lại thứ ấy. Ngoài mấy đồ cứng, tiền và thức ăn, thứ gì mềm như sợi chỉ, cắt ra là dài lại ngay.”“thật thế hả bà”“nhưng mà người có duyên thì mới cắt được, cháu à”“vậy sao bà tặng cho cháu”“Bà không xài được cái kéo này nữa, bà già rồi cháu ạ, từ khi gặp cháu, bà đã muốn tặng cháu cái kéo, chắc là cái duyên đấy cháu ạ”“nghe bà dặn này” Bà cụ đột nghiên nghiêm giọng “cái kéo này, cháu cắt tóc của ai thì phải nhặt cho bằng hết số tóc đó, không được chừa lại một sợi nào, nếu mà chừa lại là không xong đâu. Và nhất định, cắt ai thì cắt, cấm tiệt không được tự cắt tóc của mình.”Nói xong rồi bà cụ lại tỏ vẻ mệt và muốn Liên đi về. Cô bé chưng hửng khi thấy mình bị đuổi về bất ngờ như thế, cô bé đành chào bà lão rồi ra dắt xe đạp về nhà trọ. Trên đường đi, Liên cứ thắc mắc mãi, nhưng nghĩ thế nào cũng nghĩ không ra. Thời đại nào rồi mà còn mấy cái chuyện quái quỷ như thế. Liên nghĩ rồi phì cười trước lời nói của bà cụ, thế mà suýt nữa cô bé lại tin cơ đấy. Nhưng mà cô bé vẫn cất cái kéo trong túi không dám vứt, nhỡ mà sau này gặp lại, bà cụ lại đòi thì biết làm thế nào.Hôm sau đi học, Liên kể chuyện này với Hà nghe, nghe xong cô bạn tỏ ra rất kinh ngạc:“Ủa, sao lạ vậy”“Cái gì mà lạ ?”“Mình đâu biết trong chùa có cái đường luồng như thế”“Trời đất” Liên bĩu môi “cứ làm như Hà sống trong đó không bằng, hôm nọ bảo chú Hà là thầy trong chùa mà có thấy đâu”Hà cười giả lảng, nhưng vẫn một mực khẳng định không có một cái đường luồng nào cả. Để chứng minh, Hà quyết lôi Liên tới lại chỗ đó cho bằng được. Liên chìu bạn, một phần có ý muốn trả lại cây kéo cho bà cụ. Nhưng khi đến nơi, tim Liên nhưng muốn văng ra khỏi lồng ngực. Quả đúng như Hà nói, chẳng có cái đường luồng, cũng chẳng có cái nhà nào như căn hầm trong chùa cả. Hỏi sư tăng trong chùa, họ đều lắc đầu không biết có bà cụ nào sống quanh đây. Liên chợt cảm thấy lạnh buốt sóng lưng, chẳng lẽ nó nằm mơ?Nhiều tuần sau đó, Liên cố quên đi chuyện vớ vẩn này, bắt đầu sinh hoạt này như bình thường, Hà cũng chẳng đả động gì đến mấy cái vụ tóc tai nữa. Nhưng sống thì vẫn sống nhưng đời sinh viên làm sao sống không cần tiền. Liên lại xa nhà, lạ nước lạ cái, đụng cái gì cũng tiền, tiền. Hết tiền là sống không nổi, thời hạn trả tiền nhà tiếp theo đã đến mà Liên chẳng thể tìm ra công việc gì có lương đủ cao một chút. Chỗ nào cũng bắt chẹt, thời gian làm thì còn đòi hỏi chiếm nhiều hơn thời gian học, làm sao mà nhận?Tối hôm đó cả mấy người kia ngủ hết. Chỉ còn mỗi mình Liên trăn qua trở lại cũng chẳng tài nào nhắm mắt lại nổi. Vô tình, cô bé lại moi chiếc kéo kia ra.Thỉnh thoảng những lúc túng thiếu như vầy, cô bé lại nghĩ phải chi nó cắt tóc, tóc lại dài ra lại thì cũng hay. Xoẹt ra xoẹt vào, Liên vui tay rồi nổi máu bạo. Cô bé lén trườn ra khỏi nệm, nhẹ nhàng xé tấm vải buộc mũi kéo đi rồi chui qua tấm màn của người bạn nằm sát bên cạnh. Liên liếm môi rồi chờ cho tới kia cô gái kia trở người, để lộ mảng tóc bóng nõn được dập láng trơn. Liên nhìn quanh để chắc chắn thêm một lần nữa rồi liều mạng xẻn đi một ít ở đuôi tóc. Trước cặp mắt kinh ngạc của Liên lẫn ánh trăng thỏ thẻ chíu vào. Số tóc bị cắt đi bỗng đâm dài ra như cũ. Hệt như một cuốn phim quay chậm, mấy mẩu tóc con con trườn ra như mấy con rắn nhỏ xíu, đâm dài ra tới khi bằng mức bị cắt lúc nãy mới thôi.Liên hít mạnh một hơi rồi không hiểu sao, cô bé sợ hãi nắm chặt mũi kéo rồi quay về giường mình. Liên cất ngay cái kéo đi vào trong ba lô hành lý rồi trùm mền cố ngủ. Cô bé vừa mừng lại vừa sợ. Nhưng mừng chỉ một mà lo tới mười. Nỗi lo vô hình cứ bám lì lấy não Liên. Cô bé định bụng sẽ kể cho Hà nghe, nhưng lại không dám.Vài hôm sau, cô chủ nhà bắt đầu đến thu đợt tiền nhà cuối tháng. Mọi người ai cũng trả trừ Liên và một chị năm ba. Cô chủ nhà tỏ vẻ khó chịu và hẹn sáng mốt sẽ lên lấy. Liên buồn rầu nghĩ xem có nên viết thư gửi về cho cha mẹ dưới quê không. Nhưng mà cô bé hiểu tình cảnh lúc này dưới quê còn khó khăn biết bao nhiêu, Liên không muốn làm thế một chút nào. Túng quá làm liều, Liên chợt nhớ đến cái kéo, cô bé quyết định tối nay sẽ hành động.Trăng đêm nay có vẻ sáng hơn mọi lần, đúng như thường lệ, cứ chín rưỡi là người dân bắt đầu tắt điện đi ngủ. Mấy cô gái cùng trọ trong căn nhà quậy gì thì quậy, đến mười một giờ là mạnh ai lăn quay ra ngủ phần người ấy. Liên cố căng mắt ra, cô bé cũng bỏ mùng và đi ngủ hệt như những người khác, nhưng trong tay cô bé nắm chặt cái kéo cán gỗ và chờ đến nữa đêm tối mịt. Bóng đêm heo hắt làm Liên cảm thấy rờn rợn, nhưng hình như thủ phạm bao giờ cũng can đảm hơn là nạn nhân. Liên kéo mùng rồi thậm thụt bước qua phần nệm của cô bạn kế bên. Liên thủ sẵn một tờ giấy A4, cô bé lại chờ cho đến khi người bạn trở người nằm một bên mới dễ hành động. Mái tóc dài óng mượt lại đập vào mắt Liên, làm việc này có hơi điên thật, nhưng trước mắt Liên giờ đây chẳng phải là tóc nữa, mà cô bé ép mình nghĩ đấy là một cuộn tiền. Thế là…Xoẹt…… Xoẹt…Xoẹt…Mũi kéo bén ngót tung ra khép vào đều đặn và ngọt xớt. Liên cố cắt thật chậm để không gây ra tiếng động, rồi y như lần trước, chỗ tóc bị cắt đi dần dần đâm dài ra, nhưng không nhanh như hôm nọ, nó mọc một cách từ từ và chậm rãi. Liên nhanh chóng gói mớ tóc cắt được vào tờ giấy A4 rồi nhanh nhẩu nhét nó vào ba lô, nhưng lúc này Liên hơi bồn chồn nên nhỡ đạp vào một cái bao kêu lên tiếng ‘soạt’. Cô bạn kia trở mình, Liên lẹ làng trườn vào trong nệm và quấn chặt mền lại, chỉ chừa một lối hở để quan sát. Cô bạn đó vươn mình lên rồi theo thói quen, cô ta làm động tác vuốt tóc, nhưng hỡi ôi, hình như cô ta cảm thấy được. Mắt của cô bạn mở rộng, cô ta hoảng hồn chụp lấy mái đầu của mình rồi hét toáng lên, Liên điếng người vùng mền choàng dậy, cả bốn người kia cũng bật đèn lên luôn. Mọi người hớt ha hớt hải hỏi cô bạn có chuyện gì, cô ta mếu máo rặn ra từng chữ:“Coi này, tóc, tóc của tôi… ỦA??”Mái tóc của cô ta đã kịp dài ra lại ngay kia ánh đèn được bật lên. Mọi người thi nhau mắng cô ta ngủ mớ rồi lại lui cui tắt đèn ngủ lại. Liên thở một hơi dài, cô bé mệt mỏi chui vào mùng, sự sợ hãi làm con người ta muốn lụi cả đi…Thế là ngay hôm sau, chờ cho các bạn đi hết, cô bé moi xấp giấy A4 có chứa mớ tóc cắt được hôm qua ra đem bán. Đến hạn nộp tiền nhà, chỉ có mỗi Liên có tiền để đưa cho bà chủ, còn chị năm ba kia vẫn chẳng có xu nào.Người ta bảo ăn trộm quen tay, ngủ ngày quen mắt. Bén mùi tiền, Liên bắt đầu thấy mọi chuyện dễ dàng và ổn thỏa. Thời gian làm mòn đi tất cả, kể cả sự hồi hộp và hoảng sợ. Liên ngày càng dạn dĩ hơn. Bao nhiêu khoản tiền phải nộp càng thôi thúc cô bé thực hành phi vụ tiếp theo. Lần này phải làm một mẻ thật lớn rồi thôi. Tối hôm đó, Liên dùng cây kéo cán gỗ bắt đầu cắt trộm tóc của hầu hết tất cả mọi người. Tiếng xoèn xoẹt lạnh lẽo cứ lặng lẽ vang lên. Hết đợt tóc này lại đến đợt tóc kia rơi xuống, bao nhiêu đợt tóc đổi lấy bấy nhiêu đấu gạo, đấu tiền. Liên vui mừng vì không những bản thân có thêm thời gian dư dả để học hành mà còn có cả mớ tiền cứ xủng xoẻng trong túi. Cô bé thi thoảng còn gửi tiền về cho cha mẹ với lý do làm thêm được rất nhiều tiền. Lại còn gởi hẳn cho mẹ một bộ tóc giả dày và