Những vệt dài đan chéo - Truyện Ngắn - thichdoctruyen.yn.lt
Snack's 1967

Những vệt dài đan chéo (xem 40)

Những vệt dài đan chéo

Những vệt dài đan chéo

Theo dõi
Ngày tôi gặp cô, trời không mưa và cũng chẳng hề có dấu hiệu mưa, nhưng mây lại ngả màu hơi xam xám. Đã là đầu thu, cái nắng gay gắt của mùa hè như dịu bớt nhường chỗ cho cơn gió mang hơi se se, cuốn những chiếc lá xoay tròn, xoay tròn mãi trong không gian trước khi chạm khẽ xuống nền sân yên tĩnh… Thoạt tiên, tôi không biết Yukiko là người Nhật. Có rất nhiều người Nhật học sơn mài ở The Lacquer, nhưng theo tôi thấy, họ thường có nước da trắng hơi bệch đặc trưng xứ lạnh, đôi mắt một mí nhỏ khôn ngoan. Còn cô gái này, mái tóc dài đen nhánh, làn da nâu rám nắng, và đôi mắt… Làm sao tôi miêu tả đôi mắt cô ấy được nhỉ? Nó rất sâu, sâu thăm thẳm, đen và buồn da diết. Tôi tin tôi đã yêu mến Yukiko ngay từ lần đầu gặp cô, khi cô cất giọng nhỏ nhẹ bằng tiếng Anh chuẩn: - Tôi muốn học sơn mài Việt Nam. Nghe nói ở đây có dạy sơn mài cho người nước ngoài? - À… vâng! – Tôi mất một lúc lâu mới cất được nên lời. Có gì đó trong dáng vẻ và giọng nói của cô khiến tôi mất ý thức trong giây lát. Vâng, ở đây có dạy sơn mài. Để tôi đưa chị vào gặp anh Hoàng. Anh ấy là chủ, cũng là người trực tiếp dạy ở đây. Đã khá lâu rồi kể từ cái ngày tôi đến với gallery nhỏ bé này như một sự tình cờ không định trước. Gallery của anh chỉ là một căn phòng nhỏ xíu nằm trên gác hai khu tập thể, với những ghế bàn yên lặng và khoảng ban công ngập nắng. Tôi lập tức thấy mến ngay cái vẻ tĩnh tại bình yên nơi đây. Nó như một khoảng lặng của phố phường, một góc nhỏ giữa thế gian. Bàn tre ghế tre tỏa mùi hương thôn dã và đẹp kiểu mộc mạc như tôn thêm sắc lung linh của những bức sơn mài hơi tối trên khung tường vắng lặng. Nắng từ ngoài hiên hắt lên tường tạo nên từng mảng chuyển động li ti lấp lánh trên thân thể những thiếu nữ khỏa thân, làng quê và phố xá. Cụ thể cái gì ở nơi này đã níu bước chân tôi: hấp lực từ những bức tranh hay cái tĩnh tại lặng yên như thể được quay về thời thơ bé với mảnh sân, vườn quả, đống rơm và chiếc võng lắc lư dưới gốc cây xào xạc trưa hè? Tất nhiên, cả hai điều ấy hẳn chưa thể đủ để níu giữ một đứa con gái lạc loài luôn miên man thể nghiệm và thích trôi dạt theo xô cuốn dòng đời như tôi. Người đàn ông chừng ba mươi tuổi, có lẽ hơn một chút đang lặng lẽ với ấm trà mạn Bát Tràng vẽ hoa xanh, điếu thuốc hững hờ giữa hai ngón tay đậm mùi sương gió. Tôi không thích anh vì mái tóc dài rất ra chất “họa sĩ”, không phải vì cái tĩnh tại êm ả bao phủ quanh anh, mà là bởi cái “thần” toát ra từ mỗi cử chỉ, dáng vẻ và ánh mắt của người đàn ông ấy. Anh có cái vẻ từng trải của người đã đi qua nhiều miền sóng gió và đau đớn, tuy nhiên cái từng trải ấy lại không làm anh trở thành chai lì vô cảm như thường phải thế. Nhìn thẳng vào đôi mắt màu nâu sẫm dào dạt như sóng ngoài khơi, mịt mùng như gió cát trên sa mạc, tôi thấy như cả bể dâu quẫn đạp khốn cùng của nhân loại chơi vơi bỗng tan biến thành muôn ngàn hạt li ti, lắng đọng trong đôi đồng tử lặng yên, điềm tĩnh… Thế! Và tôi ở lại gallery. Anh hỏi: - Sao em muốn làm việc ở đây? Em muốn làm việc gì? Thay vì trả lời ngay, tôi nhìn quanh. Có vẻ như anh chẳng có nhiều nhân viên cho lắm. - Bất cứ việc gì. Em thích không gian nơi này, và gallery của anh có vẻ thích hợp cho một lữ khách đường dài gối mỏi muốn dừng chân. Nói xong câu ấy, tôi cười nhẹ, cảm thấy hơi ngượng nghịu vì những ngôn ngữ văn hoa sách vở dường như không thích hợp trong bất cứ đoạn đối thoại nào, và cũng bởi những lý do thật thà và thiếu sót tôi vừa nêu ra cho ý muốn ở lại nơi này. Tuy nhiên, anh không chê trách gì chuyện ấy, chỉ lặng nhìn tôi hồi lâu rồi khẽ gật đầu, mỉm cười… Bắt đầu từ đó, đều đặn mỗi buổi sáng, tôi tới gallery của anh, mở tung mọi cửa sổ cho ánh nắng sớm tràn vào phòng và quét tước sạch sẽ mọi thứ trước khi anh đến. Anh đến gallery hàng ngày, nhưng không chỉ để vẽ tranh mà còn nhận dạy sơn mài cho người nước ngoài. Vì kế sinh nhai, tôi nghĩ thế. Nực cười, nhưng cho dù bạn là “nghệ” lớn, bạn có tâm hồn rộng mở, bạn nghe hiểu được tiếng hót loài chim và cảm được những xao động của mùa về trong không khí… thì bạn vẫn phải ăn, phải uống, phải mặc quần áo và chịu trách nhiệm với cuộc sống của những người thân. Trong giờ làm việc, những khi vờ như đang chăm chú với những mài tranh, đi nét, gắn trứng, rửa thép, rửa mo… tôi thường lén nhìn anh. Anh trò chuyện với các học viên của mình bằng một thái độ nhã nhặn, vui vẻ, và dường như có phần hơi cam chịu. Tôi biết, đó là nỗi cam chịu của một kẻ yêu nghệ thuật đến quên thân, muốn sống chết trung thành với nghệ thuật, nhưng cuối cùng vẫn bị loay hoay bởi những cơm áo gạo tiền. Tôi yêu mến anh, ngầm sẻ chia với anh bằng những hành động nhỏ nhặt như một ánh mắt quan tâm, sự lắng nghe đầy cảm thông hay ly nước mát giải khát sau những giờ làm việc dài mệt mỏi. Tôi cũng chẳng mong gì hơn là được ở bên anh như thế. Mọi thứ đã thật yên bình, cho tới ngày Yukiko – cô gái xinh đẹp xuất hiện ở phòng tranh. Thoạt tiên, tôi không cảm thấy có sự nguy hiểm tiềm tàng nào ở cô gái người Nhật duyên dáng ấy. Cô… mặc dầu đẹp đến ngỡ ngàng, nhưng lại giản dị và đoan trang hết sức. Nhìn cô, tôi chợt liên tưởng đến những phụ nữ Nhật truyền thống xưa và nghĩ đúng ra cô phải mặc kimono thắt đai to bản, vấn tóc cao và ngồi gập gối trên thềm cửa mới đúng. Yukiko theo học lớp sơn mài ba buổi một tuần. Thông minh và cũng sẵn có khiếu, cô lĩnh hội những gì anh dạy rất nhanh, chẳng mấy chốc đã tự vẽ được những bức tranh của riêng mình. Tôi không hiểu hết được ngôn ngữ của những mảng màu tưởng như được cô đặt một cách ngẫu hứng trên nền sơn đen. Đâu đó, trong một lúc nào đó, khi lặng ngắm tranh cô, tôi thoáng bắt gặp bóng hình một người đàn bà tóc dài khỏa thân trong vần vũ màu sắc như mưa giông. Thậm chí tôi còn ngỡ mình đã nghe thấy cả nước mắt, tiếng hét và những nụ cười bị bỏ quên, nhuốm màu sắc man dại hoang sơ như từ thời đẻ đất. Mong manh lắm, thỉnh thoảng lắm mới chớp được một chấm nhỏ bình thản trong tranh Yukiko, như tia nắng sáng nhạt giữa ngày âm u giông bão, nhưng chừng ấy thật chẳng đủ bù. Yukiko học sáng và đến buổi trưa, khi các học viên khác đều đã ra về hết, cô kéo tôi vào bếp rủ làm sushi Makizushi. Làm sushi phải rất khéo tay, cô hướng dẫn tôi cách trộn cơm thổi từ gạo Nhật với hỗn hợp dấm, đường; rải đều lên lá rong biển nori, xếp thêm một lớp nhân: có thể là trứng cá hồi, tôm thái lát hoặc ruốc cá sợi li ti lên trên và quấn thành một cuộn dài thật chặt, sao cho đến lúc cắt lát ra cũng không bị bong. Cứ theo như cô nói thì sushi là “quốc hồn quốc túy” của người Nhật, nhưng thức ăn Nhật không phải chỉ có thế. Tôi kinh ngạc nhìn cô thoăt thoắt lạng từng miếng mỏng thịt cá hồi, ướp lạnh trên khay đá để ăn với xì dầu trộn mù tạt wasabi xanh; hay bày biện từng phần trong “vườn hoa” cơm hộp obento. Thức ăn Nhật thanh đạm và dễ chịu đầu óc. Tôi và anh dần quen với những bữa trưa nhỏ nhắn đựng trong đĩa sứ vuông có phủ chiếc lá trúc màu xanh sẫm đặc trưng Nhật Bản, món trà mạn yêu thích ngày xưa giờ đổi sang trà Nhật sang trọng thơm phức và những bức tranh – dữ dội – của Yukiko bắt đầu xuất hiện trên nhữn

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Anh khóc làm gì, không phải tình yêu nào cũng rộng lượng được đâu

Tựa như tình yêu

Em Là Hạnh Phúc Đời Anh

Cô nàng lính đặc chủng xinh đẹp

Bị nhà chồng coi như osin vợ tức giận bỏ đi, chồng vẫn còn lên mặt dọa đuổi luôn nào ngờ bị vợ đáp trả tơi bời