Bốn năm phấn hồng - Truyện Teen - thichdoctruyen.yn.lt
XtGem Forum catalog

Bốn năm phấn hồng (xem 4198)

Bốn năm phấn hồng

ng nhẽ không nên nghe lời Diệp Ly, 20 tệ mà đã vội vàng đồng ý rồi.


20. Lần đầu làm thầy


Cậu bé tên là Hứa Phàm, 11 tuổi, học lớp Sáu. Nghĩ lại ănm đó lên cấp hai chúng tôi mới bắt đầu học ngoại ngữ, bây giờ trẻ con học ngoại ngữ từ lúc 3 tuổi nhưng đến đầu năm 11 tuổi cũng chỉ biết nói đại loại như “Thank you”, thật khiến cha mẹ buồn lòng.Cha mẹ cậu bé vẫn một lòng mong muốn cậu có thể thi được vào một trường đại học danh tiếng.


Cậu bé đó không thuộc loại quá nghịch ngợm, nhưng khi học, nó rất dễ lơ đễnh, thường mỗi khi giảng xong một mục tôi mới phát hiện ra thằng bé vẫn đang nghịch cây bút trong tay hoặc là cầm con dao nhỏ khắc lên mặt bàn. Tôi nhẹ nhàng nhắc: “Hứa Phàm”. Thằng bé liền dừng lại và ngồi yên ở đó.


Tôi tiếp tục giảng, giảng được năm phút rồi bảo thằng bé nhắc lại những gì tôi đã nói, nó ngẩng đầu lên nhìn tôi với vẻ rất vô tội và nói: “Em nghe không hiểu”. Xem ra thằng bé này đã chuẩn bị sẵn một đối sách chống lại gia sư. Không hiểu thì đành phải giảng lại, giảng đến nỗi mồm miệng khô không khốc.


Có những buổi học tôi đã mất cả buổi chiều ngồi trong phòng kí túc chuẩn bị bài, cố gắng để giảng bài cho sinh động, nhưng giảng rất lâu mà thằng bé vẫn tỏ ra không chút động lòng, cũng không tỏ ra là thích nghe hay không thích nghe, nhìn thằng bé uể oải tôi giận một nỗi là không đánh cho nó hai phát, vừa đánh sẽ vừa trách mắng như thế này: “Bảo em nghe giảng cho nghiêm túc em lại không chịu, em có biết chị giảng bài rất vất vả không. Không nghe lời nữa là chị đánh đấy! Nhóc con!”.


Nhưng sự ra uy như thế với thằng bé tôi chỉ dám nghĩ ở trong lòng, còn ở ngoài thì vẫn phải kiên nhẫn tiếp tục nói với nó một cách khách sáo, nhã nhặn và thân thiết cả đống tiếng Anh mà nó không thể hiểu, cứ như là gảy đàn cho một con trâu nhỏ dễ thương nghe vậy. “Gảy” hết hai tiếng đồng hồ là có 20 tệ rồi, ở nhà ăn tiết kiệm một chút cũng đủ ăn ba ngày. Tôi không ngừng tự an ủi mình: “Đừng tức giận, đừng tức giận, cũng chẳng phải con mình, mình làm hết sức là được rồi, nó không chăm học mình cũng đâu có cách gì được”.


Thỉnh thoảng, mẹ của Hứa Phàm ngó vào phòng xem xét. Tôi không biết có cái gì đáng xem, có nghe bà ta cũng không hiểu tôi nói gì, còn con trai bà ta mới 11 tuổi, nhỏ như vậy thì không thể mê mẩn tôi, tôi cũng không thể dụ dỗ nó. Tôi có cảm giác bà ta giống như một lão cai thường xuyên vào nhìn nhìn ngó ngó, còn tôi chính là một công nhân bị áp bức.


Đúng, chưa từng có ai thúc ép tôi như vậy. Tự mình lựa chọn thì tự mình phải chấp nhận. Nhưng trước sau gì cũng rất dễ chán nản nên dần dần tôi cũng chỉ làm qua loa cho xong chuyện, chỉ mong nhanh nhanh dạy cho xong, sau đó ra vài bài tập cho Hứa Phàm làm trong bốn mươi phút, nó có nghịch bút tôi cũng chẳng buồn nhắc nhở nữa, nó nghịch bút của nó, tôi làm việc của tôi, không ai làm phiền ai. Nó chơi nhiều bao nhiêu thì tôi có thể nghỉ ngơi nhiều bấy nhiêu.


Như vậy, hai cô trò chúng tôi đều qua quýt cho xong và ai cũng vui vẻ. Cuối cùng cũng qua quýt cho đến sát kỳ thi cuối kỳ.


Hôm thi tôi giả bộ gọi điện thoại đến khích lệ Hứa Phàm thi tốt, kiểu dối trá như: “Cô tin em có thể thi tốt”, cũng là để duy trì cái vẻ ngoài hoà hợp giữa chúng tôi, gác điện thoại rồi tôi nghĩ: “2,2 tệ cho cuộc điện thoại này nhất định là lãng phí rồi”.


Sau khi Hứa Phàm thi xong, tôi tới nhà nó như đã hẹn, thái độ của mẹ Hứa Phàm hoàn toàn không giống như trước nữa, cũng không cho tôi vào phòng của thằng bé, trong nhà chỉ có hai người chúng tôi ngồi ở phòng khách, tôi hỏi một cách nghiêm túc và cẩn trọng: “Hứa Phàm hôm nay không học ạ?”


Mẹ Hứa Phàm đứng dậy rót cho tôi một cốc nước rồi nói: “Đã có kết quả thi của Hứa Phàm rồi. Môn tiếng Anh chỉ đạt 15 điểm. Bây giờ cô đang nhốt nó trong phòng để nó tự kiểm điểm”.


Vừa nghe xong mặt tôi liền đỏ ửng. Tuy nhiên tôi biết chắc chắn Hứa Phàm chẳng phải đang kiểm điểm gì, lúc này chắc lại đang nghịch cây bút chì của nó. 15 điểm, thật khiến cho một người làm cô giáo như tôi cũng phải toát mồ hôi vì xấu hổ. Tôi không thể không tự bào chữa cho bản thân, nếu không tôi sẽ chết ngay tại chỗ chết ngay tại chỗ, chết trong phòng khách nhà người ta vì xấu hổ và cảm thấy có lỗi mất Tôi không ngừng nói với bản thân mình rằng: “Không liên quan đến tôi, đấy là tại tằhng bé không chịu nghe tôi giảng bài, vậy tôi có cách gì đây, tôi lại không thể đập một lỗ thủng trên đầu của thằng bé để nhét một đống kiến thức vào. Nó đã ngốc lại không chăm chỉ, thật là gỗ mục thì không thể khắc”.


Mẹ thằng bé không dừng lại mà tiếp tục nói: “Cô Dịch, cứ cho là trước đây tôi không mời gia sư thì Hứa Phàm cũng thi được 14 điểm, cô dạy cả một học kỳ mà điểm thi chỉ được 15? Sinh viên bây giờ thế à?”


Bà ấy chưa nói hết đã thở dài và ra vẻ cực kỳ đau xót về sinh viên thời nay.


Tôi ngồi đó mà trong lòng không yên, mặt mày nóng bừng đỏ ửng lên. Dưới chân tôi như có dòng điện chạy qua, lúc nào cũng sẵn sàng giật tung lên. Không hiểu nếu mẹ tôi mà biết tôi ngồi đây và bị một người mẹ khác mắng nhiếc cay nghiệt như thế liệu mẹ tôi sẽ đau lòng và buồn bã đến đâu.


Hôm đó, trong phòng khách nhà Hứa Phàm, mẹ thằng bé nói lải nhải một hồi rồi cuối cùng bà nói, vì hoàn cảnh kinh tế nên không muốn mời gia sư cho Hứa Phàm nữa.


Tôi biết rốt cuộc bà ấy cũng chỉ muốn tìm “lối thoát” cho tôi một cách nhân từ.


Tôi đã bị sa thải như thế đó.


Phải đợi đến khi ra cửa, khi mẹ của Hứa Phàm đã đóng cánh cổng một cách nặng nề tôi mới dám rơi nước mắt. Giống như một con chó bị quét ra khỏi cửa vậy. Thâp hèn, nhu nhược, không có chút sức lực, một tâm hồn đã chết.


Bước trên con đường xe cộ qua lại nườm nượp, tôi nhớ có một lần, khi đang trên đường tới nhà Hứa Phàm đột nhiên trời đổ mưa xối xả, tôi xuống xe buýt và chạy thục mạng, suýt chút nữa thì bị một chiếc ô tô đang chạy như bay đâm phải, người tài xế thò đầu ra và mắng: “Mẹ kiếp, chú ý nhìn đường đi, đi đường mà đâm lung tung vậy hả?”


Lần đó, cơn mưa lớn làm tôi ướt sũng, cũng không kịp bao biện được điều gì, tôi tiếp tục chạy, chạy một mạch tới nhà Hứa Phàm. Tôi gõ cửa rất lâu mà không thấy ai! Trong nhà không có người, nhưng trên cửa cũng không có bất cứ mẩu giấy nhắn nào.


Quần áo lạnh giá hoà trộn nước mưa và nước mắt dính chặt trên tấm thân mỏng manh của tôi.


Tôi đã ngồi trên bậc thềm trước cửa nhà, run lên cầm cập, từng sợi tóc xoà xuống khuôn mặt đã hoà quyện cùng với nước mắt.


Tôi mãi mãi không bao giờ quên ngày hôm đó và cả cảm giác tuyệt vọng trong cái giây phút lạnh lẽo thê lương ấy. Tôi chưa bao giờ cảm thấy lạnh lẽo đến thế, chưa bao giờ thấy lạc lõng đến thế Tôi cảm thấy mình giống như một chú chó lang thang không nhà, ai cũng có thể khinh thường tôi, ai cũng có thể coi tôi chẳng ra gì, lúc đó ai đi qua đều có thể nhìn tôi với vẻ coi thường hoặc thông cảm hoặc châm b

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Khi tình cũ đã ‘chán’, anh mới về lại bên tôi

Đồ ngốc! Anh yêu em

Tình cũ có rủ cũng không đến

Vào nhà nghỉ đợi gái bán hoa nhưng lại gặp đúng người yêu cũ

Chồng thích đập phá đồ đạc, đánh chửi vợ con anh đã thay đổi nhờ mưu kế của…