Mẹ Em Là Nông Dân
Theo dõi
Mẹ – người phụ nữ quê hiền hậu. Mẹ – một nắng hai sương tảo tần. Mẹ – gánh cả cuộc đời 3 anh em trên đôi vai hao gầy nặng trĩu, dáng mẹ hao gầy đổ bóng dưới cái nắng hè gay gắt, nhọc nhằn đi qua những ngày mưa rét căm căm, trên con đường quê dài hun hút, một mình!
Thuở bé, bố chẳng có ở nhà, và vì lý do bố bị bệnh, ốm đau liên miên nên vì thế cũng chẳng giúp được gì cho mẹ. Một mình mẹ vẫn cứ cặm cụi bước thấp bước cao, từ việc to tới việc nhỏ trong nhà đều một tay mẹ lo toan.
Cuộc sống ở làng quê, cái nghèo cứ bám riết lấy, người phụ nữ ấy một nách 3 đứa con, chỉ lo ăn đủ bữa qua ngày đã mệt mỏi lắm rồi, nói gì tới việc cho chúng em một cuộc sống bằng bạn bằng bè, mua cho chúng em những bộ quần áo mới, như những con nhà có đủ cả bố lẫn mẹ.
Em vẫn thường nghe các bác hàng xóm nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà giữ tổ”, trong cái đầu ngây ngô lúc đó của em, em chẳng hiểu gì câu nói đó, lớn lên và đi qua nhiều chặng đường mới thấm thía, mẹ vừa phải xây nhà, vừa phải giữ tổ, một mình!
Đã có những lúc em tủi thân, khi nhìn nhỏ bạn được bố tổ chức sinh nhật cho, còn mẹ chả biết sinh nhật của con là gì, em chưa bao giờ trách mẹ, chỉ thấy cái nghèo giống như một cái tội. Mẹ vừa làm bố, vừa làm mẹ, những gánh lúa nặng trĩu trên vai từ ngoài đồng về nhà, dưới cái nắng hè đổ lửa hay trong mùa nước ngập lụt. Cứ như thế mẹ nuôi chúng em lớn khôn, trong căn nhà vách đắp đất được ông bà làm cho từ khi về làm dâu.
Mỗi mùa tháng 7 khi những cơn lũ kéo về, mùa mưa, những cơn mưa cứ xối xả ập từ mái tranh đổ xuống, cả bốn mẹ con lại phải chui xuống gầm giường vào giữa đêm, trong lòng thì lo sợ nhỡ cái nhà đổ xụp xuống cả bốn mẹ con chết thì sao. Mẹ lo không thể bảo về được chúng em qua những ngày bão như thế, nên lại vay tiền lãi, và nhờ ông bà ngoại, xây cho một cái nhà nửa đắp đất, nửa có bờ tường gạch, vì ko đủ tiền nên phải làm tạm cái bờ hậu có gạch cho vững hơn và cái nhà này đặc biệt hơn là có mái ngói thay vì lợp dạ, nhọc nhằn lắm mới cất được cái nhà như thế.
Khi con người ta nghèo về vật chất, thì sẽ kéo theo nhiều cay đắng trong cách xã giao hay đối nhân xử thế với gia đình, vì mẹ nghèo nên mẹ chẳng thể có tiếng nói hay chỗ đứng gì trong gia đình nhà chồng, dù vẫn cứ cô đơn một mình nuôi ba anh em trong cái nghèo, trong sự cô đơn. Mẹ hiền, hiền lắm, hiền tới mức nhu nhược, chẳng nói nặng với ai bao giờ, mỗi lần ấm ức với ông bà nội, mẹ thường khóc về đêm, cũng chẳng hề kêu than hay phàn nàn, cứ như thể lẽ đời phải chịu đựng một cuộc sống cơ cực như thế.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, vụ hè cũng như vụ đông, mẹ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, quần xắn ngang ống chân, người cao gầy mảnh khảnh, đánh đổi cả cuộc đời mình để chúng em được đi học như các bạn, được ăn cơm trắng ko phải độn ngô, độn khoai.
Hồi nhỏ nhà nghèo, không có nổi cái bật lửa, mẹ cũng không bao giờ chịu bỏ tiền mua cái bật lửa, cứ bắt chúng em phải đi xin lửa nhà hàng xóm, rồi gói cái viên than vào cái nắm rơm, mỗi lần như thế phải chạy thật nhanh về nhà để ko bị tắt, rồi thì rất sợ những lúc nấu cơm bị tắt lửa, phồng mang trợn má lên thổi phù phù, ấy thế mà nài nỉ bao lần mãi mẹ mới chịu mua cho cái bật lửa. Nhà cũng chẳng có cái Tivi, mỗi lần có cái phim Tôn Ngộ Không thần kỳ đó, chỉ mong được đi đến nhà hàng xóm ngồi ngó từ ngoài hè, toàn bị bọn trẻ con nó xua đuổi. Lúc đó chỉ ước giá mà mẹ mua cho 3 anh em cái Tivi đen trắng cho thỏa nỗi thèm khát xem Tôn Ngộ Không hay những phim hoạt hình Thủy Thủ Mặt Trăng ..…Nhưng đó là ước mơ không có thật vì mẹ chưa bao giờ dám nghĩ tới điều đó.
Lúc bé, trong ba anh em, em là đứa khỏe nhất, chẳng bao giờ ốm đau, còn em gái và anh trai thì ốm liên tục, mỗi lần như vậy lại được mẹ mua thức ăn hay là liều thịt con gà, và được mẹ chăm đặc biệt hơn. Có lẽ những lo toan cơm gạo áo tiền làm mẹ không có được những cử chỉ chăm sóc nhẹ nhàng với em, và vì lẽ đó, em tủi thân lắm, thường hay khóc một mình, rồi lại cầu trời khấn phật cho mình được…ốm, chỉ vì muốn được mẹ quan tâm, nhưng lạ thay cái sự cầu xin ốm của em chưa một lần được ông trời nghe thấy suốt thời thơ ấu. Sau này lớn lên xa nhà, mỗi lần ốm là không dám gọi điện về vì sợ mẹ lo.
Ở quê ngày đó, con gái thường không được cân nhắc tới việc học mà mốc tối đa cho những đứa con gái nhà nghèo được tới trường là hết lớp 7. Cái số 7 đáng ghét, khi mỗi lần em nghĩ tới việc hết lớp 7 là sự nghiệp học hành cũng bị kết thúc, em thường chui vào một xó nào đó và khóc, cầu mong sao cho cái lớp 7 trôi đi thật chậm. Suốt năm học lớp 7, em thường chia sẻ với thầy cô dạy Văn, Sử, Địa về trường hợp của mình, các thầy cô thương em hiếu học, lại hay được đi thi lớp năng khiếu của cả 3 môn, rồi thi vở sạch chữ đẹp, nên thầy cô mến. Thầy cô giúp bằng cách năm đó miễn cho em một nửa học phí vì là con hộ nghèo, và được tặng 1 cái áo sơ mi mặc tết.
Giải pháp 50% học phí quả là quá hữu hiệu, và như một tia sáng tràn trề hi vọng trong em, em về nói chuyện với mẹ, mẹ chỉ chia sẻ vấn đề không phải chỉ là học phí, nếu em nghỉ học thì có thể giúp mẹ được nhiều việc hơn cho gia đình. Em biết thế là hi vọng kia lại bị dập tắt rồi, em buồn và lại đi tìm cô giáo nói chuyện, cái trường làng đó có mấy học sinh là con nhà khá giả, có chăng cũng chỉ vì các bạn có cả bố lẫn mẹ, thầy cô nào đi lo được hết cho số lượng học sinh con nhà nghèo chiếm 2/3 trường như vậy.
Thầy Bảo dạy Sử nhìn em xót xa, nhưng thầy cũng chỉ là một giáo viên trường làng, hàng ngày đi dạy bằng chiếc xe đạp cọc cạch, thầy cũng phải nuôi gia đình, ai lo được cho em. Em biết thế là số phận đã an bài, cuối năm học lớp 7 cứ ngày một gần tới, cuối cùng thì nó cũng tới thật. Cô giáo hỏi em lần cuối cùng, em mơ ước điều gì cho tương lai. Em vẫn thỏ thẻ “Em ước gì được học hết lớp 9, rồi sau này em sẽ được học đại học và được làm giáo viên dạy văn giống như cô”.
Em về kể lại đoạn hội thoại về “ước mơ” với mẹ, lần này mẹ không nói gì, chỉ im lặng, sáng hôm sau ngủ dậy, em thấy gối mẹ ướt, và biết rằng mẹ đã khóc suốt đêm. Chẳng có lý do gì theo việc học nữa, biết rõ câu trả lời từ mẹ dù mẹ chẳng nói lời nào. Ngày nhỏ em thường biến lũ trẻ trong xóm làm học sinh, rồi em giả vờ làm cô giáo, tay cầm cái “thước” được bẻ ở ngoài bờ dào, từ cành củi khô, cứ lúc nào lũ trẻ nhao nhao lên, em lại vung cái thước”thần kỳ” ra vẻ uy quyền lắm. Vì thường ở nhà bà ngoại, cậu làm giáo viên nên em thích đọc truyện, thích học văn, thích viết lách và cứ thế ước mơ hình thành là một cô giáo dạy văn, nhưng ước mơ đó chẳng thành chỉ vì mẹ nghèo quá. Một ngày cuối tháng 5, em cầm tấm giấy khen cuối cùng của đời học sinh tại thời điểm đó, về khoe mẹ, rồi trong cả mùa hè vẫn hi vọng mong manh, rằng có một phép mầu thần kỳ sẽ cho em được đi học lớp 8.
Ngày khai giảng lớp 8, cô em vào an ủi “Thôi đi khai giảng 1 ngày cùng các bạn cho vui, rồi về không đi học cũng được”. Em xấu hổ nên không dám đi như thế, rồi lại lấy sách lớp 8 của anh trai ở nhà tự học, và nhờ anh dạy, nhưng vì ngày nào cũng phải đi làm đồng với mẹ, cũng chẳng có thời gian mà tự học nữa, vậy là bỏ dở. Em
Theo dõi
Mẹ – người phụ nữ quê hiền hậu. Mẹ – một nắng hai sương tảo tần. Mẹ – gánh cả cuộc đời 3 anh em trên đôi vai hao gầy nặng trĩu, dáng mẹ hao gầy đổ bóng dưới cái nắng hè gay gắt, nhọc nhằn đi qua những ngày mưa rét căm căm, trên con đường quê dài hun hút, một mình!
Thuở bé, bố chẳng có ở nhà, và vì lý do bố bị bệnh, ốm đau liên miên nên vì thế cũng chẳng giúp được gì cho mẹ. Một mình mẹ vẫn cứ cặm cụi bước thấp bước cao, từ việc to tới việc nhỏ trong nhà đều một tay mẹ lo toan.
Cuộc sống ở làng quê, cái nghèo cứ bám riết lấy, người phụ nữ ấy một nách 3 đứa con, chỉ lo ăn đủ bữa qua ngày đã mệt mỏi lắm rồi, nói gì tới việc cho chúng em một cuộc sống bằng bạn bằng bè, mua cho chúng em những bộ quần áo mới, như những con nhà có đủ cả bố lẫn mẹ.
Em vẫn thường nghe các bác hàng xóm nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà giữ tổ”, trong cái đầu ngây ngô lúc đó của em, em chẳng hiểu gì câu nói đó, lớn lên và đi qua nhiều chặng đường mới thấm thía, mẹ vừa phải xây nhà, vừa phải giữ tổ, một mình!
Đã có những lúc em tủi thân, khi nhìn nhỏ bạn được bố tổ chức sinh nhật cho, còn mẹ chả biết sinh nhật của con là gì, em chưa bao giờ trách mẹ, chỉ thấy cái nghèo giống như một cái tội. Mẹ vừa làm bố, vừa làm mẹ, những gánh lúa nặng trĩu trên vai từ ngoài đồng về nhà, dưới cái nắng hè đổ lửa hay trong mùa nước ngập lụt. Cứ như thế mẹ nuôi chúng em lớn khôn, trong căn nhà vách đắp đất được ông bà làm cho từ khi về làm dâu.
Mỗi mùa tháng 7 khi những cơn lũ kéo về, mùa mưa, những cơn mưa cứ xối xả ập từ mái tranh đổ xuống, cả bốn mẹ con lại phải chui xuống gầm giường vào giữa đêm, trong lòng thì lo sợ nhỡ cái nhà đổ xụp xuống cả bốn mẹ con chết thì sao. Mẹ lo không thể bảo về được chúng em qua những ngày bão như thế, nên lại vay tiền lãi, và nhờ ông bà ngoại, xây cho một cái nhà nửa đắp đất, nửa có bờ tường gạch, vì ko đủ tiền nên phải làm tạm cái bờ hậu có gạch cho vững hơn và cái nhà này đặc biệt hơn là có mái ngói thay vì lợp dạ, nhọc nhằn lắm mới cất được cái nhà như thế.
Khi con người ta nghèo về vật chất, thì sẽ kéo theo nhiều cay đắng trong cách xã giao hay đối nhân xử thế với gia đình, vì mẹ nghèo nên mẹ chẳng thể có tiếng nói hay chỗ đứng gì trong gia đình nhà chồng, dù vẫn cứ cô đơn một mình nuôi ba anh em trong cái nghèo, trong sự cô đơn. Mẹ hiền, hiền lắm, hiền tới mức nhu nhược, chẳng nói nặng với ai bao giờ, mỗi lần ấm ức với ông bà nội, mẹ thường khóc về đêm, cũng chẳng hề kêu than hay phàn nàn, cứ như thể lẽ đời phải chịu đựng một cuộc sống cơ cực như thế.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, vụ hè cũng như vụ đông, mẹ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, quần xắn ngang ống chân, người cao gầy mảnh khảnh, đánh đổi cả cuộc đời mình để chúng em được đi học như các bạn, được ăn cơm trắng ko phải độn ngô, độn khoai.
Hồi nhỏ nhà nghèo, không có nổi cái bật lửa, mẹ cũng không bao giờ chịu bỏ tiền mua cái bật lửa, cứ bắt chúng em phải đi xin lửa nhà hàng xóm, rồi gói cái viên than vào cái nắm rơm, mỗi lần như thế phải chạy thật nhanh về nhà để ko bị tắt, rồi thì rất sợ những lúc nấu cơm bị tắt lửa, phồng mang trợn má lên thổi phù phù, ấy thế mà nài nỉ bao lần mãi mẹ mới chịu mua cho cái bật lửa. Nhà cũng chẳng có cái Tivi, mỗi lần có cái phim Tôn Ngộ Không thần kỳ đó, chỉ mong được đi đến nhà hàng xóm ngồi ngó từ ngoài hè, toàn bị bọn trẻ con nó xua đuổi. Lúc đó chỉ ước giá mà mẹ mua cho 3 anh em cái Tivi đen trắng cho thỏa nỗi thèm khát xem Tôn Ngộ Không hay những phim hoạt hình Thủy Thủ Mặt Trăng ..…Nhưng đó là ước mơ không có thật vì mẹ chưa bao giờ dám nghĩ tới điều đó.
Lúc bé, trong ba anh em, em là đứa khỏe nhất, chẳng bao giờ ốm đau, còn em gái và anh trai thì ốm liên tục, mỗi lần như vậy lại được mẹ mua thức ăn hay là liều thịt con gà, và được mẹ chăm đặc biệt hơn. Có lẽ những lo toan cơm gạo áo tiền làm mẹ không có được những cử chỉ chăm sóc nhẹ nhàng với em, và vì lẽ đó, em tủi thân lắm, thường hay khóc một mình, rồi lại cầu trời khấn phật cho mình được…ốm, chỉ vì muốn được mẹ quan tâm, nhưng lạ thay cái sự cầu xin ốm của em chưa một lần được ông trời nghe thấy suốt thời thơ ấu. Sau này lớn lên xa nhà, mỗi lần ốm là không dám gọi điện về vì sợ mẹ lo.
Ở quê ngày đó, con gái thường không được cân nhắc tới việc học mà mốc tối đa cho những đứa con gái nhà nghèo được tới trường là hết lớp 7. Cái số 7 đáng ghét, khi mỗi lần em nghĩ tới việc hết lớp 7 là sự nghiệp học hành cũng bị kết thúc, em thường chui vào một xó nào đó và khóc, cầu mong sao cho cái lớp 7 trôi đi thật chậm. Suốt năm học lớp 7, em thường chia sẻ với thầy cô dạy Văn, Sử, Địa về trường hợp của mình, các thầy cô thương em hiếu học, lại hay được đi thi lớp năng khiếu của cả 3 môn, rồi thi vở sạch chữ đẹp, nên thầy cô mến. Thầy cô giúp bằng cách năm đó miễn cho em một nửa học phí vì là con hộ nghèo, và được tặng 1 cái áo sơ mi mặc tết.
Giải pháp 50% học phí quả là quá hữu hiệu, và như một tia sáng tràn trề hi vọng trong em, em về nói chuyện với mẹ, mẹ chỉ chia sẻ vấn đề không phải chỉ là học phí, nếu em nghỉ học thì có thể giúp mẹ được nhiều việc hơn cho gia đình. Em biết thế là hi vọng kia lại bị dập tắt rồi, em buồn và lại đi tìm cô giáo nói chuyện, cái trường làng đó có mấy học sinh là con nhà khá giả, có chăng cũng chỉ vì các bạn có cả bố lẫn mẹ, thầy cô nào đi lo được hết cho số lượng học sinh con nhà nghèo chiếm 2/3 trường như vậy.
Thầy Bảo dạy Sử nhìn em xót xa, nhưng thầy cũng chỉ là một giáo viên trường làng, hàng ngày đi dạy bằng chiếc xe đạp cọc cạch, thầy cũng phải nuôi gia đình, ai lo được cho em. Em biết thế là số phận đã an bài, cuối năm học lớp 7 cứ ngày một gần tới, cuối cùng thì nó cũng tới thật. Cô giáo hỏi em lần cuối cùng, em mơ ước điều gì cho tương lai. Em vẫn thỏ thẻ “Em ước gì được học hết lớp 9, rồi sau này em sẽ được học đại học và được làm giáo viên dạy văn giống như cô”.
Em về kể lại đoạn hội thoại về “ước mơ” với mẹ, lần này mẹ không nói gì, chỉ im lặng, sáng hôm sau ngủ dậy, em thấy gối mẹ ướt, và biết rằng mẹ đã khóc suốt đêm. Chẳng có lý do gì theo việc học nữa, biết rõ câu trả lời từ mẹ dù mẹ chẳng nói lời nào. Ngày nhỏ em thường biến lũ trẻ trong xóm làm học sinh, rồi em giả vờ làm cô giáo, tay cầm cái “thước” được bẻ ở ngoài bờ dào, từ cành củi khô, cứ lúc nào lũ trẻ nhao nhao lên, em lại vung cái thước”thần kỳ” ra vẻ uy quyền lắm. Vì thường ở nhà bà ngoại, cậu làm giáo viên nên em thích đọc truyện, thích học văn, thích viết lách và cứ thế ước mơ hình thành là một cô giáo dạy văn, nhưng ước mơ đó chẳng thành chỉ vì mẹ nghèo quá. Một ngày cuối tháng 5, em cầm tấm giấy khen cuối cùng của đời học sinh tại thời điểm đó, về khoe mẹ, rồi trong cả mùa hè vẫn hi vọng mong manh, rằng có một phép mầu thần kỳ sẽ cho em được đi học lớp 8.
Ngày khai giảng lớp 8, cô em vào an ủi “Thôi đi khai giảng 1 ngày cùng các bạn cho vui, rồi về không đi học cũng được”. Em xấu hổ nên không dám đi như thế, rồi lại lấy sách lớp 8 của anh trai ở nhà tự học, và nhờ anh dạy, nhưng vì ngày nào cũng phải đi làm đồng với mẹ, cũng chẳng có thời gian mà tự học nữa, vậy là bỏ dở. Em