Anh Hai ...
Theo dõi
1. Bố tôi mất từ hồi tôi mới lên cấp ba, hồi đấy chẳng biết vì sao tôi có thể nhẹ nhàng tiễn bố đi mà không gục ngã như những người khác khi mất đi một người thân yêu trong cuộc đời. Đó cũng là lúc tôi tự ý thức được với bản thân là từ nay tôi phải sống một cách tự lập, không còn mè nheo nũng nịu bố, không được sà vào lòng mẹ ỉ ôi. Tôi cũng tự biết sống và tách mình ra khỏi cái bình lặng vốn dĩ ở nơi ven đô mà tôi đang sống. Một khu xóm không quá ồn ào, cũng chẳng náo nhiệt, không đơn điệu mà cũng không hẳn bình yên.
Bố tôi mất vì một tai nạn giao thông, cuộc sống gia đình tôi không mấy hạnh phúc, tôi cảm nhận được sự cố gắng của mẹ, cảm thấy được sự hết mình của bố, và biết được để duy trì cuộc hôn nhân này bố mẹ đã nghĩ cho tôi. Như vậy coi như là tôi hạnh phúc gấp bội hơn so với những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự.
Vì bị chấn thương nặng ở vùng đầu, bố tôi ra đi khi chưa kịp đón sinh nhật lần thứ bốn lăm. Cuộc hôn nhân của bố mẹ chỉ biết không đến từ tình yêu, có tôi đã là một phép màu mà ông trời ban phát, để gia đình ngoại không thấy thiệt thòi cho mẹ, để bên nội an tâm với hạnh phúc mà ông bà đã đem đến cho bố. Bố mẹ vẫn vui vẻ sánh bước bên nhau trong tất cả các dịp lễ tết, vẫn âu yếm và chở che tôi, một đứa con gái khác thường theo như cách nói của bố.
Tình cảm giữa bố và mẹ có sự nể trọng nhau, vậy cho nên tôi được ôm ấp trong sự quan tâm và tôn trọng giữa hai người, một người là bố, người còn lại tôi gọi là mẹ. Sự ra đi của bố là một niềm đau không hề báo trước, lúc bàng hoàng nhận tin bố tôi mất khi mà buổi sáng ông chỉ vừa chở tôi tới lớp chẳng nhớ rõ lúc đó tôi đã làm gì, đã như thế nào? Chỉ nhớ rằng tôi trở về nhà, nhanh chóng thay quần áo, và chịu tang bố. Mẹ cũng thế đau một nỗi đau chẳng ai có thể cắt thành tên, mất đi người chồng, người bạn tri kỉ, người sẻ chia cho mẹ những nỗi lo toan mệt nhọc đằng đẵng, người cùng mẹ đắp xây và gìn giữ hi vọng cũng như niềm tin cho đứa con gái như tôi trong suốt mấy chục năm qua. Và tôi biết, những giọt nước mắt tự tận sâu khóe mắt kia là tiếng khóc bật lên từ trái tim của bà.
Đôi lúc tôi lại nghĩ, chắc có lẽ ngột ngạt trong cái gia đình mà ai cũng phải cố gắng cho tôi, vậy nên sự ra đi của bố cũng là một niềm thanh thản. Và lúc đó tôi nghĩ rằng mình bất hiếu, bất hiếu khi nghĩ rằng sự ra đi của bố là một điều giải thoát… Tôi lầm lũi âm thầm sống từ đó, mẹ vẫn yêu thương và quan tâm lo lắng cho tôi. Duy chỉ có diều, khoảng cách giữa tôi và bà cũng như những khoảng lặng giữa chúng tôi nhiều hơn. Căn nhà nằm im lìm giữa hàng cây bố trồng vẫn luôn ấm áp khói hương từ bàn thờ bố, vẫn có hoa tươi và tiếng chim líu lo. Duy nhất, những tiếng động nhỏ khe khẽ phát ra từ con người, tiếng chào, tiếng cười và cả tiếng nói chuyện cũng thưa dần, thưa dần…cho tới ngày tôi thấy đó là một điều khó có thể tìm thấy ở chốn này!
Mẹ ở vậy nuôi tôi suốt năm năm, bà vẫn lo lắng và chăm sóc cho cái cửa hàng nội thất nhỏ ở trên phố huyện. Cả nội và ngoại ai cũng thầm cảm phục sự vững vàng và giỏi giang của mẹ, mẹ vẫn quán xuyến tốt việc nhà lẫn kinh doanh. Cho tới một ngày mẹ gõ cửa phòng tôi và nói chuyện. Bởi từ ngày bố mất, tôi tự giam mình trong phòng, bên cây vĩ cầm bố để lại, hoặc tự mình ngồi ngắm trăng ở chiếc võng ngày trước bố mắc sau vườn cây. Có thể, tôi nhớ ông, cũng có thể tôi đang luyến tiếc cho những ngày ông còn sống không cố gắng gắn kết bố mẹ cho đúng nghĩa vợ chồng, cũng có thể tôi giam cầm cảm xúc và tự huyễn hoặc rằng mình vẫn còn bố, chỉ là…ông đang đi tới một nơi nào đó đợi tôi.
- Tháng sau mình chuyển lên thành phố nhé! Con cũng sắp đi học đại học rồi, giấy báo cũng có, hai mẹ con mình chuyển lên đấy sẽ tốt hơn cho con.
- Thế cửa hàng thì sao ạ?
- Ừ, mẹ mở một cửa hiệu trên đó làm nhà phân phối luôn con ạ.
- Nhanh thế sao? Một tháng, nhà mình thì sao ạ?
- Mẹ sẽ thuê người trông coi, con có thể về nhà bao giờ con muốn. À… còn có việc này nữa…
- Sao mẹ?
- Mình sẽ không ở như bây giờ, mà còn có một vài người khác…
- Ai vậy ạ?
- Dượng và anh trai con ?
- Anh trai?
- Ừ, con trai riêng của Dượng?
- Mẹ đi bước nữa ạ?
- Năm năm rồi, mẹ nghĩ rằng đã đến lúc mẹ cần tìm một điểm tựa, tuổi của mẹ bây giờ không hẳn là một mình lo toan như vậy. Hiểu cho mẹ nhé, con gái..
- Con hiểu ạ!
………………
2.
Vậy là một tháng sau đó, tôi bỏ lại sau lưng khu vườn nhỏ của bố, bỏ lại ngôi nhà im lìm bóng cây, bỏ lại cây vĩ cầm bao năm tôi cùng bố lớn lên và lên thành phố cùng mẹ. Tôi và mẹ cùng dượng và một người mẹ tôi gọi với tôi là anh trai sống ở một căn biệt thự nhỏ ven thành phố. Chỗ này nếu nói như tốt hơn chỗ cũ cũng đúng, bởi tiện nghi và sang trọng hơn nhiều so với chỗ của tôi. Nhưng nếu như nói nó không bằng chỗ cũ cùng phải, bởi vì nơi này tôi cảm thấy mình lạc lõng hơn sau những giờ tới trường.
Tôi học sư phạm, cũng chẳng hiểu sao tôi chọn nghề này cho mình. Tôi không nhiều bạn, cũng không ưa chốn đông người, khác xa với con người tôi ngày trước, từ ngày bố ra đi. Vậy cho nên sau những giờ học tập và tham gia một câu lạc bộ gia sư cho trẻ em khuyết tật tôi lại tự giam mình trong phòng. Mẹ bận bịu với việc kinh doanh và giúp đỡ Dượng, dượng có một người con trai, hơn tôi bốn tuổi, chỉ biết đang học Kiến trúc và ít khi thấy anh ở nhà. Vậy nên nghiễm nhiên căn nhà chỉ có sự có mặt thường xuyên của tôi và một vài người giúp việc.
Đang ngồi mông lung trên ban công buổi tối, vầng trăng mười sáu vằng vặc sáng hắt lên cả một vạt tường loang lổ, nghe ring rích tiếng dế kêu dưới chân, tôi ngồi trên chiếc xích đu trong vườn phía sau nhà. Đó là chỗ tôi hay tìm tới và một mình suy nghĩ cùng như tìm những khoảng lặng riêng. Thảng hoặc tôi đi dạo trong vườn, tưới nước cho đám quỳnh ai đó trồng trước cổng, hoặc nằm dài trên chiếc xích đu đếm sao, ngắm trăng, nhìn bóng cây lập lòe dưới ánh điện đường vàng khè khọt.
Cũng hơn mấy tháng tôi chuyển đến đây, tôi vẫn chào người mới của mẹ bằng dượng, vẫn thường hòi thăm dăm ba câu khi gặp mặt, dượng có vẻ quí tôi. Nhớ cái ngày tôi chuyển về đây, dượng đã chuẩn bị trước phòng ngủ cho tôi, rồi một mình dọn dẹp. Lúc bước vào phòng chỉ có tôi và dượng, đó là lúc tôi nhớ bố tha thiết. Vậy cho nên cảm giác lúc đó khiến tôi muốn hét lên, nếu như bố tôi còn sống, liệu người đàn ông đứng trước mặt tôi có bao giờ được tôi gọi bằng dượng hay không?
- Con hài lòng chứ, dượng sắp xếp theo sở thích của con sau khi hỏi mẹ. Có gì không hài lòng con cứ nói nhé!
- Dạ, cháu cảm ơn. Như thế này là tốt lắm rồi ạ!
- Mọi việc ở trong nhà đã có giúp việc lo, con chỉ cần đi học rồi về hoặc làm những gì con thích là được. Dượng hay đi vắng, có gì khó khăn thì nhắn tin hoặc gọi cho dượng, dượng sẽ giúp con.
- Cháu cảm ơn ạ!
- Còn đi học hoặc đi đâu, nếu con thích dượng sẽ bàn với mẹ mua xe cho con. Còn nếu con chưa quen đường, để dượng kêu tài xế chở con đi về vài bữa cho quen nhé!
- Dạ thôi, cháu cảm ơn, cháu muốn đi xe buýt ạ!
- Vậy hả? Thế con nghỉ đi! Dượng ra ngoài…À, Dượng rất vui khi con và mẹ đã chuyển đến đây !
…
Đó là lần đầu tôi gặp người đàn ông tôi gọi b
Theo dõi
1. Bố tôi mất từ hồi tôi mới lên cấp ba, hồi đấy chẳng biết vì sao tôi có thể nhẹ nhàng tiễn bố đi mà không gục ngã như những người khác khi mất đi một người thân yêu trong cuộc đời. Đó cũng là lúc tôi tự ý thức được với bản thân là từ nay tôi phải sống một cách tự lập, không còn mè nheo nũng nịu bố, không được sà vào lòng mẹ ỉ ôi. Tôi cũng tự biết sống và tách mình ra khỏi cái bình lặng vốn dĩ ở nơi ven đô mà tôi đang sống. Một khu xóm không quá ồn ào, cũng chẳng náo nhiệt, không đơn điệu mà cũng không hẳn bình yên.
Bố tôi mất vì một tai nạn giao thông, cuộc sống gia đình tôi không mấy hạnh phúc, tôi cảm nhận được sự cố gắng của mẹ, cảm thấy được sự hết mình của bố, và biết được để duy trì cuộc hôn nhân này bố mẹ đã nghĩ cho tôi. Như vậy coi như là tôi hạnh phúc gấp bội hơn so với những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự.
Vì bị chấn thương nặng ở vùng đầu, bố tôi ra đi khi chưa kịp đón sinh nhật lần thứ bốn lăm. Cuộc hôn nhân của bố mẹ chỉ biết không đến từ tình yêu, có tôi đã là một phép màu mà ông trời ban phát, để gia đình ngoại không thấy thiệt thòi cho mẹ, để bên nội an tâm với hạnh phúc mà ông bà đã đem đến cho bố. Bố mẹ vẫn vui vẻ sánh bước bên nhau trong tất cả các dịp lễ tết, vẫn âu yếm và chở che tôi, một đứa con gái khác thường theo như cách nói của bố.
Tình cảm giữa bố và mẹ có sự nể trọng nhau, vậy cho nên tôi được ôm ấp trong sự quan tâm và tôn trọng giữa hai người, một người là bố, người còn lại tôi gọi là mẹ. Sự ra đi của bố là một niềm đau không hề báo trước, lúc bàng hoàng nhận tin bố tôi mất khi mà buổi sáng ông chỉ vừa chở tôi tới lớp chẳng nhớ rõ lúc đó tôi đã làm gì, đã như thế nào? Chỉ nhớ rằng tôi trở về nhà, nhanh chóng thay quần áo, và chịu tang bố. Mẹ cũng thế đau một nỗi đau chẳng ai có thể cắt thành tên, mất đi người chồng, người bạn tri kỉ, người sẻ chia cho mẹ những nỗi lo toan mệt nhọc đằng đẵng, người cùng mẹ đắp xây và gìn giữ hi vọng cũng như niềm tin cho đứa con gái như tôi trong suốt mấy chục năm qua. Và tôi biết, những giọt nước mắt tự tận sâu khóe mắt kia là tiếng khóc bật lên từ trái tim của bà.
Đôi lúc tôi lại nghĩ, chắc có lẽ ngột ngạt trong cái gia đình mà ai cũng phải cố gắng cho tôi, vậy nên sự ra đi của bố cũng là một niềm thanh thản. Và lúc đó tôi nghĩ rằng mình bất hiếu, bất hiếu khi nghĩ rằng sự ra đi của bố là một điều giải thoát… Tôi lầm lũi âm thầm sống từ đó, mẹ vẫn yêu thương và quan tâm lo lắng cho tôi. Duy chỉ có diều, khoảng cách giữa tôi và bà cũng như những khoảng lặng giữa chúng tôi nhiều hơn. Căn nhà nằm im lìm giữa hàng cây bố trồng vẫn luôn ấm áp khói hương từ bàn thờ bố, vẫn có hoa tươi và tiếng chim líu lo. Duy nhất, những tiếng động nhỏ khe khẽ phát ra từ con người, tiếng chào, tiếng cười và cả tiếng nói chuyện cũng thưa dần, thưa dần…cho tới ngày tôi thấy đó là một điều khó có thể tìm thấy ở chốn này!
Mẹ ở vậy nuôi tôi suốt năm năm, bà vẫn lo lắng và chăm sóc cho cái cửa hàng nội thất nhỏ ở trên phố huyện. Cả nội và ngoại ai cũng thầm cảm phục sự vững vàng và giỏi giang của mẹ, mẹ vẫn quán xuyến tốt việc nhà lẫn kinh doanh. Cho tới một ngày mẹ gõ cửa phòng tôi và nói chuyện. Bởi từ ngày bố mất, tôi tự giam mình trong phòng, bên cây vĩ cầm bố để lại, hoặc tự mình ngồi ngắm trăng ở chiếc võng ngày trước bố mắc sau vườn cây. Có thể, tôi nhớ ông, cũng có thể tôi đang luyến tiếc cho những ngày ông còn sống không cố gắng gắn kết bố mẹ cho đúng nghĩa vợ chồng, cũng có thể tôi giam cầm cảm xúc và tự huyễn hoặc rằng mình vẫn còn bố, chỉ là…ông đang đi tới một nơi nào đó đợi tôi.
- Tháng sau mình chuyển lên thành phố nhé! Con cũng sắp đi học đại học rồi, giấy báo cũng có, hai mẹ con mình chuyển lên đấy sẽ tốt hơn cho con.
- Thế cửa hàng thì sao ạ?
- Ừ, mẹ mở một cửa hiệu trên đó làm nhà phân phối luôn con ạ.
- Nhanh thế sao? Một tháng, nhà mình thì sao ạ?
- Mẹ sẽ thuê người trông coi, con có thể về nhà bao giờ con muốn. À… còn có việc này nữa…
- Sao mẹ?
- Mình sẽ không ở như bây giờ, mà còn có một vài người khác…
- Ai vậy ạ?
- Dượng và anh trai con ?
- Anh trai?
- Ừ, con trai riêng của Dượng?
- Mẹ đi bước nữa ạ?
- Năm năm rồi, mẹ nghĩ rằng đã đến lúc mẹ cần tìm một điểm tựa, tuổi của mẹ bây giờ không hẳn là một mình lo toan như vậy. Hiểu cho mẹ nhé, con gái..
- Con hiểu ạ!
………………
2.
Vậy là một tháng sau đó, tôi bỏ lại sau lưng khu vườn nhỏ của bố, bỏ lại ngôi nhà im lìm bóng cây, bỏ lại cây vĩ cầm bao năm tôi cùng bố lớn lên và lên thành phố cùng mẹ. Tôi và mẹ cùng dượng và một người mẹ tôi gọi với tôi là anh trai sống ở một căn biệt thự nhỏ ven thành phố. Chỗ này nếu nói như tốt hơn chỗ cũ cũng đúng, bởi tiện nghi và sang trọng hơn nhiều so với chỗ của tôi. Nhưng nếu như nói nó không bằng chỗ cũ cùng phải, bởi vì nơi này tôi cảm thấy mình lạc lõng hơn sau những giờ tới trường.
Tôi học sư phạm, cũng chẳng hiểu sao tôi chọn nghề này cho mình. Tôi không nhiều bạn, cũng không ưa chốn đông người, khác xa với con người tôi ngày trước, từ ngày bố ra đi. Vậy cho nên sau những giờ học tập và tham gia một câu lạc bộ gia sư cho trẻ em khuyết tật tôi lại tự giam mình trong phòng. Mẹ bận bịu với việc kinh doanh và giúp đỡ Dượng, dượng có một người con trai, hơn tôi bốn tuổi, chỉ biết đang học Kiến trúc và ít khi thấy anh ở nhà. Vậy nên nghiễm nhiên căn nhà chỉ có sự có mặt thường xuyên của tôi và một vài người giúp việc.
Đang ngồi mông lung trên ban công buổi tối, vầng trăng mười sáu vằng vặc sáng hắt lên cả một vạt tường loang lổ, nghe ring rích tiếng dế kêu dưới chân, tôi ngồi trên chiếc xích đu trong vườn phía sau nhà. Đó là chỗ tôi hay tìm tới và một mình suy nghĩ cùng như tìm những khoảng lặng riêng. Thảng hoặc tôi đi dạo trong vườn, tưới nước cho đám quỳnh ai đó trồng trước cổng, hoặc nằm dài trên chiếc xích đu đếm sao, ngắm trăng, nhìn bóng cây lập lòe dưới ánh điện đường vàng khè khọt.
Cũng hơn mấy tháng tôi chuyển đến đây, tôi vẫn chào người mới của mẹ bằng dượng, vẫn thường hòi thăm dăm ba câu khi gặp mặt, dượng có vẻ quí tôi. Nhớ cái ngày tôi chuyển về đây, dượng đã chuẩn bị trước phòng ngủ cho tôi, rồi một mình dọn dẹp. Lúc bước vào phòng chỉ có tôi và dượng, đó là lúc tôi nhớ bố tha thiết. Vậy cho nên cảm giác lúc đó khiến tôi muốn hét lên, nếu như bố tôi còn sống, liệu người đàn ông đứng trước mặt tôi có bao giờ được tôi gọi bằng dượng hay không?
- Con hài lòng chứ, dượng sắp xếp theo sở thích của con sau khi hỏi mẹ. Có gì không hài lòng con cứ nói nhé!
- Dạ, cháu cảm ơn. Như thế này là tốt lắm rồi ạ!
- Mọi việc ở trong nhà đã có giúp việc lo, con chỉ cần đi học rồi về hoặc làm những gì con thích là được. Dượng hay đi vắng, có gì khó khăn thì nhắn tin hoặc gọi cho dượng, dượng sẽ giúp con.
- Cháu cảm ơn ạ!
- Còn đi học hoặc đi đâu, nếu con thích dượng sẽ bàn với mẹ mua xe cho con. Còn nếu con chưa quen đường, để dượng kêu tài xế chở con đi về vài bữa cho quen nhé!
- Dạ thôi, cháu cảm ơn, cháu muốn đi xe buýt ạ!
- Vậy hả? Thế con nghỉ đi! Dượng ra ngoài…À, Dượng rất vui khi con và mẹ đã chuyển đến đây !
…
Đó là lần đầu tôi gặp người đàn ông tôi gọi b