giữa đôi bên nãy giờ, nên giọng bà ta rỏ ra đanh đá. Mấy người rõ là quân sát nhân mà! Cháu tôi chỉ mới về nhà chồng một đêm mà mấy người nhẫn tâm làm cho nó phẫn chí phải tự tử chết, trong lúc cái bào thai trong bụng nó đã trên hai tháng rồi… Ý bà ta cho rằng tác giả bào thai là của Văn, cho nên mới mạnh miệng nói như thế. Nào ngờ lời đó vừa thốt ra thì cả mấy người ở đó đều tái mặt. Chính bà Tú cũng kêu lên: – Trời ơi! Rồi bà qua xuống ngay trước đầu quan tài con gái. Bà Ngân thì vừa nhìn sang con trai mình, hoang mang tột độ: – Con… có chuyện đó sao con không nói? Văn tế nhị, không muốn nói chuyện ấy, nhưng ở thế chẳng làm cách nào hơn, nên anh phải lên tiếng: – Con với Ngọc Mai chưa một ngày quan hệ với nhau trước khi cưới. Vả lại nếu đã có gì với nhau thì việc gì Ngọc Mai phải dàn cảnh những dấu máu đó làm gì… Sự hung hăng của người kia cũng bị xìu ngay, nhưng bà ta cũng vẫn cố vớt vát: – Tôi là cô của nó, tôi đâu để cháu mình bị oan ức như vậy được! Tuy nhiên lúc ấy bà Tú đã tỉnh lại, bà đưa tay kéo nhẹ cô em chồng của mình lại gần, thều thào: – Đừng nói nữa.. Người ta đâu có gì sai… Bà cô già vẫn chưa chịu: – Nhưng con Mai nó chết oan với cái thai trong bụng là cháu của họ! Bà Tú lạc giọng: – Tôi nói không… phải mà. Mọi việc là ở… thằng Tài con bà Sanh… Nói chỉ được bấy nhiêu đó rồi bà lại xỉu một lần nữa. – Bà cô thì sau một lúc sững sờ đã gào lên: – Đồ quân khốn nạn! Tao sẽ giết hết tụi bay! Rồi bà bỏ chạy ra ngoài, để lại mẹ con bà Ngân đứng bơ vơ đó. Trong lúc ấy thì người nhà của bà Tú cuống cuồng lên lo cứu bà tỉnh lại, mà không một ai chứ ý đến điều bất thường đang xảy ra: Có một người phụ nữ trẻ đầu trùm gần kín trong chiếc khăn choàng, đã bước vào nhà và đứng ngay trước cửa nhìn vào cỗ quan tài rất lâu mà không nói gì. Lạ một điều là giữa lúc đó bên ngoài có nhiều khách đến dự lễ tang đang ngồi, vậy mà hầu như không một ai để ý. Hoặc là họ không nhìn thấy? Một lúc sau thì người đó lặng lẽ bỏ đi. Có người trong nhà bước qua chỗ cô ta vừa đứng chợt nhìn thấy một mạnh giấy nhỏ của ai đó đanh rơi. Chị cầm lên và đọc thấy mấy chữ viết vội: Văn, tôi hận anh? Người nhặt được mảnh giấy đó là chị họ cửa Ngọc Mai, chị gọi lớn vào trong: – Văn, có ai gửi cậu cái gì nè! Văn bước ra ngay và sau khi đọc, anh bàng hoàng kêu: – Của Ngọc Mai! Cái này chị lấy ở đâu ra! Văn lặng người, ai nghe kỹ mới biết là anh vừa nói: – Ngọc Mai, anh xin lỗi… Chỉ có Văn mới biết những dòng chữ kia là do Ngọc Mai viết. Mà hình như là mới vừa viết đây thôi… Chương 3: Cô Gái Tuổi Tuất Gần ba năm sau… Sau một thời gian dài sống gần như khép kín, tách biệt khỏi mọi cuộc vui chơi… Văn mới trở lại đời sống bình thường. Hôm nay cũng là chuyến đi chơi đầu tiên của anh sau mấy năm và nơi anh đến là một vùng biển vắng, rất ít du khách. Chính Văn cũng chẳng hiểu sao mình lại chọn khu Mũi Nai của Hà Tiên, có thể là một sai lầm khi ngẫu hứng chọn lựa. Tuy nhiên, khi đặt chân tới rồi thì anh mới cảm thấy là mình chọn không lầm. Bởi ở một nơi vắng và còn hoang sơ này mới thích hợp cho một cuộc tịnh dưỡng tinh thần. Văn chọn một nhà trọ bình dân ở gần bái biển và còn cẩn thận hỏi người chủ phòng trọ: – Ở đây Có đông khách lắm không? Bà chủ thật thà: Chỉ có cuối tuần thì mới có thêm một số khách, hoặc là dịp lễ, còn không thì lai rai ít người thôi, Nếu cần sự yên tĩnh thì nơi này quá thích hợp. Văn cũng không giấu giếm: – Tôi chỉ ngại có quá đông người. Nếu vắng được như vậy có lẽ tôi sẽ ở chơi một tuần. Bà chủ mừng rỡ: – Được những người khách như cậu thì tôi thích lắm. Mà cậu cũng đừng đi ra ngoài hàng quán ăn cơm chi cho mất công, thích ăn uống gì cứ cho biết, tôi sẽ phục vụ cậu như ở nhà. Văn tỏ ra thích thú: – Được vậy cũng tốt. Vậy mỗi ngày bà cứ cho ăn gì cũng được, miễn là đừng có thịt. Tôi ngán thịt và những món nhiều mở, chất béo. Sau khi dặn dò, Văn ngủ một giấc dài… – Đến khi choàng dậy thì thấy trời đã tối, đồng thời anh ngửi được mùi thức ăn thơm lừng. Đói bụng, Văn định bước ra ngoài nhắc bà chủ dọn cơm, nhưng khi vừa bước xuống giường anh đã giật mình khi nghe có người nói ngay trong phòng mình: – Em tính kêu nhưng chưa kịp thì anh đã dậy. Em xin lỗi đã vào phòng mà không xin phép. Chỉ vì em sợ để thức ăn bên ngoài mèo chó ăn.. Nhìn thấy một mâm cơm còn nghi ngút khói đặt trên bàn, Văn ngạc nhiên: – Cô là ai mà lại mang cơm vào đây? Lúc này Văn mới nhìn kỹ cô gái đang xới cơm một cách tự nhiên, anh hơi giật mình bởi nhan sắc cực kỳ quyến rũ, không có vẻ gì là con gái xứ này, hơn nữa khó lòng nghĩ rằng đây là người giúp việc cho bà chủ nhà trọ. Do vậy Văn hơi lúng túng: – Cô đây là. Vừa khi ấy bà chủ nhà trọ xuất hiện, bà đáp thay: – Quên nói với cậu, tôi còn có con nhỏ cháu ở xa tới chơi, hôm nay nghe có khách nên nó giúp một tay. – Dạ, cám ơn bà chủ. Cô gái trở nên dạn dĩ hơn: – Người trực tiếp làm lại không được lời cám ơn nào, cũng hơi buồn… Bà chủ nhà trọ phải chặn lời: – Con nhỏ này, ăn nói… Văn chen vào: – Không, cô ấy nói đúng, tất nhiên sau bà chủ nhà là phải cám ơn cô nhiều nhưng bên cạnh đó tôi lại xin được trách… Anh chưa dứt lời, bà chủ đã lo lắng hỏi: – Có chuyện gì làm cậu không hài lòng? Văn chỉ vào cô gái: – Có, cô này… Bà chủ nhà trọ càng hoảng hơn: – Xuân Lan, con làm gì để khách phiền vậy? Cô gái tên Xuân Lan hốt hoảng: – Dạ, con có làm gì đâu, ngoài nghe lời dì con mang cơm vào đây thôi. Có chăng là con quên gõ cửa lúc bưng cơm vào. Văn xua tay: – Tôi đâu dám trách chuyện ấy. Tôi chỉ muốn nói điều đã nói rồi với bà chủ, tôi không muốn bị phá vớ sự yên tĩnh. Mà cô đây… Chợt ngớ ra, bà thở phào: – Tưởng chuyện gì, chứ điều ấy thì… cho tôi xin lỗi. Nhưng con Xuân Lan này đâu phải là khách trọ hay ai xa lạ nó là con cháu trong nhà, cũng kể nhu… Xuân Lan lại mau miệng: – Coi như là người hầu cũng được! Văn áy náy: – Ai dám có người hầu như cô! Bà chủ trọ hình như cố ý: – Nếu cậu không phiền thì từ bữa nay tôi xin để nó dọn cơm, lau dọn phòng cho cậu. Con nhỏ tuy dáng tiểu thư như vậy chứ nó giỏi giang và siêng năng lắm. Rồi không để Văn có ý kiến, bà chủ trọ bước ra khỏi phòng với một câu nói thòng: – Xuân Lan, hãy giúp cho khách quý của chúng ta! Lúc đầu đúng là Văn không thích sự có mặt của một người như cô gái này trong phòng mình, nhưng chỉ sau chưa được hai phút thì trong đầu Văn lại đổi chiều suy nghĩ. Anh dịu giọng: Nãy giờ tôi nói đùa, thật ra được một người như cô dọn cơm cho ăn thì dẫu bụng no vân muốn ăn! Và ngay sáng hôm sau, khi bữa điểm tâm được dọn bởi một người khác thì Văn đã cảm thấy khó chịu: – Sao không phải là cô gì đó… Cô bé phục vụ thật thà: – Dạ, cô Lan bị đau bụng không dậy nổi. Văn hốt hoảng: – Có nặng lắm không? Bây giờ cô ấy ở đâu? – Dạ, ở phòng phía sau. Rồi chẳng màng tới mâm thức ăn, Văn phóng ra khỏi phòn