Chương 12: Tấm bản đồ khắc trên quan tài đá Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc hít vào một hơi khí lạnh. Thứ được lôi ra không thể gọi là xác người nữa. Một nửa lộ ra được bọc trong lớp băng dày đến hơn một tấc, như một quả cầu băng. Bên trong quả cầu băng đó là một đám máu đỏ lòm, toàn những cục máu đông cứng, giữa những cục máu là một cái xác đã bị lột da, toàn thân máu thịt đỏ hon hỏn. Cái xác bị băng bọc kín, co rúm như một con mèo nằm co quắp. Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc nhìn mà kinh hãi. Đôi mắt của cái xác máu trũng sâu xuống, con ngươi trắng dã, đục nhờ. Nhị Rỗ nghĩ thầm, sự việc này bảo kỳ lạ thì cũng rất kỳ lạ, nhìn tư thế của hai cái xác này, vừa giống liên thi mà ông nội ghi chép, lại giống như chuyện xác máu bắt người vẫn lưu truyền rộng rãi ở miền Tây tỉnh Hồ Nam. Có điều dù giả thuyết nào đúng thì viên qua nhất phẩm này cũng chết vì độc từ xác máu, nếu không phải là âm dương xung khác, dương khí bị âm khí át đi, thì cũng là thi độc công tâm, bị xác máu bắt, chưa đầy mười lăm phút sau là tắt thở. Chết thì chết, nhưng tại sao lúc chết còn cười kỳ dị như vậy? Ông ta bị xác máu bắt được, khóc không còn kịp, tại sao lại cười? Dương Hoài Ngọc đứng trước cái xác máu, vung chân đá qua quả cầu băng mấy cái, nhưng quả cầu băng này quá cứng, chẳng mảy may tổn hại gì. Cô chẳng nói chẳng rằng, liền giơ súng lên, bắn mấy phát vào quả cầu băng, khiến nó nứt mấy đường, thủng ra bốn lỗ nhỏ. Nhị Rỗ phối hợp với Dương Hoài Ngọc, hai người vừa dùng báng súng đập vừa lấy chân đá, những vết nứt khiến quả cầu băng bao bọc cái xác máu lỏng lẻo dần, chẳng mấy chốc đã bị hai người đập vỡ vụn. Cái xác máu vẫn nằm co quắp, tay nắm chặt mắt cá chân viên quan nhất phẩm, nhất quyết không buông. Nhị Rỗ, gẩy gẩy cái xác máu, nói với Dương Hoài Ngọc: -Chúng ta cũng không nhất thiết lôi nó ra, trước khi bị đông cứng nó đã là một cái xác máu bị lột da ngùn ngụt oán khí rồi, hẳn thi độc và âm khí không nhẹ đâu. Bị chôn vùi nhiều năm trong băng tuyết như thế này, có trời mới biết thi khí của nó đã tan hết hay chưa. Dương Hoài Ngọc lạnh lùng nói: – Đã biết như thế, sao anh còn đập vỡ lớp băng ra làm gì? Nhị Rỗ cười khì khì, hỏi: – Năm xưa tôi từng học ở đại học Yên Kinh, ông thầy người tây của tôi dạy rằng chúng ta phải tôn trọng phụ nữ, tôn trọng cả những quyết định đúng đắn cũng như sai trái của họ. Dương Hoài Ngọc “hừm” một tiếng, bỗng nhận ra có chuyện khác thường, cô vội nói: – Anh phát hiện ra cái gì rồi ư? Nhị Rỗ nói: – Rỗ tôi có đôi mắt tiền mắt bạc, thứ khác thì không thấy, chỉ thấy được những thứ đáng tiền thôi. Nói rồi, Nhị Rỗ ngồi thụp xuống, cạy cánh tay kia của cái xác máu ra, nhưng không cách nào cạy ra nổi. Nhìn hành động của Nhị Rỗ, Dương Hoài Ngọc không khỏi ngạc nhiên. Cánh tay kia của cái xác máu ghì chặt trước ngực, nếu không nhìn kỹ, ắt sẽ cho rằng cánh tay ấy đã bị chặt mất rồi. Lúc dùng báng súng khối băng, Dương Hoài Ngọc đã ngồi xuống quan sát cái xác máu thật kỹ, nhìn từ một góc độ đặc biệt mới phát hiện thấy cánh tay kia của cái xác rất kỳ lạ, hình như đang nắm lấy vật gì đó. Không ngờ một kẻ chẳng lúc nào nghiêm chỉnh như gã Nhị Rỗ này, trong lúc lơ đãng cũng phát hiện ra bí mật ấy. Nhị Rỗ đập vỡ xương ngón tay của cái xác máu, cố mở bàn tay nó ra, trong lòng bàn tay của cái xác máu cầm một chiếc lục lạc đồng lớn bằng mắt trâu, bên trên có buộc một sợi dây nối liền một mảnh đồng. Nhị Rỗ lật đi lật lại cái lục lạc, thấy trên bề mặt nó lấm tấm những vết gỉ, ngoài ra cũng không có gì đặc biệt. Mảnh đồng thì ngược lại, bị hoen gỉ nghiêm trọng, nhưng hình như còn có gì đó khác thường. Không đợi cho Nhị Rỗ xem kỹ, Dương Hoài Ngọc đã giật lấy xem xét. Ngay lúc ấy trong đầu Nhị Rỗ vụt lóe lên một ý nghĩ, gã đột nhiên hiểu ra tất cả. Nhị Rỗ lấy chiếc chuông Kim Cương đeo ở thắt lưng ra, cầm mảnh đồng kia lên so, quả nhiên mức độ han gỉ của mảnh đồng cũng tương đương với chiếc chuông, Nhị Rỗ trầm giọng nói: – Đưa cho tôi miếng đồng, còn cô cứ cầm lấy cái lục lạc Dương Hoài Ngọc chưa kịp trả lời thì Nhị Rỗ đã giật đứt sợi dây, đoạt lấy mảnh đồng. Gã so sánh sơ qua, rồi cắm mảnh đồng vào lỗ vuông trên bầu chuông Kim Cương, tuy kích thước rất vừa vặn, nhưng không làm sao nhét lọt được vào lỗ. Nhị Rỗ lại lấy miếng đồng ra, mài vào súng cho sạch gỉ đồng, gỉ đồng vừa tróc, lập tức những nét chạm khắc hiện lên. Nhị Rỗ mừng rơn, lại cầm lên so ngang so dọc, xác định đúng vị trí, rồi cắm thử miếng đồng vào lỗ vuông thứ tư, để nó thò ra ở lỗ vuông thứ sáu, nghe cạch một tiếng trong lỗ, vừa hay lại vừa khớp. Miếng đồng lấp kín ba lỗ vuông, hai người liền chụm đầu lại xem, thấy vị trí vừa được lấp kín trên ba lỗ vuông và vách chuông Kim Cương đã tạo thành một bức vẻ. Nhị Rỗ nhìn thật kỹ hình khắc trên bầu chuông, lòng chợt chùng xuống, chỉ thấy những nét chạm khắc vắt ngang qua ba lỗ vuông vòng vèo uốn lượn, tạo thành một bức tranh khắc họa cảnh núi sông hồ, mây đen sương mù vần vũ, nhìn còn có thể trông thấy ao đầm rải rác khắp nơi, bóng đen lập lờ giữa mà sương mù dày đặc, vô cùng kỳ dị. Dương Hoài Ngọc hỏi: – Đây là nơi nào? Nhị Rỗ về chòm râu dê, suy nghĩ hồi lâu, đoạn nói: – Chỗ này giống với vùng Khư Cảnh trong truyền thuyết từ thượng cổ, nằm ở nước Long Bá. Theo sách Liệt Tử, phần Thang Vấn chép, phía đông Bột Hải, không biết mấy triệu vạn dặm, một vụng nước, thăm thẳm không đáy, tên gọi Quy Khư. Trong thư tịch cổ “Hà đồ ngọc bản” có ghi lại, người nước Long Bá thân cao ba chục trượng, thọ đến một vạn tám ngàn tuổi. Dương Hoài Ngọc từ nhỏ sống ở nước ngoài, nghe Nhị Rỗ trích sách cổ chẳng khác nào vịt nghe sấm, không hiểu mô tê gì hết, cô nói: – Anh nói như thế nghĩa là sao? Nhị Rỗ giải thích: – Cô nhìn những nét khắc trên chiếc chuông Kim Cương này, ở giữa lõm tức là khư, phía trên khư là sương móc mịt mùng, dưới khư có mạch trạch mênh mông. Khư là hang động vô địch, tương truyền cũng là sào huyệt của hàng vạn ma quỷ. Từ xa, trông âm khư có thể thấy núi ruồi khí rồng, sông dìm mạch đất, đôi rồng vươn đuổi, ứng với một núi một sông, đó chính là đất đại âm còn hiểm độc hơn cả Bối long âm khư, có tên là Đại âm khư. Dương Hoài Ngọc sực nhớ đến bức tường âm dương bên bờ sông, liền hỏi: – Nói vậy thì, bức tường âm dương bên bờ sông đúng thật là dải phân cách ngăn đôi âm phủ và dương thế à? Nếu dưới lòng đất thật sự có Đại âm khư, vậy chúng ta đang trên đường xuống suối vàng ư? Nhị Rỗ chỉ mải phân tích những nét chạm khắc trên chuông Kim Cương, nghe Dương Hoài Ngọc nhắc nhở, mới giật nảy mình. Bối long âm khư dưới hang ngầm là tuyệ