đen, rít lên một tiếng rồi gục xuống, tắt lịm. Rút cục, chiếc quạt già yếu cũng đuối sức sau nhiều ngày phải chạy hết công suất. Cô nhanh chóng rút phích cắm rồi mở cửa ban công. Nước đang trút xuống như thể lâu ngày dồn ứ. Chỉ cần nghe tiếng cũng khiến Diệp Anh cảm thấy khoan khoái. Cô tựa đầu vào cửa rồi cứ đứng như vậy cho tới khi trời sáng.
Cánh mũi Diệp Anh khẽ cử động. Quán nước bên dưới, vài học sinh đang tụ tập. Điếu thuốc hút dở di vội dưới chân, áo sơ mi nhàu nhĩ dắt nhanh vào cạp quần. Phía đối diện, dãy cửa sắt hoen gỉ lần lượt mở ra. Vài gương mặt uể oải lay nhau gượng dậy khỏi tấm phản đặt giữa lối đi hẹp, xung quanh chất đầy hàng hóa. Những đứa trẻ chưa hết tuổi đến trường lặng lẽ, mỗi người một góc, mắt nhắm nghiền vẫn có thể thành thục công việc chúng đã làm nhiều năm. Nước da đen thô ráp từ nơi quanh năm nắng cháy da cháy thịt dần trở nên nhợt nhạt khi cả ngày bị bao kín trong bốn bức tường của gian hàng nhỏ lúc nào cũng chật ních người ra vào.
Diệp Anh nhớ lại một lần cô tới đây để chọn mua chặn giấy nhưng không ngờ chưa mua được đã vô tình làm vỡ hai chiếc cốc trên kệ kế bên. Nhân viên bán hàng ở đó, mặt mày tím tái, nhuần nhuyễn thốt ra miệng những từ ngữ cô chưa từng nghe qua. Cô chăm chú nhìn vào gương mặt nhỏ hơn em trai mình vài tuổi, rồi mở ví rút tiền đền cho chủ cửa hàng, lặng lẽ rời khỏi đó.
Cánh cửa dẫn ra ban công đã đóng lại, Diệp Anh vẫn tò mò muốn biết rút cục thành phố đông đúc này đã mang lại cho những đứa trẻ đó những gì.
Thay vì tiêu tốn một ngày chủ nhật mát mẻ trên chiếc giường cũ kĩ, Diệp Anh quyết định đi bộ qua hai con phố để tới hiệu sách quen, một hiệu sách nhỏ nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng thời trang bắt mắt. Nếu dùng một từ để miêu tả nơi này thì đó là sách, sách và sách. Ba kệ lớn cao tới trần nhà chất đầy những sách. Thậm chí sàn nhà cũng la liệt những chồng sách cũ được bó lại với nhau bằng dây dù. Ở nơi khác có sách gì, nhất định ở đây cũng có. Sách gì ở đây có, chưa chắc nơi khác đã có. Ông chủ là một người nhỏ bé, mới ngoài 30 nhưng trông như một ông lão bất hạnh gần đất xa trời, lúc nào cũng ngồi một g