m thử tất cả các món chủ nhân mời, thì cũng đủ bội thực mà chết. Tuy vậy mỗi khi tôi từ chối món nào là chủ nhân lại xin lỗi. Người ta sợ tôi đến tỉnh Ilơ này thiếu thốn khổ sở quá. Ở tỉnh nhỏ, mọi phương tiện đều thiếu, mà người Pa-ri thì khó tính lắm. Trong khi bố mẹ đi đi lại lại thì Anphônxơ Đơ Pêrơhôrát cứ ngồi trơ ra như phỗng. Anphônxơ là một thanh niên hai mươi sáu tuổi, người cao lớn, đẹp trai, đường nét đều đặn, nhưng thiếu ý nhị. Vóc người và thân hình nở nang của anh khiến anh thật không hổ danh là tay chơi pôm không biết mệt ở xứ này. Tối hôm ấy anh ăn mặc rất lịch sự, đúng hệt bức vẽ trong báo “Mốt” số mới nhất. Nhưng anh có vẻ ngượng nghịu trong bộ quần áo của mình; cái cổ áo nhung làm anh cứ thẳng đuỗn như khúc gỗ, mỗi khi quay đầu lại phải quay cả toàn thân. Đôi bàn tay to và rám nắng, móng tay ngắn, trái ngược một cách lạ thường với bộ quần áo kia. Trông rõ là đôi bàn tay dân cày thò ra ở đầu ống tay áo của công tử bột. Vả lại tuy anh ta ngắm nghía tôi từ đầu tới gót một cách hết sức tò mò…, vì tôi là người Pa-ri, nhưng suốt buổi tối hôm ấy anh chỉ nói với tôi có mỗi một lần: đó là để hỏi xem tôi mua sợi giây đồng hồ ở đâu. -Úi chà! Ông khách thân mến, cụ Đơ Pêrơhôrát nói, khi bữa ăn tối đã gần xong, ông là người thuộc quyền tôi đấy nhé, ông ở nhà tôi mà lại. Tôi sẽ không buông thả ông ra đâu, trừ khi nào ông đã đi xem tất cả những cái hay cái lạ ở vùng rừng núi chúng tôi. Phải để cho ông tìm hiểu rõ xứ Ruxiông chúng tôi, và đánh giá một cách xứng đáng kẻo oan cho nó. Chắc ông không ngờ được tất cả những cái chúng tôi sẽ đưa ông đi xem. Những đền đài di tích thời đại người Phê-ni-xiêng Xen-tơ, La Mã, A Rập, Bi-dăng-tin, ông sẽ được xem từ vật to đến vật nhỏ, không bỏ qua một cái gì. tôi sẽ xin dẫn ông đi xem khắp mọi nơi, không để sót một viên gạch nào. Một cơn ho làm cụ phải ngừng lại. Tôi nhân lúc đó liền nói ngay là tôi rất lấy làm ân hận đến quấy nhiễu cụ đúng vào lúc trong nhà có việc vui mừng. Nếu cụ sẵn lòng chỉ bảo cho những điều quý báu về những nơi tôi nên đi thăm, tôi có thể đi một mình, không dám phiền cụ cùng đi… -A! Ông định nói đến đám cưới của thằng cháu nó nhà tôi phải không? Cụ kêu lên cắt lời tôi. Xá gì chuyện ấy! Chỉ ngày kia là xong. Ông sẽ dự đám cưới, tổi chức đơn giản trong gia đình thôi, vì cô dâu đang có tang một người dì mà cô ta là người thừa kế. Vì thế cho nên không có hội hè, khiêu vũ gì cả…Thật đáng tiếc…nếu không ông sẽ được xem phụ nữ xứ tôi nhảy. Các cô ấy xinh lắm, và biết đâu ông lại chẳng muốn bắt chước thằng cháu Anphônxơ nhà tôi. Người ta thường nói đám cưới này dắt dây đám khác…Thứ bảy đôi trẻ cưới xong, chúng ta sẽ cùng rong chơi. Tôi xin ông tha lỗi về việc làm phiền ông phải dự một đám cưới tỉnh lẻ. Đối với một người Pa-ri đã chán ngấy hội hè…mà lại thêm một đám cưới không khiêu vũ nữa.! Nhưng ông sẽ được xem mặt cô dâu…một cô dâu…để rồi ông sẽ cho biết ý kiến sau…Nhưng ông là một người đạo mạo, thấy phụ nữ cũng chẳng buồn nhìn nữa. Tôi có cái còn hơn thế nữa để đưa ông xem. Tôi sẽ cho ông xem cái này!…Tôi để dành cho ông một chuyện bất ngờ đáng tự hào vào ngày mai. -Trời ơi! Tôi nói, thật khó có một của báu trong nhà mà công chúng lại không biết. Tôi tưởng có thể đã đoán ra chuyện bất ngờ cũ định để dành cho tôi rồi. Nếu là chuyện pho tượng kia, thì những lời người dẫn đường cho tôi đã tả chỉ càng kích thích tánh tò mò và làm tôi phải sẵn sàng để chiêm ngưỡng. -A!thế ra bác ấy đã nói đến pho tượng thần rồi à, ấy họ cứ toàn gọi pho tượng Vệ-nữ Tur…tuyệt đẹp của tôi thế đấy…Nhưng thôi tôi cũng chẳng muốn nói gì thêm nữa. Ngày mai, giữa ban ngày ông sẽ thấy và xin ông sẽ cho biết rằng nó có đúng là một công trình tuyệt tác như tôi nghĩ không. Tuyệt quá! Ông đến không thể đúng lúc hơn! Trên tượng có những dòng chữ khắc mà tôi, một con người dốt nát đáng thương, tôi giải thích theo cách của tôi…nhưng còn một nhà bác học ở Pa-ri!…Chắc có lẽ ông phải cười cách giải thích của tôi…vì tôi đã viết một bản thuyết trình…tôi, người đang hầu chuyện ở đây…một người nghiên cứu đồ cổ già ở tỉnh nhỏ…tôi đã đánh bạo…Tôi muốn làm cho báo chí phải rên siết…Nếu ông sẵn sàng đọc giúp và chính phủ cho, tôi có thể hy vọng…Chẳng hạn như tôi rất tò mò muốn biết chữ này khắc ở trên bệ ông sẽ dịch như thế nào! CAVE…Nhưng tôi chưa muốn yêu cầu gì ông ngay bây giờ cả! Xin để đến mai! Đến mai! Hôm nay không nói gì đến tượng Vệ-nữ cả. -Ông nó nói phải đấy, cụ bà Đơ Pêrơhôrát nói, nên gác cái tượng thần của ông lại. Ông phải thấy ông làm cho ông đây không ăn được nữa. Thôi đi, ông đây ở Pa-ri đã được xem khối tượng đẹp hơn của ông nhiều. Ở Cung Tuylơri có hàng tá, và cũng bằng đồng đen. -Đấy cái dốt nát- cụ Đơ Pêrơhôrát ngắt lời vợ- cái dốt nát thần thánh ở tỉnh lẻ nó như thế đấy ông ạ. Đem so một pho tượng cổ tuyệt đẹp với những pho tượng tẻ nhạt của Cuxtu. Bà vợ tôi là người nội trợ Nói tới thần linh. Sao dám buông lời bất kính. Ông có biết bà nó nhà tôi còn muốn tôi đem nấu pho tượng để đúc cho nhà thờ không? Chả là bà nó nhà tôi có gì sẽ thành người bảo trợ mà. Thưa ông, một công trình tuyệt tác của Myrôn! -Tuyệt tác à! Tuyệt tác! Công trình tuyệt tác như thế à! Làm gãy chân người ta! -Bà nó ơi, này này, cụ Đơ Pêrơhôrát nói, giọng cương quyết, vừa nói vừa giơ chân phải đi bít tất lụa ngũ sắc về phía vợ, nếu Vệ-nữ của tôi có làm gẫy cái chân này cũng không tiếc. -Trời ơi! Ông Đơ Pêrơhôrát, làm sao ông lại có thể nói như vậy được nhỉ! May mà anh ta đã đỡ nhiều…Ấy là tôi còn chưa dám nhìn pho tượng đã gây ra tai họa như thế đấy! Tội nghiệp anh Gian Côn!-Thưa ông, đau khổ vì thần Vệ-nữ, cụ Đơ Pêrơhorát vừa nói vừa cười khanh khách, đau khổ vì thần Vệ-nữ mà cái thằng láo lếu phàn nàn: Veneris nec praemia noris. Ai mà chẳng đau khổ vì thần Vệ-nữ? Anphônxơ vốn hiểu tiếng Pháp hơn tiếng La-tinh, nháy mắt và nhìn tôi như muốn hỏi: ông là người Pa-ri, ông có hiểu không? Bữa tối đã xong. Tôi đã thôi ăn được đến một giờ.Tôi mệt quá và không tài nào giấu nổi những cái ngáp liên hồi không kìm lại được. Cụ bà Đơ Pêrơhôrát là người nhận thấy đầu tiên và nêu ra ý kiến là đã đến giờ đi ngủ. Thế là lại bắt đầu một tràng những câu xin lỗi về nơi ăn chốn nằm không được tử tế mà chủ nhân dành cho khách. Tôi sẽ không được như ở Pa-ri đâu. Ở tỉnh lẻ, thiếu thốn đủ thứ! Khách nên rộng lượng đối với người Ruxiông ở đây. Tôi đã phân trần mãi là sau một buổi leo núi chỉ cần một bó rơm cũng đủ là một chỗ ngủ tuyệt vời, chủ nhân vẫn cứ nằn nì xin tôi thứ lỗi cho những người quê mùa không tiếp đãi khách được đúng như ý họ muốn. Cuối cùng tôi lên buồng dánh riêng cho tôi, có cụ Đơ Pêrơhôrát đi theo. Cầu thang, những bậc trên bằng gỗ, dẫn tới một hành lang có cửa đi vào nhiều buồng. -Bên phải- chủ nhân nói- là gian tôi dành cho cô dâu.Buồng của ông ở cuối phía bên kia. Ông cũng thừa hiểu- cụ nói thêm với một vẻ cố làm cho hóm hỉnh- ông cũng thừa hiểu là vợ chồng mới cưới phải để cho họ có một chỗ biệt tịch. Ông ở đầu bên này, họ ở đầu bên kia. Chúng tôi vào một căn phòng bày biện tươm tất, vật đầu tiên đập vào mắt tôi là một cái giường dài bảy pi-ê, rộng sáu