Đọc truyện ma- Tơ Đồng Rỏ Máu - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt
Teya Salat

Đọc truyện ma- Tơ Đồng Rỏ Máu (xem 3183)

Đọc truyện ma- Tơ Đồng Rỏ Máu

sao anh lại nói là Na Lan?” “Lúc nãy tôi đang bàn với cô ấy về các tình tiết vụ án, nửa chừng tôi dừng lại để tra tài liệu, khi tôi gọi lại… vào di động của cô ấy thì không thấy gì nữa.” Tâm trạng Trần Ngọc Đống dường như cũng rối bời, nói năng không gãy gọn. “Nhắc lại vậy, lúc nãy chúng tôi đang đoán rằng tên đồng bọn của Mễ Trị Văn…” Điện thoại của Trần Ngọc Đống gián đoạn. Ba Du Sinh lại thầm kêu lên “gay rồi”.

Na Lan được nữ cảnh sát dìu lên chỗ ban chỉ huy trên mặt đất. Gió xuân nhè nhẹ khiến đầu cô bớt nhức, nhưng trong bụng cứ như có một con rắn đang sục sạo, chị cảnh sát đưa cho chai nước khoáng, Na Lan uống một ngụm nhưng lại nôn ra ngay. Đầu óc cô ngổn ngang toàn là hình ảnh Ba Du Sinh và đồng đội đang lần lượt đưa từng bộ hài cốt ra ngoài trời. Sẽ còn có nhiều bộ hài cốt được tìm thấy. Mọi người đã đến quá muộn. Để tâm trí nguôi ngoai, cô tìm một chỗ tương đối sáng bên cạnh chiếc xe hòm của cảnh sát, tựa lưng vào đó, thử mở đọc tập hồ sơ bệnh án của Mễ Trị Văn mà Kim Thạc đưa cho lúc nãy. Nếu tập hợp đầy đủ tư liệu do các bệnh viện bình thường và bệnh viện tâm thần cung cấp, thì sẽ dày bằng cuốn tiểu thuyết tầm cỡ sử thi. Bệnh án sớm nhất là năm 1979, cách đây 30 năm, khi vụ án “ngón tay khăn máu” đầu tiên xảy ra. Có phải chỉ là trùng hợp không? Theo bà già “chị Triệu” ở nhà phúc lợi nhớ lại, thì cuối năm 1960 cậu bé Mễ Trị Văn tự ý bỏ đi khỏi cô nhi viện, cho đến năm 1979 là khi bắt đầu có hồ sơ bệnh án của bệnh viện Nhân Dân số 3 Giang Kinh này, thì “truyện ký” về Mễ Trị Văn bỏ trống ít ra là mười năm. Na Lan tiếp tục giở xem, các kết luận khám bệnh, ghi chép phòng khám, ghi chép nhập viện, ghi chép kiểm tra khi nằm viện… vô số các thông tin có vẻ như chẳng liên quan gì. Chuông di động reo vang, Trần Ngọc Đống gọi. “Nghe nói công an Sở và Khu đang huy động phần lớn lực lượng, tôi gọi điện cho Ba Du Sinh mãi mà không được, tại sao thế?” Trần Ngọc Đống không vòng vo, hỏi thẳng luôn. Cũng không có gì là lạ, tuy đã cởi mũ giáp về quê, ông vẫn còn vô số “tai mắt” trong hàng ngũ công an. Na Lan đáp, “Anh ấy đang ở dưới lòng đất, di động mất sóng. Chú cứ gọi vào ban chỉ huy rồi họ sẽ liên lạc bằng bộ đàm.” “Ban chỉ huy nào? Cháu cho tôi biết sơ qua tình hình được không?” Na Lan vắn tắt, “Phát hiện rất nhiều hài cốt ở nhà khách của Lữ hành Thông Giang.” Không thể nói kỹ hơn. Trần Ngọc Đống thở dài thườn thượt. Lát sau ông nói, “Chúng ta còn cách hung thủ bao xa?” “Cảm giác là đã rất gần. Ít ra Mễ Trị Văn không thể là người vô tội. Mấy hôm nay cháu đọc tư liệu về một số thanh thiếu niên quen hành hạ ngược đãi động vật, sau này lớn lên nếu không mắc chứng thần kinh thì phần lớn sẽ biến thành hung thủ tàn độc.” Na Lan trấn tĩnh, tự nhủ phải suy nghĩ ạch lạc. “Mễ Trị Văn đồng thời cũng là người rất thông minh… Vụ ‘ngón tay khăn máu’ trải dài ba mươi năm mà vẫn kín như bưng, phải là do kẻ vô cùng thông minh đạo diễn và rất có khả năng không phải chỉ do một kẻ thông minh gây ra. Giả sử Mễ Trị Văn có đồng bọn, và duy trì liên lạc suốt nhiều năm như vậy thì nhất định chúng phải có quan hệ giao lưu trong đời sống.” Trần Ngọc Đống hỏi, “Cảnh sát điều tra về quan hệ xã hội của lão, kết quả ra sao?” “Chẳng có gì cả. Không chút tiến triển. Đời lão gắn liền với nhà tù, bệnh viện, tiếp xúc xã hội gần như bằng không. Thời gian ở bệnh viện chiếm phần lớn cuộc đời Mễ Trị Văn, cho nên cháu đang đọc toàn bộ tư liệu về bệnh tật của lão.” “Cháu định tìm kiếm thứ gì trong đó?” “Quy luật. Nhưng là quy luật gì, cháu đã đọc sơ sơ mà chưa nhận ra. Đành đọc lại vậy.” Nói rồi cô mở bệnh án sớm nhất của Mễ Trị Văn, năm 1979. Trần Ngọc Đống kết thúc, “Không làm phiền nữa. Cháu cứ đọc đi. Ta duy trì liên lạc nhé!” Đúng lúc ấy Na Lan nhìn thấy một cái tên quen thuộc trong số ghi tuần phòng của bệnh viện. Năm 1979, Mễ Trị Văn nằm viện vì viêm phổi, co thắt phế quản, bác sĩ điều trị đóng dấu khắc chữ kiểu Tống thể[1'> tên là Bạch Kính Phủ. Các ghi chép kiểm tra do Bạch Kính Phủ, bác sĩ nội trú Ngô Tường hoặc các bác sĩ thực tập viết. Một trong ba bác sĩ thực tập tên là Chu Trường Lộ. [1'> Lối viết chữ Hán thịnh hành đời Tống, nét sổ đậm, nét ngang gầy. Na Lan sửng sốt, nhiều ý nghĩ lướt qua trong đầu cô. Trần Ngọc Đống nghe thấy di động của Na Lan vẫn “tu tu” chưa tắt máy, bèn hỏi, “Na Lan? Cháu vẫn nghe à? Sao thế?” “Cháu cho chú biết một cái tên, là Chu Trường Lộ.” Trần Ngọc Đống ngạc nhiên, “Giám đốc bệnh viện?” Na Lan nhanh tay giở tiếp, càng giở càng phát hoảng. “Năm 1979 Chu Trường Lộ bấy giờ còn là bác sĩ thực tập, đã từng tiếp xúc với Mễ Trị Văn. Năm 1982 Mễ Trị Văn nằm Bệnh viện Số 2 trực thuộc Đại học Giang Kinh, Chu Trường Lộ cũng điều trị cho lão. Trong một lần khám bệnh ở Bệnh viện Số 2 năm 1984, bác sĩ nội trú Chu Trường Lộ khám và kê đơn cho lão. Năm 1988 Chu Trường Lộ là bác sĩ điều trị cho Mễ Trị Văn ở Bệnh viện Số 2. Năm 1993 Mễ Trị Văn đến bệnh viện Kim Hoa tuyến cơ sở khám bệnh, bác sĩ phó chủ nhiệm Chu Trường Lộ tiếp lão ta. Năm 1995 Mễ Trị Văn nằm bệnh viện Kim Hoa, Chu Trường Lộ là bác sĩ trưởng khoa Nội. Từ sau năm 1999, Mễ Trị Văn hoặc vào tù hoặc nằm viện tâm thần, hoặc đi khám và nằm viện ở bệnh viện Phổ Nhân. Chúng ta có thể nhanh chóng tra ra, cuối thập kỷ 1990 Chu Trường Lộ có được điều động làm chủ nhiệm khoa Nội bệnh viện Phổ Nhân hay không.” Trần Ngọc Đống nói, “Tôi lên mạng tra luôn.” Nửa phút sau ông xác nhận, “Đúng thế, trang web của Phổ Nhân giới thiệu về Chu Trường Lộ, từ năm 1988 được điều từ bệnh viện Kim Hoa sang bệnh viện Phổ Nhân! Một quy luật rất rõ ràng!” Na Lan bổ sung, “Còn một quy luật nữa, Chu Trường Lộ thời niên thiếu mất người thân, Mễ Trị Văn thời niên thiếu cũng mất bà mẹ!” Na Lan bỗng nghĩ đến một điều. “Phiền chú tra hộ, trên mạng có bài viết về Chu Trường Lộ không? Ông ta từng được nhận nhiều giải thưởng, đăng nhiều nghiên cứu y học thì chắc phải có nhiều bài đưa tin.” Trần Ngọc Đống tra cứu một lúc, rồi trả lời, “Đúng là có một số manh mối. Ví dụ, bài này nội dung rất chung chung nhưng cũng có một câu thú vị. Chu Trường Lộ sinh ở vùng núi Huệ Sơn, cha mẹ mắc bệnh rồi lần lượt qua đời, nỗi đau khiến cậu bé quyết tâm học hành trở thành một thầy thuốc giỏi để cứu giúp người bệnh.” Na Lan chực nhảy dựng dậy, “Cha mẹ chết sớm… tức là ông ta trở thành trẻ mồ côi.” “Cô nhi viện! Lại một quy luật nữa.” Trần Ngọc Đống nói, “Cháu chờ nhé, tôi sẽ gọi ngay cho chị Triệu ở nhà phúc lợi. Nếu đúng Chu Trường Lộ từng ở cô nhi viện thì rất có thể hồi đó đã quen Mễ Trị Văn.” Trần Ngọc Đống nói chuyện nhanh với chị Triệu, ba phút sau ông gọi lại cho Na Lan nhưng không được nữa. Kinh nghiệm ba mươi lăm năm trực tiếp làm trinh sát hình sự khiến Trần Ngọc Đống hình dung được, hiện trường vụ trọng án rất ồn ào, đông người qua lại trao đổi ý kiến, các loại thiết bị thông tin, sóng vô tuyến điện chồng chéo… cho nên Na Lan tạm không nghe thấy thì cũng không có gì là lạ. Rất có thể cô đang tìm Ba Du Sinh để báo cáo về phát hiện mới của mình, tuy chưa phải là chứng cứ xác đáng nhưng Ba Du Sinh vẫn nên cử người đi “triệu tập” ngay Chu Trường Lộ và tạm

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Tối đến, cô ấy sẽ về!

Giá Như Em Là Con Gái

5 chòm sao không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình

Em đã không vượt qua được trò thử tai quái của người yêu, vì thế em mất anh mãi mãi

Vì yêu em nên tôi mới là tên ngốc!