thờ. “Đã hết giờ mở cửa.” Bên trong, một bà xơ dịu dàng từ chối. Bà chừng ngoài 40 tuổi, rất điềm đạm. “Cháu… không vào để làm lễ Misa ạ.” Na Lan không biết nên tự giới thiệu ra sao. “Cháu chỉ muốn… vào xem nghĩa trang của giáo hội các vị.” Bà xơ rất nhẫn nại, “Ba mươi năm nay nghĩa trang không an táng ai nữa. Thành phố đã xếp hạng là kiến trúc lịch sử để bảo vệ, nói chung người ngoài không được…” Di động của Na Lan bỗng đổ chuông, cắt ngang màn thuyết phục của cô. Lại là Sở Hoài Sơn. “Tôi chợt nghĩ ra, có lẽ cô không thể vào khu nghĩa trang ấy.” Kỳ tài lúc này chẳng khác gì quân sư nói vuốt đuôi! Na Lan thở dài mỉm cười chào bà xơ. Bà cười đáp lễ rồi đóng cửa lại. “Anh tiên tri giỏi nhỉ? Giá mà anh cho tôi biết trước…” “Tôi vừa mới nghĩ ra. Thật đấy! Ấn tượng mà Ba Du Sinh, gây cho cô không đúng. Tôi chỉ là người có chỉ số IQ tầm tầm, chỉ số EQ thì thấp…” Anh ta quá khiêm tốn để làm gì nhỉ? Na Lan nghĩ ngợi. “Nhưng, anh gọi điện chắc không chỉ là để tự kiểm điểm?” “Cô đã nghe nói về, ông Ngôn Phụ Đức chưa?” Na Lan lắc đầu, “Ông ta có thể giúp tôi mở cổng nghĩa trang phải không?” “Đúng! Từ năm 1963, ông ấy là linh mục, đứng đầu giáo xứ Giang Kinh, đến năm 1998 thì qua đời, và được an táng, ở nghĩa trang này.” Xem ra, bà xơ nói “ba mươi năm không an táng ai” e là có vấn đề. “Ý anh là, tôi nên sắm vai người nhà của ông Ngôn Phụ Đức?” “Cô nên đoán xem, lần sau gặp Ba Du Sinh tôi sẽ, khen ngợi cô như thế nào.” Hình như Sở Hoài Sơn đang mỉm cười. “Cô nên tự xưng, là cháu họ ngoại của ông ấy. Ông ấy chỉ có, một cô cháu gái sinh cuối thập kỷ 1990, xấp xỉ tuổi cô, đã theo cha mẹ sang Canada định cư.” “Anh cho rằng các bà xơ sẽ tin tôi nói khoác hay sao? Anh có thể cho tôi giấy tờ tùy thân của cô ta chắc?” Na Lan tưởng tượng ra mình ê mặt vì bị từ chối lần thứ hai. “Không! Không phải cô, khoác lác. Tôi nói luôn vậy, bây giờ, cô là Tiêu Hoa Nguyệt, cháu của ông Ngôn Phụ Đức. Cô không cần chìa, giấy tờ gì hết. Chỉ cần để bà xơ, hỏi thử xem, cha xứ đương nhiên là ông Bão Quảng Hữu có nhớ ra, bé Nguyệt Nguyệt, cháu gái của, cha xứ quá cố không? Bé Nguyệt Nguyệt, đã từng ăn quả nhót tây, ở sân sau nhà linh mục Bão Quảng Hữu.” Nghe mấy chữ “bé Nguyệt Nguyệt”, Na Lan lập tức nghĩ đến vụ án xảy ra gần trăm năm trước đang lưu truyền trên mạng, cô hơi lạnh xương sống, “Chuyện cách đây hai chục năm sao anh lại biết được?” “Ai cũng có thể, biết chuyện hai chục năm trước, đọc Tiếng nói giáo dân, đọc trang web của thư viện thành phố, lướt mạng… là biết hết. Ông Ngôn Phụ Đức rất có uy tín, trong giáo hội, đã bồi dưỡng ông Bão Quảng Hữu. Ông Quảng Hữu, thường tổ chức, liên hoan giáo dân. Theo bản tin Tiếng nói giáo dân, cả nhà ông Ngôn Phụ Đức đều từng tham dự, khi đó bé Nguyệt Nguyệt 5 tuổi, đã biết hát Thánh ca… Tôi sẽ gửi cho cô các tư liệu này…” Na Lan lại đến gõ cửa nhà thờ, vẫn bà xơ ấy, với nụ cười hơi giảm bớt sự kiên nhẫn. Cháu mạo muội làm phiền…” Dù chưa chắc ăn nhưng Na Lan cũng đã tự tin hơn. “Vừa nãy xơ nói là… nói chung, không cho phép vào nghĩa trang, nhưng chắc vẫn có ngoại lệ?” “Nếu là người nhà vào viếng mộ thân nhân, có hẹn trước, thì chúng tôi sẽ thu xếp.” “Hẹn trước? Nhưng e không kịp mất! Ngày mai cháu phải ra sân bay, trở về Canada…” “Cô là…” Dưới ánh đèn, thấy cặp long mày thanh mảnh của bà xơ hơi động đậy. “Cháu là Tiêu Hao Nguyệt. Ông ngoại cháu an táng trong đó…” Trời đã muộn, màn chiều đang buông xuống cả khu nghĩa trang. Na Lan đã cố thuyết phục để bà xơ không đi cùng, một mình cô len lỏi giữa các hàng bia mộ. Hơn bốn trăm bia mộ, Na Lan soi đèn pin nhìn từng tấm bia. Sau khi trải qua hai vụ án lớn và vô số đêm hãi hùng, cô đã hình thành thói quen mang theo đèn pin. Đúng như đã lường trước, ở đây không thấy có tên Nghê Phương Anh. Hung thủ của vụ án “ngón tay khăn máu” không thể trắng trợn công khai dựng bia cho nạn nhân mà hắn hãm hại, tự phơi bày tội ác cho thiên hạ biết. Điều này chứng tỏ hắn không phải hạng người quái gở dám thách thức quyền lực, khiêu khích luật pháp xã hội. Mà là một kẻ nhu nhược. Mục đích phạm tội của kẻ nhu nhược dường như không nhằm phô trương khả năng gây án của mình. Cho nên hắn đã che giấu rất kỹ tội ác gây ra rải rác ba mươi năm. Nhưng tại sao hắn lại công khai cái khăn dính máu và ngón tay bị chặt đứt? Xem ra, cũng như nhiều tội phạm sát nhân khác, hắn vẫn muốn thể hiện một điều gì đó. Hắn muốn thể hiện điều gì? Liệu có phải nếu không ai hiểu được ý đồ của hắn thì vụ án “ngón tay khăn máu” vẫn tiếp diễn, như Mễ Trị Văn dự báo không? Lúc này Na Lan hầu như đã phủ định Mễ Trị Văn là hung thủ. Lão giống một diễn viên hạng hai hạng ba, chỉ lo mình không đủ tài diễn kịch. Nếu lão là đạo diễn vở “ngón tay khăn máu” thì rất khó hình dung suốt ba mươi năm nay lão kìm nén được sự thèm khát ra tay. Nhưng tại sao lão lại biết tung tích của Nghê Phượng Ah và chỉ dẫn cô tìm đến nghĩa trang này? Hàng trăm bộ hài cốt nằm ở đây, bộ nào là của Nghê Phượng Anh? Na Lan thất vọng nhìn khắp bốn bề khu mộ, muốn mình phải đào tất cả lên hay sao? Không thượng đế nào đồng ý. Đại sư Mễ Trị Văn cũng không đồng ý. Niềm vui thực sự của đại sư còn ở phía sau. Lão đang sốt ruột chờ cô trở về. Cửa ải thứ nhất này không thể nào lại khó nhằn như thi Olympic Toán. Cách tư duy phải đơn giản. Na Lan quay trở ra cổng sắt của nghĩa trang, dừng lại bên một tấm biển lốm đốm gỉ, rọi đèn pin lên bảng nhựa in sơ đồ các khu vực bên trong. Nghĩa trang hình chữ nhật, gồm bốn khu vực trên dưới trái phải được chia bởi hai con đường hình chữ thập lát gạch, giao nhau. Na Lan chú ý đến điểm giao nhau ấy. Lại nhận ra một chữ “thập” nữa! Cô vội bước đi, đến giữa đường gạch giao nhau. Cô cúi xuống, soi đèn pin vào viên gạch vuông ở chính giữa. Nó chỉ đặc biệt vì ở chính tâm, ngoài ra cũng rạn rịa cũ kỹ như da mặt người già, chẳng có gì khác các viên gạch lát xung quanh. Cô mở túi lấy con dao nhỏ, cũng là thói quen tốt hình thành sau khi trải qua hai vụ án lớn, thọc mũi dao vào kẽ quanh viên gạch, ở đó là đất cát và bùn, rêu cùng cỏ non ứ lên sau mưa, giống như vách ngăn tình cảm giữa người và người. Cô moi hết đất, cỏ và rêu, rồi nậy hẳn viên gạch lên. Đá vụn rải bên dưới đã bị xói đi quá nửa theo dòng thời gian, chỉ còn lại một lớp mỏng. Cô bới hết lớp đá, bên dưới là bùn đất xỉn khá mềm, do thấm nước mưa. Coi con dao như cái xẻng, cô đào sâu xuống khoảng ba phân rồi dừng lại. Thấy một cái túi nhỏ. Ánh đèn rọi vào một cái ví tiền xanh nhạt bằng nhựa, in các ô ca rô vàng, lam và lục, trông giống mẫu thiết kế của thương hiệu Burberry. Na Lan nhớ đến ví tiền nhựa mẹ dùng thời con gái, hồi nhỏ cô từng trông thấy khi vào gian chứa đồ của gia đình chơi trò tìm “báu vật”. Và cũng thấy có ảnh cài trong ví, như lúc này. Nghê Phượng Anh trang nhã xinh đẹp, đứng trước cây cầu bắc qua sông Thanh An mỉm cười, tràn trề sức xuân. Trong các “bài học” mà Ba Du Sinh đưa cho Na Lan có bản photo ảnh này. Dưới ánh đèn pin, nụ cười của Nghê Phượng Anh hiện lên nhợt nhạt, mắt cũng phảng phất ưu tư. Nét ưu tư này trông quen quen? Na Lan sực nhớ đến bức tranh vẽ bà mẹ Sở Hoài Sơn. Chắc tại ngồi xổm quá lâu, c