Họ hứa sẽ tặng bà những thước lụa vải vóc dài với văn hoa đầy nét tinh xảo của người phương Tây, những món ăn hải sản nổi tiếng mà chỉ thời vua chúa mới được thưởng thức…, hay hứa sẽ cho bà và Tâm Lan một cuộc sống ấm no, đầy đủ, không kể phân biệt cách đối xử với đứa con chung và riêng. Vậy mà, bà Xuân lắc đầu từ chối tất cả những thứ xa hoa, những lời ong bướm đường ngọt. Và đó cũng chính là lý do mà bà mang bầu lần thứ hai do một tên yêu râu xanh đã không thể cưỡng lại tình yêu, dục vọng trước nhan sắc của bà.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Cảnh người phụ nữ cô độc, bụng chửa con thơ khăn gói trên chuyến tàu từ Bắc vô Nam khi Tâm Lan vừa tròn ba tuổi. Từ đó, Tâm Lan có thêm một cậu em trai cùng mẹ khác cha, là Lộc.
- Dạ. Đẹp lắm. Ba cao lớn như một vị anh hùng vậy.
Tâm Lan giữ khư khư bức hình ba trong tay. Cô nhìn người ba không chớp mắt với một sự ngưỡng mộ trong mơ hồ. Từ khi Tâm Lan biết gọi ba, gọi mẹ thì người đàn ông ấy đã biến mất khỏi cuộc đời cô và chưa một lần xuất hiện.
- Ba con còn vẽ rất đẹp, ba con xây những ngôi nhà tình thương cho cả những người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa nữa. Con có tự hào về ba con không?
- Có chứ ạ. Nếu bạn nào ở lớp còn chọc quê con là đứa không có ba, nhất định con sẽ nói cho bạn đấy biết, ba con là người tốt, ba con là một anh hùng giàu lòng nhân ái, ba còn làm nhiều việc thiện, để bạn ấy phải ghen tị với con.
Bà Xuân vỗ về cho Tâm Lan ngủ. Đã biết bao nhiêu đêm, bà tự xoa nỗi đau của mình mà vẫn luôn trông đợi người đàn ông ấy sẽ quay trở về, dìu bà vượt qua nỗi đau và cùng nhau đi về phía thiên đàng – nơi đấy có thể sẽ hong khô nước mắt. Đã biết bao nhiêu năm, bà luôn mong ngóng: “Tâm Lan lớn lắm rồi, sao ông vẫn chưa trở lại để nhìn thấy sự trưởng thành của con”.
***
Bà Xuân khép lại cửa phòng và bước xuống hành lang. Những câu hát ru khe khẽ của Tâm Lan làm bà càng thêm đau khổ. Bóng đêm đen kìn kịt trong căn nhà như muốn nuốt chửng bà xuống hố sâu của những niềm đau tang tóc.
Bà ngồi xuống ghế sô pha ngoài phòng khách và rót một tách trà nóng. Bà nhấp miệng và cảm thấy vị đắng nghét. Nước mắt rơi lõng bõng như muốn lấp đầy khoảng trống của chiếc tách. Bà cứ thế ngồi lặng đi.
Thời gian chậm rãi trôi qua trong căn phòng yên ắng, lặng thinh. Tiếng tích tắc kim đồng hồ chậm rãi gõ nhịp thời gian càng làm không khí đêm thêm nặng trịch.
Hai giờ đêm, có bàn tay ai đang đụng vào khóa cửa ở cổng, nó lay lay phát ra tiếng động. Dù rất khẽ nhưng nó cũng đủ làm bà Xuân chợt tỉnh dậy trong giấc ngủ chập chờn. Bà từ từ đi về phía cổng nhìn ngó xung quanh nhưng bóng dáng của Hoàng Minh và chiếc xe đã mất hút trong cơn xoáy dữ dội của trời đêm.
Bà lắc đầu vì nghĩ mình vừa trải qua một giấc mơ đầy mộng mị. Gió đêm tạt vào người bà, lạnh buốt. Bà như tỉnh hẳn mà vẫn không hiểu vì sao giữa đêm khuya khoắt thế này, bà lại đứng giữa sân nhà tối thui.
Bà Xuân lẩm bẩm rồi lại lắc đầu: “Già rồi, lẩm cẩm quá”.
Chương 12
Bình Nguyên chăm chú ngắm nhìn từng cử chỉ, đường nét xinh đẹp trên khuôn mặt Tâm Lan.
- Cậu Lộc đưa bé Thảo tới trường rồi hả mẹ? – Giọng Tâm Lan khàn khàn với cơn ho đau rát nơi cổ họng. Vầng trán hơi hâm hấp nóng. Cô ho hắng một lúc rồi tiến về phía bếp.
- Ừ. Con dậy rồi đấy à? Con bé Thảo với thằng Khánh ăn sáng xong rồi theo vợ chồng thằng Lộc đi luôn.
Bà Xuân quay người lại và mỉm cười với Tâm Lan. Cô cũng thừa tinh ý để nhận ra sự mệt mỏi đang hiển hiện trên khuôn mặt mẹ, mặc cho bà Xuân đã cố giấu diếm chúng đi bằng một nụ cười khẽ và cái nhìn trìu mến như mỗi ngày. Và bỗng dưng, nước mắt cô cứ trào ra như không gì có thể ngăn cản nổi.
Bà Xuân hốt hoảng. Bà vội vã khóa bếp ga rồi chạy lại phía Tâm Lan đang đứng. Nhưng khi bà chưa kịp nói gì thì Tâm Lan đã ôm chặt lấy bà và khóc nức nở như một đứa trẻ.
- Tâm Lan. Tâm Lan. Con làm sao thế này?
Bà Xuân vỗ vai Tâm Lan. Bà biết, nước mắt của con gái bà đã thấm qua lớp áo vải màu nâu, ngấm dần và vừa kịp chạm tới làn da. Chúng nóng hổi mà sao bà cảm thấy lạnh giá.
Tâm Lan vẫn khóc thút thít. Cô không trả lời. Cô cứ khóc trên vai bà như ngày học lớp một bị tụi trẻ hàng xóm ghẹo trêu là đứa bé không có ba.
Rồi bà Xuân cũng lặng im. Bà lắng nghe âm vang của tiếng khóc. Bà hòa mình trong nỗi đau và không sao cầm lòng nổi. Nước mắt bà cũng bắt đầu rỉ ra và chảy xuống.
Xót xa vô bến bờ.
Những nhịp đập thời gian lặng lẽ trôi đi, Tâm Lan dần lấy lại được bình tĩnh và thả lỏng vòng ôm. Cô nhích vài bước chân ra xa người bà Xuân một chút. Rồi tự dưng, đôi môi cô lại nở một nụ cười, cứ như thể những giây phút buồn bã vừa mới xảy ra không hề tồn tại.
- Con thích ở với mẹ. – Tâm Lan buông cả hai tay ra khỏi người bà Xuân rồi nở nụ cười mếu máo. Cô quệt nước mắt và nói tiếp. – Tại đã từ lâu lắm rồi, con không được dùng bữa sáng do chính tay mẹ nấu. Nên con… – Tâm Lan ngập ngừng.
- Mẹ không thích con nói dối, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại. – Bà Xuân đưa tay vén những lọn tóc xõa trên gương mặt của Tâm Lan sang hai bên. Chưa bao giờ bà cảm thấy Tâm Lan lại tỏ ra hết sức trẻ con như thế này trong suốt nhiều năm qua. – Bởi vì, người đứng trước mặt là mẹ của con, chứ không phải ai khác. – Bà Xuân nhỏ nhẹ nói. Đồng thời, bà đưa tay gạt nước mắt cho cô.
Tâm Lan im lặng. Cô cúi thấp đầu xuống một chút. Hai bàn tay cô vân vê sợi dây quấn quanh vòng eo chiếc váy. Đôi vai mảnh cứ run lên đều đều theo tiếng nấc. Hành động có phần “ngô nghê” như đứa trẻ vừa mắc phải lỗi với người lớn khiến bà Xuân cười thầm.
- Tâm Lan. – Bà Xuân nghiêm giọng lại. – Sáng nay, mẹ làm món bún mọc mà con vẫn thích. Con không muốn thử sao?
Tâm Lan ngẩng đầu lên. Cô gật gật đầu. Đôi môi được giãn ra, nước mắt vẫn tràn xuống và tưới ướt những đường nứt nẻ. Lần này thì tự cô đưa tay quệt ngang sang hai bên má.
- Vậy thì ngồi ngoan ngoãn vào bàn ăn đi, con mèo nhỏ của mẹ ạ.
Bà Xuân cười âu yếm với Tâm Lan rồi quay trở lại bếp.
- À mà con đã khỏe hẳn chưa? Vội vàng tới công ty làm chi cho sớm. Nhỡ đổ bệnh nặng hơn thì tội nghiệp. – Vừa nhắc nhở con gái, bà Xuân vừa bưng hai tô bún mọc ra bàn ăn. Giọng bà hối thúc. – Con ra ăn mau cho nóng, kẻo nguội thì mất ngon. Mẹ để thuốc và nước lọc ngay trên bàn rồi đấy.
- Dạ. Mẹ cũng ăn luôn đi cho nóng ạ.
Tâm Lan ngồi xuống bàn ăn. Cảm giác nôn nao trước mùi thơm khó cưỡng của món bún mọc khiến cô vừa thèm thuồng vừa muốn chạy ào vào toilet ngay lập tức. Bà Xuân cũng đã phát hiện ra những biểu hiện lạ của Tâm Lan trong vài ngày gần đây.
- Con có tin vui phải không, Tâm Lan?
- Dạ? – Tâm Lan bước ra khỏi cửa toilet và cảm nhận được đường nét chân mày đang nhíu lại của bà Xuân như muốn nhắc lại câu hỏi thêm một lần nữa. Cô ấp úng thừa nhận. – Dạ vâng ạ.
- Con đang phân vân vì đứa bé trong bụng ư?
- Dạ, không ạ. Con sẽ làm tất cả để đứa bé được tồn tại.
Tâm Lan quả quyết và nhìn nét mặt có phần hơi lo lắng của bà Xuân. Cô kéo ghế và ngồi xuống phía đối diện.
Đôi khi số phận của những người phụ nữ rất giống nhau. Có thể điểm xuất phát khác nhau, những con đường mòn đi qua cũng khác nhau nhưng đâu đấy cái đích mà họ tìm đến lại luôn có điểm chung hoặc y chang như bản sao cóp nhặt. Tâm Lan đan
Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Cảnh người phụ nữ cô độc, bụng chửa con thơ khăn gói trên chuyến tàu từ Bắc vô Nam khi Tâm Lan vừa tròn ba tuổi. Từ đó, Tâm Lan có thêm một cậu em trai cùng mẹ khác cha, là Lộc.
- Dạ. Đẹp lắm. Ba cao lớn như một vị anh hùng vậy.
Tâm Lan giữ khư khư bức hình ba trong tay. Cô nhìn người ba không chớp mắt với một sự ngưỡng mộ trong mơ hồ. Từ khi Tâm Lan biết gọi ba, gọi mẹ thì người đàn ông ấy đã biến mất khỏi cuộc đời cô và chưa một lần xuất hiện.
- Ba con còn vẽ rất đẹp, ba con xây những ngôi nhà tình thương cho cả những người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa nữa. Con có tự hào về ba con không?
- Có chứ ạ. Nếu bạn nào ở lớp còn chọc quê con là đứa không có ba, nhất định con sẽ nói cho bạn đấy biết, ba con là người tốt, ba con là một anh hùng giàu lòng nhân ái, ba còn làm nhiều việc thiện, để bạn ấy phải ghen tị với con.
Bà Xuân vỗ về cho Tâm Lan ngủ. Đã biết bao nhiêu đêm, bà tự xoa nỗi đau của mình mà vẫn luôn trông đợi người đàn ông ấy sẽ quay trở về, dìu bà vượt qua nỗi đau và cùng nhau đi về phía thiên đàng – nơi đấy có thể sẽ hong khô nước mắt. Đã biết bao nhiêu năm, bà luôn mong ngóng: “Tâm Lan lớn lắm rồi, sao ông vẫn chưa trở lại để nhìn thấy sự trưởng thành của con”.
***
Bà Xuân khép lại cửa phòng và bước xuống hành lang. Những câu hát ru khe khẽ của Tâm Lan làm bà càng thêm đau khổ. Bóng đêm đen kìn kịt trong căn nhà như muốn nuốt chửng bà xuống hố sâu của những niềm đau tang tóc.
Bà ngồi xuống ghế sô pha ngoài phòng khách và rót một tách trà nóng. Bà nhấp miệng và cảm thấy vị đắng nghét. Nước mắt rơi lõng bõng như muốn lấp đầy khoảng trống của chiếc tách. Bà cứ thế ngồi lặng đi.
Thời gian chậm rãi trôi qua trong căn phòng yên ắng, lặng thinh. Tiếng tích tắc kim đồng hồ chậm rãi gõ nhịp thời gian càng làm không khí đêm thêm nặng trịch.
Hai giờ đêm, có bàn tay ai đang đụng vào khóa cửa ở cổng, nó lay lay phát ra tiếng động. Dù rất khẽ nhưng nó cũng đủ làm bà Xuân chợt tỉnh dậy trong giấc ngủ chập chờn. Bà từ từ đi về phía cổng nhìn ngó xung quanh nhưng bóng dáng của Hoàng Minh và chiếc xe đã mất hút trong cơn xoáy dữ dội của trời đêm.
Bà lắc đầu vì nghĩ mình vừa trải qua một giấc mơ đầy mộng mị. Gió đêm tạt vào người bà, lạnh buốt. Bà như tỉnh hẳn mà vẫn không hiểu vì sao giữa đêm khuya khoắt thế này, bà lại đứng giữa sân nhà tối thui.
Bà Xuân lẩm bẩm rồi lại lắc đầu: “Già rồi, lẩm cẩm quá”.
Chương 12
Bình Nguyên chăm chú ngắm nhìn từng cử chỉ, đường nét xinh đẹp trên khuôn mặt Tâm Lan.
- Cậu Lộc đưa bé Thảo tới trường rồi hả mẹ? – Giọng Tâm Lan khàn khàn với cơn ho đau rát nơi cổ họng. Vầng trán hơi hâm hấp nóng. Cô ho hắng một lúc rồi tiến về phía bếp.
- Ừ. Con dậy rồi đấy à? Con bé Thảo với thằng Khánh ăn sáng xong rồi theo vợ chồng thằng Lộc đi luôn.
Bà Xuân quay người lại và mỉm cười với Tâm Lan. Cô cũng thừa tinh ý để nhận ra sự mệt mỏi đang hiển hiện trên khuôn mặt mẹ, mặc cho bà Xuân đã cố giấu diếm chúng đi bằng một nụ cười khẽ và cái nhìn trìu mến như mỗi ngày. Và bỗng dưng, nước mắt cô cứ trào ra như không gì có thể ngăn cản nổi.
Bà Xuân hốt hoảng. Bà vội vã khóa bếp ga rồi chạy lại phía Tâm Lan đang đứng. Nhưng khi bà chưa kịp nói gì thì Tâm Lan đã ôm chặt lấy bà và khóc nức nở như một đứa trẻ.
- Tâm Lan. Tâm Lan. Con làm sao thế này?
Bà Xuân vỗ vai Tâm Lan. Bà biết, nước mắt của con gái bà đã thấm qua lớp áo vải màu nâu, ngấm dần và vừa kịp chạm tới làn da. Chúng nóng hổi mà sao bà cảm thấy lạnh giá.
Tâm Lan vẫn khóc thút thít. Cô không trả lời. Cô cứ khóc trên vai bà như ngày học lớp một bị tụi trẻ hàng xóm ghẹo trêu là đứa bé không có ba.
Rồi bà Xuân cũng lặng im. Bà lắng nghe âm vang của tiếng khóc. Bà hòa mình trong nỗi đau và không sao cầm lòng nổi. Nước mắt bà cũng bắt đầu rỉ ra và chảy xuống.
Xót xa vô bến bờ.
Những nhịp đập thời gian lặng lẽ trôi đi, Tâm Lan dần lấy lại được bình tĩnh và thả lỏng vòng ôm. Cô nhích vài bước chân ra xa người bà Xuân một chút. Rồi tự dưng, đôi môi cô lại nở một nụ cười, cứ như thể những giây phút buồn bã vừa mới xảy ra không hề tồn tại.
- Con thích ở với mẹ. – Tâm Lan buông cả hai tay ra khỏi người bà Xuân rồi nở nụ cười mếu máo. Cô quệt nước mắt và nói tiếp. – Tại đã từ lâu lắm rồi, con không được dùng bữa sáng do chính tay mẹ nấu. Nên con… – Tâm Lan ngập ngừng.
- Mẹ không thích con nói dối, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại. – Bà Xuân đưa tay vén những lọn tóc xõa trên gương mặt của Tâm Lan sang hai bên. Chưa bao giờ bà cảm thấy Tâm Lan lại tỏ ra hết sức trẻ con như thế này trong suốt nhiều năm qua. – Bởi vì, người đứng trước mặt là mẹ của con, chứ không phải ai khác. – Bà Xuân nhỏ nhẹ nói. Đồng thời, bà đưa tay gạt nước mắt cho cô.
Tâm Lan im lặng. Cô cúi thấp đầu xuống một chút. Hai bàn tay cô vân vê sợi dây quấn quanh vòng eo chiếc váy. Đôi vai mảnh cứ run lên đều đều theo tiếng nấc. Hành động có phần “ngô nghê” như đứa trẻ vừa mắc phải lỗi với người lớn khiến bà Xuân cười thầm.
- Tâm Lan. – Bà Xuân nghiêm giọng lại. – Sáng nay, mẹ làm món bún mọc mà con vẫn thích. Con không muốn thử sao?
Tâm Lan ngẩng đầu lên. Cô gật gật đầu. Đôi môi được giãn ra, nước mắt vẫn tràn xuống và tưới ướt những đường nứt nẻ. Lần này thì tự cô đưa tay quệt ngang sang hai bên má.
- Vậy thì ngồi ngoan ngoãn vào bàn ăn đi, con mèo nhỏ của mẹ ạ.
Bà Xuân cười âu yếm với Tâm Lan rồi quay trở lại bếp.
- À mà con đã khỏe hẳn chưa? Vội vàng tới công ty làm chi cho sớm. Nhỡ đổ bệnh nặng hơn thì tội nghiệp. – Vừa nhắc nhở con gái, bà Xuân vừa bưng hai tô bún mọc ra bàn ăn. Giọng bà hối thúc. – Con ra ăn mau cho nóng, kẻo nguội thì mất ngon. Mẹ để thuốc và nước lọc ngay trên bàn rồi đấy.
- Dạ. Mẹ cũng ăn luôn đi cho nóng ạ.
Tâm Lan ngồi xuống bàn ăn. Cảm giác nôn nao trước mùi thơm khó cưỡng của món bún mọc khiến cô vừa thèm thuồng vừa muốn chạy ào vào toilet ngay lập tức. Bà Xuân cũng đã phát hiện ra những biểu hiện lạ của Tâm Lan trong vài ngày gần đây.
- Con có tin vui phải không, Tâm Lan?
- Dạ? – Tâm Lan bước ra khỏi cửa toilet và cảm nhận được đường nét chân mày đang nhíu lại của bà Xuân như muốn nhắc lại câu hỏi thêm một lần nữa. Cô ấp úng thừa nhận. – Dạ vâng ạ.
- Con đang phân vân vì đứa bé trong bụng ư?
- Dạ, không ạ. Con sẽ làm tất cả để đứa bé được tồn tại.
Tâm Lan quả quyết và nhìn nét mặt có phần hơi lo lắng của bà Xuân. Cô kéo ghế và ngồi xuống phía đối diện.
Đôi khi số phận của những người phụ nữ rất giống nhau. Có thể điểm xuất phát khác nhau, những con đường mòn đi qua cũng khác nhau nhưng đâu đấy cái đích mà họ tìm đến lại luôn có điểm chung hoặc y chang như bản sao cóp nhặt. Tâm Lan đan