Huân dừng xe trước một quán phở ngay ngã ba, một tiệm phở lớn đúng chất Hà Nội, chắc anh đã giúp mẹ xây nên nó, vì có lần anh đã từng kể về ước mơ của mẹ anh là trở thành một đầu bếp và mở quán ăn ở Hà Nội, anh hứa sẽ giúp mẹ thực hiện nó. Anh thật giỏi, tự nhiên tôi cũng muốn làm điều gì đó cho mẹ An của tôi, không biết giờ này mẹ và bọn trẻ như thế nào rồi, họ có nhớ tôi như tôi đang nhớ họ không? Tôi trút tiếng thở dài vào lòng và bước vào, trong quán rất đông khách, anh dẫn tôi vào một quầy bếp, ở đó có một người phụ nữ gần sáu mươi đang tỉ mẩn bên những món ăn và gia vị, mùi khói bếp cay xè cộng với mùi hành tỏi làm tôi cay mắt. Anh hồ hởi chạy lại gọi mẹ, bà tươi cười bê bát phở và quay ra, bà thấy tôi rồi bỗng tô phở trên tay bà vỡ toan xuống đất, tôi và anh giật mình ào lại nhặt những mảnh vỡ, và kéo bà ra khỏi chỗ nước sôi. Tôi còn hoảng hốt hơn khi bà kéo tay tôi và lắp bắp hỏi:
- Con ở đâu, con bao nhiêu tuổi rồi?
- Dạ... Dạ năm nay con hai mươi ba bác ạ, con chỉ mới ra Hà Nội đi làm được vài tháng thôi – Tôi bối rối và dùng ngôn ngữ kí hiệu nói với bà, tôi run lắm, chả hiểu có chuyện gì đang xảy ra
- Con lớn lên ở cô nhi viện ở Đà Lạt phải không? Phải không? – Bà có vẻ hơi mất bình tĩnh. Nhưng sao bà biết về tôi, hay bà quen với cha mẹ ruột của tôi. Tôi cố gắng trấn an bà và gật đầu liên tục, đúng là lúc đầu tôi ở cô nhi viện ở Đà Lạt, nhưng khi tròn hai tuổi thì mẹ An đã đưa tôi vào gần biển Vũng Tàu. Lúc này bà bỗng khóc nấc lên, những sương gió của tuổi trẻ hằng lên những nếp nhăn trên khuôn mặt hiền lành và chất phác của bà
Cuộc đời là một con thoi đưa đẩy, đêm ấy tôi đã khóc, khóc rất nhiều, là giận dỗi, nhưng cũng là yêu thương. Suốt hai mươi ba năm trời, thì bây giờ tôi mới được gọi một người là mẹ, là mẹ một cách đúng nghĩa. Có trời mới biết mẹ của Huân cũng chính là mẹ của tôi và chúng tôi là hai anh em ruột. Năm xưa vì quá nghèo, không thể nuôi cùng lúc hai đứa con nên bà đành dứt ruột bỏ tôi lại ở cô nhi viện. Anh Huân lúc này mới ba tuổi và đang chống chọi với bệnh tim quái ác, mẹ đã đưa anh ra Hà Nội để chạy chữa cho anh suốt một năm trời sau đó, nhưng cuộc sống ngày càng vất vả hơn vì mẹ rất nghèo, tứ cố vô thân chật vật nuôi con. Năm năm sau mẹ có trở lên Đà Lạt tìm tôi, nhưng không biết một thông tin gì là tôi đã đi đâu, chắc có thể mẹ An đưa tôi đến Vũng Tàu cũng là một cơ may bất chợt. Tôi hiểu và thông cảm cho mẹ ruột của mình, hai mẹ con tôi ngồi rủ rỉ cả đêm chuyện của hai mươi ba năm tôi xa nhà, tôi kể về tuổi thơ ở cô nhi viện, có một người mẹ rất thương tôi, những con người luôn sống bằng trái tim cao cả. Rồi tôi kể về Lâm, người tôi yêu đầu tiên và sẽ yêu đến sau này, đến mãi mãi, kể về những kỉ niệm của chúng tôi, những khó khăn khi tôi đi học, đi làm và may mắn khi gặp anh Huân như thế nào, tất nhiên là bằng ngôn ngữ cử chỉ. Mẹ vuốt tóc lại cho tôi và thì thầm sang Huân:
- May mà hai anh em con gặp nhau, bởi thế, trực giác của những người thân trong gia đình nó nhạy lắm, dù không biết mặt nhưng cái bản năng bảo bọc, nương tựa nó đã sẵn có. Bây giờ thì tốt rồi, gia đình mình đã đủ cả ba người, mẹ chỉ mong hai đứa sống tốt và hạnh phúc thôi, mẹ già rồi, không nhiêu tuổi mà mong xa vời – Rồi mẹ mỉm cười hạnh phúc, hấp háy tia sáng yêu thương trong ánh mắt
Lúc này tôi phải tả về anh Huân như thế nào nhỉ? Bần thần, ngạc nhiên rồi cũng đành thở dài xuôi chuyện thôi. Anh Huân xoa đầu tôi lia lịa, mỉm cười tinh nghịch:
- Này, em gái, khi nào phải chỉ cho anh cái cậu Lâm gì đấy nhé!
Gia đình tôi cười vang...
Về biển...
Suốt mười tháng trời ở Hà Nội, bên cạnh những chàng trai chững chạc, điềm tĩnh và lãng mạn của đất Hà Thành, tôi lại nhớ đến một anh chàng ngây thơ, dịu dàng và tận tâm của miền Nam mà tôi vẫn yêu. Tôi sắp thực hiện được ước mơ của mình, công ty tuyển tôi đi du học ở Pháp vào tháng sau, tôi đã dự ra một kế hoạch là ba tuần nữa sẽ vào Sài Gòn thăm anh, công việc của tôi gần hoàn tất, vậy là tôi sẽ có một tuần bên anh và tung tăng khắp Thành Phố. Hôm tiễn tôi ra sân bay, mẹ cẩn thận gói ghém bao nhiêu là quần áo, của ngon vật lạ của Hà Nội, sáng còn dậy sớm nấu cho tôi bát phở thơm lừng. Anh Huân thì đích thân chở tôi đi lòng vòng Hà Nội như một lời tạm biệt. Đông rồi, Hà Nội lạnh buốt và trời thì không mưa, cái rét ngọt nhưng ngấm, đã gần một năm rồi sao, nhanh quá, cuộc đời tôi đã thay đổi rất nhiều. Tôi có viết thư kể cho Lâm nghe tất cả, còn in hình những giọt nước mắt trên trang giấy, ngay khi nhận được thư, anh đã gọi điện thì thầm với tôi, giọng anh mừng rỡ hẹn ngày tôi vào Thành Phố.
Ngày tôi đến và ngày tôi đi, Hà Nội khác như hai thế giới. Tạm biệt thủ đô... rồi tôi sẽ trở lại...
Rồi tôi cũng đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, ồn ào và náo nhiệt, như cái tên hòn ngọc Viễn Đông xưa nay vốn có...
Thành Phố ban ngày nắng gay gắt, khó khăn lắm tôi mới bắt được một chuyến xe buýt đến gần công viên nơi anh ở. Đường Thành Phố như lưới nhện, người và xe qua lại như mắc cửi, ngột ngạt và bụi bặm khiến tôi khá mệt, đôi chân đang cố lê từng bước thật mỏi. Đến rồi, ngôi nhà anh đang thuê, nằm trên con đường trải nắng và rợp bóng cây. Nhưng, tôi thấy anh, tôi thấy Hằng, tôi thấy đứa bé và anh đang cúi xuống xoa đầu nó. Rồi chợt Hằng khóc rồi ôm chầm lấy anh, anh vỗ nhẹ vai cô như xoa đi những giọt nước mắt. Giây phút đó mọi thứ xung quanh tôi như đổ sụp xuống, trước mắt tôi chẳng phải là một gia đình vẹn nguyên hay sao. Tôi chạy đi, mặc cho mọi người xung quanh có nhìn tôi chăm chăm với những giọt nước mắt lăn dài nức nở. Tôi bỗng cáu kỉnh trách trời sao không mưa. Tôi không gặp anh nữa mà ra thẳng sân bay, tự động đổi lịch sang Pháp sớm hơn một tuần. Số máy anh liên tục hiện lên trên điện thoại của tôi, chả thèm bắt máy, tôi tháo sim và im lặng chờ đến giờ xuống máy bay. Những đau khổ làm tâm trí tôi rối ren, không muốn nghĩ thêm gì nữa, tôi thiếp đi.
Paris hiện lên một khung cảnh giữa tháng 12 đầy tuyết trắng, tôi ho sặc sụa khi vừa hút xong một ngụm khí trời của nước Pháp, lạnh quá. Tôi tìm đến khách sạn mà công ty tôi đã hẹn trước, kí xong đủ loại giấy tờ rồi dọn đồ đạc lên phòng. Tối, tôi quyết định không ăn tại nhà hàng bên dưới mà sẽ đi nơi nào xa xa một chút để ngắm cảnh. Không khí gần Giáng Sinh của vùng đất thánh làm cho tôi có cảm giác như đang lạc vào những mê cung Hoàng Đạo cổ xưa. Bỗng tôi nhớ đến anh, nhớ những truyền thuyết Horoscopes anh kể, nhớ đến ngày Lễ Noel năm nào, nhớ chúng tôi bốn năm về trước, thời gian trôi thật nhanh và rơi qua kẽ tay tôi lúc nào không hay. Paris những tòa khách sạn cổ kính theo phong cách châu Âu thế kỉ mười chín, đông đúc như Sài Gòn và lãng mạn như Hà Nội, cảm tượng như tôi đang ở Việt Nam và thấy sự giao hào của hai thành phố Bắc-Nam. Đại lộ Cham-pleese hướng ra bờ sông Seine cuồn cuộn chảy, dập dìu những đôi tình nhân đan tay ngắm cảnh, không khí lãng mạn bao