Chớm đông
Theo dõi
Giờ đây, ở tuổi bảy mươi, khi bác gái đã mất từ nhiều năm trước, ông sống với người con trai út muộn vợ, xem chừng ông đã trút bỏ được gánh nặng gia đình cùng những lo toan vật chất đời thường để chuyên tâm vào sáng tác. Dù mắt đã mờ tay đã run, nhưng các vết dao khắc vào thớ thạch cao không vì thế mà kém đi nét sắc sảo và tinh tế như thuở nào. Lần đầu tiên ngồi nhìn người bác già sáng tác, cậu nhỏ đã cảm nhận được sự khác biệt quá xa giữa ông với bố của mình. Bố thì lúc nào cũng vội vã và chính xác. Bố đã quen với những công cuộc kinh doanh, những câu chuyện sắc sảo, khoa học và đôi khi hơi lạnh lùng. Nhiều cái Tết bố chấp nhận xa nhà vì công việc, bỏ ba mẹ con lủi thủi vào ra, thỉnh thoảng nhón nắm hạt dưa cắn tí tách. Mẹ điện cho bố, giọng sụt sịt hỏi chừng nào thì xong việc, sau đó thì hỏi có thu xếp về được không, xong thì gác ống nghe, mặt thuỗn ra thất vọng. Em gái vuốt ve con mèo nhỏ, ngây thơ hỏi: “Sao xứ người ta không ăn Tết như xứ mình hả mẹ?”. Mẹ ậm ừ: “Bên Tây người ta không ăn Tết như nước mình đâu con ạ”. Em gái lại bi bô: “Thế bố không buồn sao?”. Giọng mẹ nghèn nghẹn: “Có lẽ bố quen rồi. Mà bố bận làm việc với người ta, không đủ thời gian rỗi mà buồn đâu, con gái!”. Cậu nhỏ ngồi xem tivi bên cạnh, đoạn phóng sự về người Việt ở nước ngoài, thấy ai phát biểu cũng ao ước được về quê nhà ăn Tết, rồi tự hỏi có lẽ bố cũng có buồn, nhưng vì công việc mà phải chấp nhận thôi
Vậy mà giờ đây cậu nhỏ cũng trốn nhà đi chơi, bỏ mẹ bỏ em một mình. Không hiểu khi bố biết được chuyện này thì bố nghĩ gì. Giận dữ hay cảm thông? Hai hôm nay người anh họ cũng vắng nhà luôn, vì anh bận đi chơi với bạn gái. Không trách anh được, vì anh đã ngoài ba mươi rồi. Nếu cậu nhỏ làm quẩn chân anh, thì có thể bạn gái anh sẽ giận. Mà như thế thì chẳng vui vẻ gì. Thành ra trong nhà chỉ còn lại hai bác cháu, một già một trẻ trò chuyện với nhau.
Lần đầu tiên cậu nhỏ tập uống trà. Trà đắng và chát, uống vào thấy người cứ trầm ngâm ra, già đi. Ông bác rít thuốc lào lọc sọc. Cậu nhỏ hỏi: “Sao bác không hút thuốc điếu?”. Bác ừ à bảo thuốc điếu hút nó sang nó thơm nhưng mà nó nhẹ lắm, khi trẻ bác cũng toàn hút thứ ấy nhưng không hiểu sao về già lại ưa rít điếu cày. Chả hiểu! Xong lại chép miệng, mắt dõi nhìn lên bức tranh mới hoàn thành. Đứa cháu tò mò sục sạo vào phòng vẽ, lần giở từng khuôn tranh, từng tờ giấy, từng túm bột màu, từng cây cọ mòn vẹt. Mỗi lần cầm lên một thứ, cậu nhỏ lại lạ lẫm hỏi: “Cái này là cái gì?”. Ông bác giải thích luôn mồm. Toàn những thuật ngữ xa lạ và khó hiểu. Nhưng khi nhìn vào từng công đoạn làm việc của ông bác thì cậu nhỏ lờ mờ hiểu được phần nào.
Nhưng như thế xem chừng vẫn chưa thỏa trí tò mò, cậu nhỏ ngờ nghệch hỏi: “Thế tranh bác bán ra có nhiều tiền lắm không?”. “Không nhiều! Nhưng cũng không thể gọi là ít đâu cháu ạ! Ta cũng có thể nuôi được vợ con bằng tranh. Cả đời ta sống chỉ với tranh và vì tranh”. Cậu nhỏ bị cuốn hút bởi câu chuyện, “tra khảo” tiếp: “Thế tranh bác thường bán cho ai? Có phải cho Tây không?”. “Tại sao cháu nghĩ vậy?”. “Vì cháu đọc báo thấy hình như khách mua tranh toàn là Tây. Có phải người nước ngoài thì mới biết yêu tranh phải không hở bác? Hay họ giàu hơn ta?”. Ông bác nhìn cậu nhỏ trìu mến, cười khà khà: “Chỉ một phần thôi. Nghèo là một chuyện, còn yêu tranh và mua tranh lại là chuyện khác cháu à. Điều này phụ thuộc vào nhận thức thẩm mỹ của từng người. Dân mình cũng yêu, nhưng là số ít. Vì nước mình còn nghèo, nên giáo dục thẩm mỹ cũng nghèo theo. Phải qua khỏi giai đoạn ăn no mặc ấm thì mới bước tới giai đoạn ăn ngon mặc đẹp được. Còn nếu nói bán cho Tây vì họ giàu hơn là không phải. Bởi có người đứng trước cái đẹp mà vẫn không cảm nhận được, dù tiền có chất cao hơn núi cũng chẳng ai muốn bán tranh cho họ. Nhưng có người được tặng không bức tranh quý mà chẳng tốn một xu nào. Cái này gọi là khách vàng đấy cháu”. Cậu nhỏ ngọ nguậy trên ghế mây, thấy không thể dừng câu chuyện được, vặn vẹo tiếp: “Nhưng bác chưa trả lời câu hỏi của cháu. Rằng khách mua tranh của bác thường là ai?”. Ông bác gật gật đầu, vẻ như không có gì là khó chịu: “Ờ… à…, thì đủ cả, Tây có, Việt kiều có, khách trong nước cũng có... Thể loại tranh khắc này dễ bán nhưng giá không cao. Người ta xếp nó vào dạng tranh đồ họa. Cháu thì không thể hiểu đồ họa đồ hiếc là gì đâu, nhưng đại loại là người ta bảo ta bán nó đi rồi thì lại in ra bản tranh khác, hệt như thế, rồi bán tiếp. Ưu điểm của tranh khắc là thế mà nhược điểm của nó cũng ở đó. Lý thuyết là được quyền làm vậy, nhưng trên thực tế, với riêng bác, cả đời chưa bao giờ in cùng một bản khắc ra hai bức tranh bao giờ. Bác thấy làm thế là lừa bịp người mua tranh. Tâm lý khách đi mua tranh ai cũng muốn mình sở hữu một bức duy nhất, chứ chẳng ai mong cầm thứ sao chép hàng loạt. Tranh nghệ thuật nó khác hàng mỹ nghệ, cháu ạ!”.
Cuộc trò chuyện quá dài làm ai nấy đều cảm thấy mệt. Cậu nhỏ phải động não ghê lắm mới hình dung được một phần trong câu chuyện. Người họa sĩ già nói xong thì đi lại bàn nước chiêu tiếp một ngụm trà. Mặt ông cau lại, vẻ suy tư một điều gì. Bỏ mặc cậu nhỏ đang tò mò lôi ra những bản thạch cao xếp chồng nơi góc tối. Cậu háo hức lấy màu phết lên bản khắc rồi bắc chước ông bác in ra tờ giấy dó. Bức tranh lem nhem be bét màu, nhìn chẳng ra hình thù gì khiến hai bác cháu cười vang. Vị họa sĩ già lộ vẻ xúc động, nói: “Cháu cần phải học thì mới làm được!”. “Học có lâu không hở bác?”. “Không lâu, vì thuộc về năng khiếu. Người có tài học trong khoảng ngắn, nhưng sáng tác thì là việc học của cả đời”. Nghe đến chữ “cả đời”, cậu nhỏ thè lưỡi ngao ngán: “Nếu thế thì cháu không học nổi. Chắc cháu không theo nghệ thuật được, cháu chỉ xin làm người bình thường thôi. Nhưng cháu nghĩ nếu có thể làm được một việc gì đó thuộc về nghệ thuật, như vẽ được, hoặc đàn được, thì dù ở bậc thấp chăng nữa, cuộc sống cũng sẽ đáng yêu hơn!”. Ông bác ngẩng phắt đầu lên, ngạc nhiên: “Ồ, cháu suy nghĩ như một người trưởng thành”. Lời khen tặng khiến cậu nhỏ sướng rơn, mặt cậu đỏ lên vì ngượng. Để khỏa lấp, cậu đến bên cửa sổ giả vờ nghiêng ngó ra ngoài quan sát, rồi xuýt xoa: “Trời lạnh quá! Không biết lạnh thế này là bao nhiêu độ nhỉ?”.
Những ngày sau, xem chừng cậu nhỏ bắt đầu yêu mến căn phòng của người họa sĩ già. Người anh họ chở cậu đi chơi lòng vòng cho biết “Hà Nội là gì” nhưng cậu nhỏ không thấy hào hứng lắm. Vì anh họ cứ hay vội vã, lại giải thích không mấy nhiệt tình về những điều cậu nhỏ thắc mắc. Có lẽ anh họ chở cậu nhỏ đi chơi như một bổn phận, vì đã lỡ rủ rê rồi, và vì còn phải nghĩ đến cô bạn gái mới quen. Vả lại đi đến đâu bạn bè của anh họ cũng lôi rượu ra mời. Họ bảo mùa đông không uống rượu thì còn biết làm gì. “Làm một hớp rượu đi cậu nhóc, uống cho ấm bụng, nào!”. Nhưng cậu nhỏ không biết uống, một hớp cũng làm cậu lảo đảo say, ngủ suốt một buổi chiều. Khi tỉnh dậy thì anh họ đã biến đi tự đằng nào. Chỉ có người bác già đang miệt mài trong phòng vẽ. Điều đó làm cậu nhỏ tủi thân. Cậu nghĩ mình nên chuẩn bị thu xếp trở về nhà!
Ngang qua phòng vẽ, bỗng dưng cậu nhỏ cao hứng đề nghị:
Theo dõi
Giờ đây, ở tuổi bảy mươi, khi bác gái đã mất từ nhiều năm trước, ông sống với người con trai út muộn vợ, xem chừng ông đã trút bỏ được gánh nặng gia đình cùng những lo toan vật chất đời thường để chuyên tâm vào sáng tác. Dù mắt đã mờ tay đã run, nhưng các vết dao khắc vào thớ thạch cao không vì thế mà kém đi nét sắc sảo và tinh tế như thuở nào. Lần đầu tiên ngồi nhìn người bác già sáng tác, cậu nhỏ đã cảm nhận được sự khác biệt quá xa giữa ông với bố của mình. Bố thì lúc nào cũng vội vã và chính xác. Bố đã quen với những công cuộc kinh doanh, những câu chuyện sắc sảo, khoa học và đôi khi hơi lạnh lùng. Nhiều cái Tết bố chấp nhận xa nhà vì công việc, bỏ ba mẹ con lủi thủi vào ra, thỉnh thoảng nhón nắm hạt dưa cắn tí tách. Mẹ điện cho bố, giọng sụt sịt hỏi chừng nào thì xong việc, sau đó thì hỏi có thu xếp về được không, xong thì gác ống nghe, mặt thuỗn ra thất vọng. Em gái vuốt ve con mèo nhỏ, ngây thơ hỏi: “Sao xứ người ta không ăn Tết như xứ mình hả mẹ?”. Mẹ ậm ừ: “Bên Tây người ta không ăn Tết như nước mình đâu con ạ”. Em gái lại bi bô: “Thế bố không buồn sao?”. Giọng mẹ nghèn nghẹn: “Có lẽ bố quen rồi. Mà bố bận làm việc với người ta, không đủ thời gian rỗi mà buồn đâu, con gái!”. Cậu nhỏ ngồi xem tivi bên cạnh, đoạn phóng sự về người Việt ở nước ngoài, thấy ai phát biểu cũng ao ước được về quê nhà ăn Tết, rồi tự hỏi có lẽ bố cũng có buồn, nhưng vì công việc mà phải chấp nhận thôi
Vậy mà giờ đây cậu nhỏ cũng trốn nhà đi chơi, bỏ mẹ bỏ em một mình. Không hiểu khi bố biết được chuyện này thì bố nghĩ gì. Giận dữ hay cảm thông? Hai hôm nay người anh họ cũng vắng nhà luôn, vì anh bận đi chơi với bạn gái. Không trách anh được, vì anh đã ngoài ba mươi rồi. Nếu cậu nhỏ làm quẩn chân anh, thì có thể bạn gái anh sẽ giận. Mà như thế thì chẳng vui vẻ gì. Thành ra trong nhà chỉ còn lại hai bác cháu, một già một trẻ trò chuyện với nhau.
Lần đầu tiên cậu nhỏ tập uống trà. Trà đắng và chát, uống vào thấy người cứ trầm ngâm ra, già đi. Ông bác rít thuốc lào lọc sọc. Cậu nhỏ hỏi: “Sao bác không hút thuốc điếu?”. Bác ừ à bảo thuốc điếu hút nó sang nó thơm nhưng mà nó nhẹ lắm, khi trẻ bác cũng toàn hút thứ ấy nhưng không hiểu sao về già lại ưa rít điếu cày. Chả hiểu! Xong lại chép miệng, mắt dõi nhìn lên bức tranh mới hoàn thành. Đứa cháu tò mò sục sạo vào phòng vẽ, lần giở từng khuôn tranh, từng tờ giấy, từng túm bột màu, từng cây cọ mòn vẹt. Mỗi lần cầm lên một thứ, cậu nhỏ lại lạ lẫm hỏi: “Cái này là cái gì?”. Ông bác giải thích luôn mồm. Toàn những thuật ngữ xa lạ và khó hiểu. Nhưng khi nhìn vào từng công đoạn làm việc của ông bác thì cậu nhỏ lờ mờ hiểu được phần nào.
Nhưng như thế xem chừng vẫn chưa thỏa trí tò mò, cậu nhỏ ngờ nghệch hỏi: “Thế tranh bác bán ra có nhiều tiền lắm không?”. “Không nhiều! Nhưng cũng không thể gọi là ít đâu cháu ạ! Ta cũng có thể nuôi được vợ con bằng tranh. Cả đời ta sống chỉ với tranh và vì tranh”. Cậu nhỏ bị cuốn hút bởi câu chuyện, “tra khảo” tiếp: “Thế tranh bác thường bán cho ai? Có phải cho Tây không?”. “Tại sao cháu nghĩ vậy?”. “Vì cháu đọc báo thấy hình như khách mua tranh toàn là Tây. Có phải người nước ngoài thì mới biết yêu tranh phải không hở bác? Hay họ giàu hơn ta?”. Ông bác nhìn cậu nhỏ trìu mến, cười khà khà: “Chỉ một phần thôi. Nghèo là một chuyện, còn yêu tranh và mua tranh lại là chuyện khác cháu à. Điều này phụ thuộc vào nhận thức thẩm mỹ của từng người. Dân mình cũng yêu, nhưng là số ít. Vì nước mình còn nghèo, nên giáo dục thẩm mỹ cũng nghèo theo. Phải qua khỏi giai đoạn ăn no mặc ấm thì mới bước tới giai đoạn ăn ngon mặc đẹp được. Còn nếu nói bán cho Tây vì họ giàu hơn là không phải. Bởi có người đứng trước cái đẹp mà vẫn không cảm nhận được, dù tiền có chất cao hơn núi cũng chẳng ai muốn bán tranh cho họ. Nhưng có người được tặng không bức tranh quý mà chẳng tốn một xu nào. Cái này gọi là khách vàng đấy cháu”. Cậu nhỏ ngọ nguậy trên ghế mây, thấy không thể dừng câu chuyện được, vặn vẹo tiếp: “Nhưng bác chưa trả lời câu hỏi của cháu. Rằng khách mua tranh của bác thường là ai?”. Ông bác gật gật đầu, vẻ như không có gì là khó chịu: “Ờ… à…, thì đủ cả, Tây có, Việt kiều có, khách trong nước cũng có... Thể loại tranh khắc này dễ bán nhưng giá không cao. Người ta xếp nó vào dạng tranh đồ họa. Cháu thì không thể hiểu đồ họa đồ hiếc là gì đâu, nhưng đại loại là người ta bảo ta bán nó đi rồi thì lại in ra bản tranh khác, hệt như thế, rồi bán tiếp. Ưu điểm của tranh khắc là thế mà nhược điểm của nó cũng ở đó. Lý thuyết là được quyền làm vậy, nhưng trên thực tế, với riêng bác, cả đời chưa bao giờ in cùng một bản khắc ra hai bức tranh bao giờ. Bác thấy làm thế là lừa bịp người mua tranh. Tâm lý khách đi mua tranh ai cũng muốn mình sở hữu một bức duy nhất, chứ chẳng ai mong cầm thứ sao chép hàng loạt. Tranh nghệ thuật nó khác hàng mỹ nghệ, cháu ạ!”.
Cuộc trò chuyện quá dài làm ai nấy đều cảm thấy mệt. Cậu nhỏ phải động não ghê lắm mới hình dung được một phần trong câu chuyện. Người họa sĩ già nói xong thì đi lại bàn nước chiêu tiếp một ngụm trà. Mặt ông cau lại, vẻ suy tư một điều gì. Bỏ mặc cậu nhỏ đang tò mò lôi ra những bản thạch cao xếp chồng nơi góc tối. Cậu háo hức lấy màu phết lên bản khắc rồi bắc chước ông bác in ra tờ giấy dó. Bức tranh lem nhem be bét màu, nhìn chẳng ra hình thù gì khiến hai bác cháu cười vang. Vị họa sĩ già lộ vẻ xúc động, nói: “Cháu cần phải học thì mới làm được!”. “Học có lâu không hở bác?”. “Không lâu, vì thuộc về năng khiếu. Người có tài học trong khoảng ngắn, nhưng sáng tác thì là việc học của cả đời”. Nghe đến chữ “cả đời”, cậu nhỏ thè lưỡi ngao ngán: “Nếu thế thì cháu không học nổi. Chắc cháu không theo nghệ thuật được, cháu chỉ xin làm người bình thường thôi. Nhưng cháu nghĩ nếu có thể làm được một việc gì đó thuộc về nghệ thuật, như vẽ được, hoặc đàn được, thì dù ở bậc thấp chăng nữa, cuộc sống cũng sẽ đáng yêu hơn!”. Ông bác ngẩng phắt đầu lên, ngạc nhiên: “Ồ, cháu suy nghĩ như một người trưởng thành”. Lời khen tặng khiến cậu nhỏ sướng rơn, mặt cậu đỏ lên vì ngượng. Để khỏa lấp, cậu đến bên cửa sổ giả vờ nghiêng ngó ra ngoài quan sát, rồi xuýt xoa: “Trời lạnh quá! Không biết lạnh thế này là bao nhiêu độ nhỉ?”.
Những ngày sau, xem chừng cậu nhỏ bắt đầu yêu mến căn phòng của người họa sĩ già. Người anh họ chở cậu đi chơi lòng vòng cho biết “Hà Nội là gì” nhưng cậu nhỏ không thấy hào hứng lắm. Vì anh họ cứ hay vội vã, lại giải thích không mấy nhiệt tình về những điều cậu nhỏ thắc mắc. Có lẽ anh họ chở cậu nhỏ đi chơi như một bổn phận, vì đã lỡ rủ rê rồi, và vì còn phải nghĩ đến cô bạn gái mới quen. Vả lại đi đến đâu bạn bè của anh họ cũng lôi rượu ra mời. Họ bảo mùa đông không uống rượu thì còn biết làm gì. “Làm một hớp rượu đi cậu nhóc, uống cho ấm bụng, nào!”. Nhưng cậu nhỏ không biết uống, một hớp cũng làm cậu lảo đảo say, ngủ suốt một buổi chiều. Khi tỉnh dậy thì anh họ đã biến đi tự đằng nào. Chỉ có người bác già đang miệt mài trong phòng vẽ. Điều đó làm cậu nhỏ tủi thân. Cậu nghĩ mình nên chuẩn bị thu xếp trở về nhà!
Ngang qua phòng vẽ, bỗng dưng cậu nhỏ cao hứng đề nghị: