Ánh trăng không hiểu lòng tôi - Truyện Teen - thichdoctruyen.yn.lt
XtGem Forum catalog

Ánh trăng không hiểu lòng tôi (xem 4494)

Ánh trăng không hiểu lòng tôi

ảm kỳ lạ với những người tin Phật, vì điều gì thì chỉ mỗi cô biết.


Và cứ như thế, dựa vào sự tiếp tế của mọi người, khoảng thời gian thơ ấu của Hướng Viễn đã trôi qua trong khó khăn vất vả nhưng cũng may là vẫn còn được đi học. Đây là điều duy nhất khiến Hướng Viễn thấy cảm kích bố mình, tuy ông không có tiền nhưng cũng không có quan niệm trọng nam khinh nữ.


Bắt đầu tuổi ăn tuổi lớn, Hướng Viễn đã là trụ cột trong ngôi nhà làm nghề nông này nhưng dù gì cô vẫn còn nhỏ tuổi, lại là con gái nên những chuyện có thể làm vẫn có hạn. Cũng may sau khi ngành du lịch trong thôn phát triển, người ngoài đến thôn mỗi ngày một nhiều nên cô đã nghĩ ra ý định kiếm tiền từ du khách. Lúc học lớp tám, cô đã dẫn đường cho du khách đi một vòng ra sau núi, kiếm được mười tệ đầu tiên trong cuộc đời, nửa đêm giữ khư khư không ngủ nổi, từ đó cô bắt đầu công cuộc làm ăn của mình.


Lúc đầu, người trong thôn còn cảm thấy kỳ quặc, nói rằng không phải là nghề nghiệp chính đáng nhưng nhìn thấy người đến quá đông, Hướng Viễn cũng kiếm được mỗi lúc một nhiều nên họ từ ngưỡng mộ chuyển sang bắt chước, “ngành du lịch” của cả thôn mấy năm ấy bắt đầu khá lên rõ rệt.


Trong suốt thời gian đó, Hướng Vân Sinh luôn giữ thái độ không tán đồng. Ông không thích con gái mình làm cái chuyện “đầu cơ tích trữ”, “ruồi bu vớ vẩn” này, càng không thích hạ mình với những người thành phố chỉ để kiếm vài đồng bạc nhưng ông không thể quản lý nổi Hướng Viễn bởi trên thực tế, từ ngày kiếm được thu nhập cho gia đình, Hướng Viễn đã trở thành chủ gia đình. Chính cô đã giúp người nhà không cần dựa vào tiếp tế để sống qua ngày nữa, là cô đã giúp em gái, em trai được đi học. Định nghĩa “cơ sở kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc” đã khiến một hộ làm nông nhỏ bé thấy thấm thía vô cùng.


Những du khách nườm nượp kéo đến rồi đi đã khiến cuộc sống nhà Hướng Viễn mỗi lúc một khá hơn, cô tin rằng sẽ còn tốt đẹp hơn nữa, còn về tốt đến mức độ nào thì cô không tưởng tượng được. Nhưng cũng như hàm nghĩa từ “viễn” trong tên cô, trái tim của cô cũng ở một nơi xa xăm. Một người như cô sao có thể bị bó buộc cả đời ở một thôn quê nhỏ bé được? Cô sẽ vươn dài đôi cánh, bay ra khỏi thôn quê nhỏ bé này, hướng về một thế giới to lớn hơn đẹp đẽ hơn, bay đến cạnh người mà cô luôn nhớ nhung.


Thế nhưng, đúng vào lúc mọi thứ đang trở nên tốt đẹp hơn, cũng là năm Hướng Viễn mười sáu tuổi, cô đã mất đi em trai Hướng Dĩ mà cô yêu thương nhất.


Đó là một buổi hoàng hôn, Hướng Dĩ dắt theo chú chó vàng già trong nhà, đến đầm Gà Rừng trong thôn để gọi cô chị song sinh Hướng Dao đang chơi đùa ở đó về nhà ăn cơm, từ đó không quay về nữa. Hai hôm sau, thi thể của cậu nổi lên giữa mặt đầm, căng phềnh những nước, trương lên giống một con rối được thổi phồng hơi vậy.


Đó là lần thứ hai Hướng Viễn mất đi người thân yêu nhất sau khi mẹ cô qua đời. Hướng Dĩ từ nhỏ thân thiết với cô nhất, Hướng Dĩ ngoan ngoãn hiểu chuyện nhất, Hướng Dĩ thích nũng nịu kéo dài từ cuối khi gọi “chị ơi”, đã trở thành một “con rối” không động đậy rồi.


Lúc vớt Hướng Dĩ lên khỏi đầm nước, Hướng Vân Sinh khóc lóc thảm thiết, còn Hướng Dao ốm liệt giường ở nhà, chỉ mỗi Hướng Viễn không khóc, lúc ấy cô gái mười sáu tuổi Hướng Viễn bình tĩnh lo cho Hướng Dĩ dưới sự giúp đỡ của người thân trong thôn. Buổi tối, bất chấp sự ngăn cản của Hướng Vân Sinh và tiếng khóc của Hướng Dao, cô đốt sạch tất cả quần áo và một số ít hình ảnh của Hướng Dĩ. Người đã chết rồi, còn giữ lại những thứ này làm gì nữa?


Buổi tối, một mình cô trèo lên đỉnh ngọn núi phía sau thôn, đứng ở nơi cao nhất nhìn về phía bên kia của núi, chỉ thấy ánh trăng vàng vọt treo lơ lửng trên cao. Ngoài thôn là xã, ngoài xã là thị trấn, còn thế giới ngoài thị trấn nữa là gì? Mặt trăng có khi nào cũng lớn và cô độc như vòng phân cấp ấy? Tâm nguyện lớn nhất của Hướng Dĩ là sau khi trưởng thành sẽ vượt núi non ra bên ngoài ngắm nhìn mọi thứ, cậu luôn bám theo Hướng Viễn, bắt chị dẫn cậu đi, đó là lúc duy nhất cậu đòi hỏi chị mình như thế. Thực ra khi ấy, nơi xa nhất mà Hướng Viễn đi được cũng chỉ là thị trấn cách đó hơn mười dặm, thậm chí cô còn không biết ngồi xe ra khỏi nơi núi non này tốn hết bao nhiêu tiền, nên cô mới đanh mặt lại với Hướng Dĩ, cậu bé ngoan ngoãn ấy tưởng chị mình tức giận, lúc nào cũng im miệng không nói gì nữa.


Cô ngỡ cái cô cần nhất chẳng qua chỉ là thời gian, đợi khi cô mọc dài đôi cánh rồi sẽ đưa người thân của mình cùng đi ngắm thế giới hào nhoáng bên ngoài kia. Thế nhưng tại sao mọi thứ lại trở nên như vậy? Hướng Viễn không rõ. Cô chỉ mong muốn cuộc sống sẽ mỗi ngày một tốt hơn, cô nhất định sẽ có nhiều tiền hơn, nhưng tại sao những người cô yêu lại lần lượt ra đi?


Khi ấy cô vẫn không hiểu được rằng, cho dù cô là Hướng Viễn thì thế giới này vẫn còn quá nhiều việc mà cô không thể nắm bắt được.


Sau khi Hướng Dĩ mất đi, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn. Hướng Vân Sinh mỗi ngày một uống nhiều rượu hơn, say khướt hơn, Hướng Dao lại bắt đầu thấy sợ Hướng Viễn – trong lòng cô hiểu rõ, nếu không phải do Hướng Dĩ nhảy xuống đầm cứu cô bị chuột rút, thế thì người không trở về được chắc sẽ là cô. Hướng Viễn không hề nói lời nào về chuyện này, nhưng từ ánh nhìn của chị mình, Hướng Dao đoán rằng chuyện gì chị cũng biết. Hướng Viễn thương yêu Hướng Dĩ như thế, hơn nhiều so với người chị song sinh là cô đây. Hôm chôn cất Hướng Dĩ, cô đã gọi Hướng Viễn một tiếng “chị”, nhưng Hướng Viễn lại như không nghe thấy gì. Từ hôm đó trở đi, Hướng Dao không có can đảm gọi Hướng Viễn là chị nữa, tuy người chị này vẫn chăm lo kỹ càng cho cuộc sống của cô như trước đây.


Người ta nói rằng, phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, câu nói này vô cùng chí lý. Mười bảy tuổi, Hướng Viễn đỗ vào trường cấp ba tốt nhất trong thị trấn, vẫn chưa kịp mừng thì trên đường về đã nghe thấy tin cha mình tử vong. Hướng Vân Sinh nghe nói con gái đỗ vào trường tốt nên nhân lúc vui sướng, đã cầm mấy đồng bạc trong tay đi ra ngoài xã mua rượu uống mừng, không ngờ giữa đường về, lúc đi ngang cây cầu treo duy nhất phải đi qua ở cửa thôn, chiếc cầu treo cũ kỹ chưa được sửa đã đứt làm hai, ông đã rơi xuống vực theo đoạn cầu gãy ấy. Lúc mọi người tìm thấy thi thể của ông, bên cạnh còn có một xác chết phụ nữ khác, đó chính là thím Trâu.


Không ai biết được, họ xuất hiện cùng lúc trên cầu có phải là trùng hợp hay không. Cuối cùng họ đã xảy ra chuyện gì, đã nói những gì, cũng vĩnh viễn trở thành một câu đố theo cái chết của hai đương sự. Thím Trâu cả đời tin Phật, nhưng có đốt hương ngày đêm lễ Phật cũng không thể nào khiến thím tránh khỏi tai họa từ trên trời rơi xuống – có lẽ, kết cuộc này là một cách bảo vệ khác cho thím của Phật Tổ chăng. Tóm lại, người đã mất thì yên lành rồi, người còn sống mới bàn tán dị nghị, tất cả mọi lời lẽ phỏng đoán đều không quan trọng nữa.


Sau khi chôn cất cha mình, Hướng Viễn cũng cảm thấy lạnh người vì khả năng thuần thục khi xử lý chuyện này của mình. Cô khinh thường cha mình, rất nhiều lúc khi ông còn sống, cô thấy ông là một phế vật, là một

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Xem tử vi ngày 13/03/2017 Thứ Hai ngày của 12 cung hoàng đạo

Người Vợ Bị Ung Thư Vú

Tự yêu

Biệt Thự Hoàng Tử

“Được thôi, cho tôi 200 ngàn tôi sang phòng ô sin giải quyết”