biết, hằng đêm mẹ vẫn khóc thầm, mẹ ko nói ra, cũng chẳng biểu hiện gì, nhưng em biết mẹ đau.
Mùa xuân năm sau đó, ở quê rộ lên “phong trào” đi lên Hà Nội làm Osin, có đánh chết em cũng chẳng biết Hà Nội là ở đâu, chỉ hình dung nhân vật Osin trong phim Osin của Nhật Bản, nghĩ tới là đã sợ rồi. Anh trai cứ bám theo mẹ nhằng nhẵng phân tích cho mẹ hiểu là đừng cho em đi, như thế mất lòng tự trọng, anh không muốn xa em vì hai anh em mến nhau nhất nhà, nhưng mẹ cũng chẳng nói thêm câu gì, và em cũng hiểu, một lần nữa mẹ lại rất đau đớn trong tâm, và những giọt nước mắt sẽ lại rơi đầy bất lực. Nhưng rồi mẹ càng ngày càng ốm đau, dường như gánh nặng cuộc đời làm mẹ trở nên già nua đi quá nhanh, tóc mẹ bạc nhiều lắm, rồi nghĩ tới việc cần cho anh trai và em gái đi học tiếp, một con bé 13 tuổi như em quyết định phải đi, lên Hà Nội, chả biết Hà Nội là ở đâu, cứ đi, làm Osin trông em bé, dù biết xa mẹ sẽ khổ lắm.
Lần đầu tiên xa nhà, xa mẹ, những lúc nhớ nhà em cũng chỉ biết cố chờ tới đêm mới dám khóc. Làm Osin còn khổ hơn những gì trong suy nghĩ trước đó của em, những lúc bị nhà chủ mắng, chỉ ước được chạy ùa về với mẹ, thà cả tháng không được ăn cơm với thịt cũng được, nhưng cứ nghĩ tới việc anh trai và em gái sẽ phải nghỉ học, thì lại ko dám nghĩ tới việc quay đầu lại, cũng không bao giờ dám kể với mẹ hay bất kỳ ai về những gì đã xảy ra ở Hà Nội. Mấy tháng sau mẹ đi Hà Nội thăm em, em nghe mẹ kể, mẹ chẳng thể liên lạc được với em trong hai tháng đầu tiên, lúc đó không có điện thoại, chỉ là liên lạc bằng những lá thư viết tay nên mẹ cứ chờ thư của em mà không thấy, nhiều đêm mẹ khóc và lại quờ tay vào cái chỗ em hay nằm ngủ cạnh mẹ và thao thức, tưởng tượng tới việc em bị bán đi Trung Quốc. Và đó cũng là năm Bố không vượt qua cuộc chiến bệnh tật và qua đời.
Cuộc sống cứ như thế trôi đi, anh trai cũng có cái xe đạp “second hand” đầu tiên đi học, bằng những đồng tiền em kiếm được: 150.000/tháng, làm việc từ 6 giờ sáng tới 12 giờ đêm.
Nhiều năm về sau, những khó khăn vẫn cứ chồng chất, em một mình vật lộn với cái gánh nặng cơm gạo áo tiền, những lúc cô đơn giữa lòng Hà Nội, ốm cả về thể xác lẫn tinh thần, em thường nhớ tới lời cầu nguyện “được ốm” hồi nhỏ, và thương mẹ nên chẳng dám nói với mẹ rằng con ốm lắm, hay con muốn về nhà. Mỗi kỳ được về với mẹ vài ngày thì vui lắm, rồi lại lo sợ những ngày phải đi xa.
Cuộc đời đưa em qua nhiều ngã rẽ khác nhau, nhiều công việc khác nhau, có nhứng lúc tưởng không thể đi tiếp được, nhưng cứ nghĩ về mẹ là lại có động lực hơn. Rồi lại nhớ tới câu mẹ dạy thuở bé “sống sao để đi người ta nhớ, ở người ta thương, mẹ không thể cho các con một cuộc sống đủ đầy, nhưng mẹ mong các con luôn giữ tâm thật sáng, mình nghèo nhưng không hèn, đừng nhận sự thương hại của người khác”. Đó là hành trang lớn nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ tuổi 13, bước ra ngoài cuộc đời, tập thuộc lòng những bài hát ru cho trẻ con để làm Osin, tập cách đối nhân xử thế với các gia đình giàu có, tập làm một người con gái đảm đang. Mẹ đã chẳng thể có đủ điều kiện dạy em điều gì nhiều, vì em xa mẹ từ nhỏ, nhưng cứ nhìn vào cách mẹ sống, em tự biết mình phải làm gì.
Sau bao nhiêu nắng mưa của cuộc đời, em lại chọn cho mình con đường học, mẹ phản đối kịch liệt vì không muốn em lao đầu đi theo những thứ ảo tưởng. Đã có nhiều lần em giận mẹ, cả mấy tháng trời không nói với mẹ câu nào. Lý do mẹ đưa ra chỉ là “Thời nay các sinh viên đại học ra trường còn không xin nổi việc, con học lại bổ túc lớp 8, rồi còn muốn thi đại học sư phạm, con có biết rằng nó hão huyền tới thế nào không?”. Em bỏ ngoài tai những lời mẹ nói, lúc đó giận mẹ lắm, trách mẹ sao không lo cho con rồi còn cản trở con.
Rồi em chẳng để ý rằng mẹ ở nhà khóc với bác hàng xóm sau mỗi lần hai mẹ con tranh luận như thế, chỉ vì mẹ ko muốn em chạy theo những ảo tưởng vô vọng. Em không giải thích với mẹ điều gì, sáng sớm dậy từ 2 giờ sáng nấu xôi đem bán cho bọn trẻ ở trường tiểu Trung Yên, Cầu Giấy, ngày về đi lau nhà thuê, chiều bán bánh khoai, bánh chuối, rồi tối đi học bổ túc lớp 8, và về lại lao vào bán hàng như thế, tối ngủ ở gầm cầu thang, sống trong một khu ổ chuột. Một ngày ngủ 2 tiếng đồng hồ, cứ như thế, mẹ cũng chẳng biết chi tiết em ở Hà Nội làm gì, em cũng chẳng bao giờ kể với mẹ nên mẹ cũng cứ yên tâm là em sống an toàn, chỉ là đang lao theo ước mơ.12»
Đánh giá
Mùa xuân năm sau đó, ở quê rộ lên “phong trào” đi lên Hà Nội làm Osin, có đánh chết em cũng chẳng biết Hà Nội là ở đâu, chỉ hình dung nhân vật Osin trong phim Osin của Nhật Bản, nghĩ tới là đã sợ rồi. Anh trai cứ bám theo mẹ nhằng nhẵng phân tích cho mẹ hiểu là đừng cho em đi, như thế mất lòng tự trọng, anh không muốn xa em vì hai anh em mến nhau nhất nhà, nhưng mẹ cũng chẳng nói thêm câu gì, và em cũng hiểu, một lần nữa mẹ lại rất đau đớn trong tâm, và những giọt nước mắt sẽ lại rơi đầy bất lực. Nhưng rồi mẹ càng ngày càng ốm đau, dường như gánh nặng cuộc đời làm mẹ trở nên già nua đi quá nhanh, tóc mẹ bạc nhiều lắm, rồi nghĩ tới việc cần cho anh trai và em gái đi học tiếp, một con bé 13 tuổi như em quyết định phải đi, lên Hà Nội, chả biết Hà Nội là ở đâu, cứ đi, làm Osin trông em bé, dù biết xa mẹ sẽ khổ lắm.
Lần đầu tiên xa nhà, xa mẹ, những lúc nhớ nhà em cũng chỉ biết cố chờ tới đêm mới dám khóc. Làm Osin còn khổ hơn những gì trong suy nghĩ trước đó của em, những lúc bị nhà chủ mắng, chỉ ước được chạy ùa về với mẹ, thà cả tháng không được ăn cơm với thịt cũng được, nhưng cứ nghĩ tới việc anh trai và em gái sẽ phải nghỉ học, thì lại ko dám nghĩ tới việc quay đầu lại, cũng không bao giờ dám kể với mẹ hay bất kỳ ai về những gì đã xảy ra ở Hà Nội. Mấy tháng sau mẹ đi Hà Nội thăm em, em nghe mẹ kể, mẹ chẳng thể liên lạc được với em trong hai tháng đầu tiên, lúc đó không có điện thoại, chỉ là liên lạc bằng những lá thư viết tay nên mẹ cứ chờ thư của em mà không thấy, nhiều đêm mẹ khóc và lại quờ tay vào cái chỗ em hay nằm ngủ cạnh mẹ và thao thức, tưởng tượng tới việc em bị bán đi Trung Quốc. Và đó cũng là năm Bố không vượt qua cuộc chiến bệnh tật và qua đời.
Cuộc sống cứ như thế trôi đi, anh trai cũng có cái xe đạp “second hand” đầu tiên đi học, bằng những đồng tiền em kiếm được: 150.000/tháng, làm việc từ 6 giờ sáng tới 12 giờ đêm.
Nhiều năm về sau, những khó khăn vẫn cứ chồng chất, em một mình vật lộn với cái gánh nặng cơm gạo áo tiền, những lúc cô đơn giữa lòng Hà Nội, ốm cả về thể xác lẫn tinh thần, em thường nhớ tới lời cầu nguyện “được ốm” hồi nhỏ, và thương mẹ nên chẳng dám nói với mẹ rằng con ốm lắm, hay con muốn về nhà. Mỗi kỳ được về với mẹ vài ngày thì vui lắm, rồi lại lo sợ những ngày phải đi xa.
Cuộc đời đưa em qua nhiều ngã rẽ khác nhau, nhiều công việc khác nhau, có nhứng lúc tưởng không thể đi tiếp được, nhưng cứ nghĩ về mẹ là lại có động lực hơn. Rồi lại nhớ tới câu mẹ dạy thuở bé “sống sao để đi người ta nhớ, ở người ta thương, mẹ không thể cho các con một cuộc sống đủ đầy, nhưng mẹ mong các con luôn giữ tâm thật sáng, mình nghèo nhưng không hèn, đừng nhận sự thương hại của người khác”. Đó là hành trang lớn nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ tuổi 13, bước ra ngoài cuộc đời, tập thuộc lòng những bài hát ru cho trẻ con để làm Osin, tập cách đối nhân xử thế với các gia đình giàu có, tập làm một người con gái đảm đang. Mẹ đã chẳng thể có đủ điều kiện dạy em điều gì nhiều, vì em xa mẹ từ nhỏ, nhưng cứ nhìn vào cách mẹ sống, em tự biết mình phải làm gì.
Sau bao nhiêu nắng mưa của cuộc đời, em lại chọn cho mình con đường học, mẹ phản đối kịch liệt vì không muốn em lao đầu đi theo những thứ ảo tưởng. Đã có nhiều lần em giận mẹ, cả mấy tháng trời không nói với mẹ câu nào. Lý do mẹ đưa ra chỉ là “Thời nay các sinh viên đại học ra trường còn không xin nổi việc, con học lại bổ túc lớp 8, rồi còn muốn thi đại học sư phạm, con có biết rằng nó hão huyền tới thế nào không?”. Em bỏ ngoài tai những lời mẹ nói, lúc đó giận mẹ lắm, trách mẹ sao không lo cho con rồi còn cản trở con.
Rồi em chẳng để ý rằng mẹ ở nhà khóc với bác hàng xóm sau mỗi lần hai mẹ con tranh luận như thế, chỉ vì mẹ ko muốn em chạy theo những ảo tưởng vô vọng. Em không giải thích với mẹ điều gì, sáng sớm dậy từ 2 giờ sáng nấu xôi đem bán cho bọn trẻ ở trường tiểu Trung Yên, Cầu Giấy, ngày về đi lau nhà thuê, chiều bán bánh khoai, bánh chuối, rồi tối đi học bổ túc lớp 8, và về lại lao vào bán hàng như thế, tối ngủ ở gầm cầu thang, sống trong một khu ổ chuột. Một ngày ngủ 2 tiếng đồng hồ, cứ như thế, mẹ cũng chẳng biết chi tiết em ở Hà Nội làm gì, em cũng chẳng bao giờ kể với mẹ nên mẹ cũng cứ yên tâm là em sống an toàn, chỉ là đang lao theo ước mơ.12»
Đánh giá