Đọc Truyện - Quỷ Ám - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt
Old school Easter eggs.

Đọc Truyện - Quỷ Ám (xem 149)

Đọc Truyện - Quỷ Ám

hết?”

Câu hỏi đó đã đâm thấu vào cõi hồn Chris. Ôi Rags, cả con nữa sao? Ồ không! Nhưng nàng có thể nói gì với con đây? Nói dối chăng? Không thể được. Nàng nhìn khuôn mặt đang ngước lên của con, mắt đẫm lệ. Có phải con bé đã cảm thông được ý tưởng riêng tư của nàng? Trước đây nó thường cảm nhận được như thế… rất thường. “Cưng ạ, vì con người ta đâm ra mệt mỏi”, nàng dịu dàng trả lời con.

“Tại sao Chúa lại để cho họ như vậy?”

Chris nhìn đăm đăm một lúc. Nàng bàng hoàng. Bối rối. Là một người vô thần, nàng chưa hề dạy con về tôn giáo. Nàng cho điều đó là không trung thực.

“Ai đã nói với con về Chúa vậy?”. Nàng hỏi.

“Sharon”.

“Ồ”. Lẽ ra nàng đã phải nói với con.

“Mẹ à, tại sao Chúa lại để cho chúng ta mệt mỏi?”

Nhìn xuống đôi mắt nhạy cảm và niềm đau ấy, Chris đành thua cuộc, nàng không thể nói với con nàng điều nàng tin. “Ừ thì, sau một thời gian, Chúa thấy nhớ chúng ta, Rags ạ, và người muốn ta quay về”. Regan thu mình vào cõi yên lặng. Cô bé lặng yên suốt trên đường về, và vẻ ủ dột đó còn đeo đuổi cô bé suốt hôm đó, sang đến ngày thứ hai.

Hôm thứ ba là sinh nhật Rags, trạng thái u sầu có vẻ nguôi ngoai. Chris dẫn con heo khi đi quay phim. Khi ngày làm việc chấm dứt, cả đoàn quay phim hát vang bài Chúc mừng sinh nhật rồi khuân ra một ổ bánh. Bao giờ cũng là một con người nhân từ, tốt bụng khi tỉnh táo, Dennings cho lệnh lên đèn trở lai và quay phim cô bé lúc nó cắt bánh. Ông gọi đó là màn “quay thử” và sau đó hứa sẽ biến cô bé thành một ngôi sao màn bạc. Cô bé có vẻ rất vui.

Nhưng sau bữa ăn tối và sau lúc mở quà, trạng thái hoan hỉ dường như đã phôi pha. Không một lời nào từ chỗ Howard. Chris đã gọi điện thoại đến La Mã cho anh ta, nhưng viên thư ký khách sạn nơi anh trọ cho biết anh ta không còn ở đó mấy hôm rồi, và không cách gì liên lạc với anh ta được. Anh ta đang ở đâu đó trên một du thuyền.

Chris cắt nghĩa lý do cho con cô.

Regan gật đầu, cam chịu, và lắc đầu từ chối lúc mẹ cô đề nghị ra hiệu Hot Shoppe ăn kem sữa sóc. Không nói năng, cô bé bỏ xuống phòng giải trí dưới tầng hầm rồi ở đó cho đến giờ ngủ.

Sáng hôm sau, lúc ở mắt dậy, Chris thấy Regan nằm trên giường với nàng, nửa thức nửa ngủ.

“Ủa, có việc… Con làm gì ở đây vậy?” Chris cười khúc khích.

“Giường con lắc quá!”

“Điên khùng!” Chris hôn con rồi kéo chăn đắp lại cho con. “Ngủ đi. Vẫn còn sớm”.

Điều thoạt trông như một buổi sáng hóa ra lại là khởi điểm của một đêm dài vô tận.

* * * * *

Ông đứng bên mé sân ga xe điện ngầm quạnh quẽ, lắng nghe tiếng rầm rập của một đoàn tàu nó sẽ xoa dịu niềm đau vẫn hằn canh cánh bên lòng ông. Giống như tiếng mạch đập của ông. Chỉ nghe thấy được trong sự tĩnh lặng. Ông đổi túi hành lý sang tay kia và nhìn đăm đăm xuống đường hầm. Những chấm sáng. Chúng trải dài suốt vào vùng tăm tối y như những kẻ hướng đạo đưa đường vào cõi vô vọng.

Có tiếng ho. Ông nhìn sang trái. Gã bụi đời râu tua tủa như cuống rạ, vẫn nằm co dưới đất trong vũng nước tiểu của gã, chợt ngồi lên. Gã ngước đôi mắt vàng ệch nhìn vị linh mục có gương mặt nhằn nhện, buồn thảm.

Vị linh mục quay đi. Thế nào gã cũng đến. Gã cũng rên rỉ. Thưa Cha, xin Cha giúp đỡ cho một thằng bé giúp lễ ngày xưa. Cha ơi! Cái bàn tay nhầy nhụa các thứ ói mửa ép lên bờ vai, sờ soạng tìm chiếc huy chương. Cái hơi thở của hàng ngàn buổi xưng tội nồng nặc mùi rượu vang và tỏi cùng những tội lỗi ôi mốc của kiếp người cứ thế tuôn ra hết, làm ngạt thở… ngạt thở…

Vị linh mục nghe thấy gã bụi đời đứng dậy.

Đừng có đến đây!

Nghe tiếng bước chân.

Chúa ơi! Hãy để ta yên nào!

“Chào Cha”.

Ông nhăn nhó. Người chùng hẳn xuống. Ông không thể quay lại. Ông không thể nào chịu nỗi cái cảnh lại phải tìm kiếm Đấng Kitô trong đôi mắt hốc hác và hôi thối này, tìm kiếm Đấng Kitô đầy những mũi dãi và cứt đái dính máu này, thứ Đấng Kitô không thể chịu nổi này. Bằng cử chỉ thẩn thờ, ông sờ soạng tay áo như thể tìm kiếm một dải khăn trắng vô hình. Ông lơ mơ hoài tưởng một Đấng Kitô khác.

“Này Chaaaaa!”

Có tiếng râm ran của một con tàu vào ga. Rồi những tiếng vấp ngã. Ông nhìn gã bụi đời. Gã đang lảo đảo, ngất xỉu. Với một động tác nhảy bổ bất chợt, vị linh mục đã chờ sát bên gã, chụp được gã, lôi gã đến chiếc ghế dài kê vào tường.

“Con là người Công giáo”, gã bụi đời trệu trạo “Con là người Công giáo”.

Vị linh mục khẽ đặt gã xuống, duỗi người gã ra, ông trông thấy con tàu ông đang chờ. Ông vội rút ví, lấy một đồng đô la ra đặt vào túi áo vét của gã bụi đời. Sau đó, ông quả quyết thế nào gã cũng đánh mất tiền. Ông moi đồng đô la ra, nhét nó vào túi quần sũng nước đái của gã, rồi ông nhặt lấy túi hành lý, bước lên tàu.

Ông ngồi xuống một góc, giả vờ ngủ. Đến cuối tuyến đường, ông thả bộ đến Trường Đại học Fordham. Ông đã định dùng đồng đô la kia để đi tắc xi.

Lúc đến khu cư xá vãng lai dành cho khách, ông ký tên vào sổ đăng ký. Damien Karras, ông viết tên. Rồi xem kỹ lại. Có một cái gì đó sai quấy. Với vẻ chán ngán, ông chợt nhớ và ghi thêm S.J.

Ông lấy một phòng trong khu Cư xá Weigel và sau một giờ, ông đã ngủ được.

Ngày hôm sau, ông tham dự một cuộc hội thảo của Hội tâm thần học Hoa Kỳ. Với tư cách là diễn giả chính, ông phân phát một bản tham luận mang tựa đề “Các khía cạnh tâm lý trong sự phát triển tâm linh”. Đến cuối ngày, ông thưởng thức vài cốc rượu và ăn chút đỉnh với một số các nhà tâm thần học khác. Họ đài thọ ăn uống. Ông cáo từ sớm sủa. Ông còn phải ghé thăm mẹ ông.

Ông cuốc bộ đến tòa chung cư sập xệ xây bằng đá nâu ở Đại lộ Hai Mươi Mốt, khu Đông Manhattan. Dừng trên bậc cấp dẫn lên cửa nhà, ông nhìn lũ trẻ trên sân trước. Đầu bù tóc rối, áo quần lếch tha lếch thếch. Không có chỗ chạy chơi. Ông nhớ lại những lần bị đuổi nhà, những sự nhục nhã, nhớ lại có lần về nhà với cô bồ học lớp bảy và bắt gặp mẹ ông đang moi thùng rác ở góc nhà, mong kiếm chác được món gì. Ông leo bậc cấp và mở cánh cửa cứ như nó là một vết thương mới kéo da non. Có mùi nấu nướng. Ông nhớ lại những lần viếng thăm bà Choirelli, trong căn hộ tí hon có nuôi mười tám con mèo của bà. Ông bấu chặt tay vịn và leo lên, bàng hoàng vì một nỗi buồn chán cùng cực, bất chợt, mà ông biết là đã xuất phát từ mặc cảm tội lôi. Lẽ ra ông đừng bỏ mẹ lại một mình.

Bà hoan hỉ chào đón ông. Bà kêu lên. Rồi hôn ông. Bà tất bật đi pha cà phê. Đen đậm. Đôi chân bà xương xẩu, loắt choắt. Ông ngồi trong bếp và nghe bà kể lể. Mấy bức tường nhem nhuốc và sàn nhà bẩn thỉu cứ rịn rỉ vào tận xương cốt ông. Căn hộ này đúng là một cái hang. Bà sống nhờ Quỹ An sinh xã hội. Mỗi tháng, một ông anh của bà gửi cho dăm ba đô la.

Bà ngồi nơi bàn kể lể. Ông này, bà nọ. Phát âm vẫn rặc giọng dân di trú. Ông tránh đôi mắt kia, đôi mắt đúng là hai cái giếng sầu muộn, đôi mắt đã tiêu pha ngày tháng bằng cách nhìn đau đáu ra ngoài khung cửa sổ.

Lẽ ra ông đừng bao giờ bỏ bê bà.

Sau

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Ôsin nổi loạn

Em Là Hạnh Phúc Đời Anh

Cháy Lên Đi Lửa Tình Yêu

Truyện Mình Chia Tay Rồi Mà Em Full

Truyện Hay Nói Yêu Em 7 Lần Full