ăng ẳng làm Liên thót cả tim.“Ê, cửa không khóa, là do mình đẩy mạnh nên bị kẹt thôi” Hà chợt nói làm Liên dịu xuống, nhưng còn con chó thì tính sao?Hà đưa tay lên miệng làm dấu ‘suỵt’, cô bé áp mắt vào một cái lỗ nhỏ quan sát. Một lúc sau, Hà nói nhanh:“Không có chi, con chó nhà hàng xóm, nó đi rồi”Liên nghĩ bụng:“chó hàng xóm mà đi giữ nhà cho chùa, hết biết”Hai cô bé chờ một lúc cho thật sự yên tâm rồi mới bắt đầu thò mình ra khỏi cửa. Liên thề, lần này là lần đầu cũng là lần cuối. Chẳng bao giờ cô bé đồng ý bất cứ lời đề nghị nào của bạn bè nữa.Ngay sáng hôm sau, Hà chở Liên đến một tiệm nối tóc ở gần đường Nguyễn Thị Minh Khai. Liên không thể ngờ, người ta lại có thể mua số tóc đó với một giá hời như vậy. Liên nhận một nữa và cảm thấy cũng đủ để trả tiền thuê nhà tháng này, còn để trang trải cho một số món khác nữa.Vài tuần sau, nỗi ám ảnh về tiền bạc lại quay về với Liên. Chưa nằm ấm chỗ được một thời gian, số tiền trong túi của cô bé lại phải nói lời biệt ly với cô chủ. Liên lại mệt mỏi và bắt đầu tìm kiếm công việc làm thêm. Một hôm, không hiểu trời xui đất khiến thế nào, Liên lại đi ngang qua con đường có tiệm nối tóc hôm nọ. Thoạt đầu cô bé cũng không để ý, nhưng đột ngột bà chủ chạy ra ngoắt Liên lại, cô bé mới thậm thụt bước lại vào trong tiệm.Bà chủ mời Liên ngồi và bắt đầu nói chuyện với Liên về chuyện tóc tai hôm trước. Liên cứ ngỡ bà này đòi lại món tiền vì số tóc đó không hợp vệ sinh chăng? Rủi mà như vậy thì cô bé biết đường đâu mà nói hả trời.Nhưng cũng may, bà ta chẳng đả động gì tới chuyện đó cả. Mà không hẳn là không đả động, chỉ là bà ta muốn hỏi Liên còn muốn bán tóc nữa không thôi.“Thế cháu không có ý định bán thêm à?” Bà chủ hỏi, vẻ hy vọng“Không ạ” Liên thành thật trả lời“Thế thì tiếc nhỉ ?” Bà chủ chắt lưỡi“Nhưng tóc cần thế hở cô?”“Cần chứ” Bà chủ kêu lên “thường thì có thể dùng ni-lông, nhưng nếu có tóc thiệt bán thì tốt”Liên tạm biệt bà ta sau vài phút trò chuyện. Công nhận là cô bé có hơi tiếc thật, nhưng chẳng biết làm sao. Liên chậm rãi lái chiếc xe đạp về hướng nhà trọ, nhưng trên đường đi, cô bé bất ngờ nhìn thấy bà cụ trên chuyến xe bus hôm nào. Bà ta đứng bên vệ đường và nháy mắt với cô bé. Ối, bà ta vừa nháy mắt ở đằng xa kia. Liên nín thở thắng xe lại. Cái nháy mắt của bà cụ làm Liên có cảm giác hơi ngộp, không biết vì sao.Nhưng cô bé lấy lại bình tĩnh một cách nhanh chóng rồi lượn xe về phía bà cụ. Bà ta gật đầu chào Liên, bà hỏi, giọng vẫn rất ấm áp và ân cần:“Chào cháu, cháu còn nhớ ta không ?”“Cháu nhớ ạ”Thì ra bà cụ bị trật chân giữa đường và không có tiền đi xe. Liên tình nguyện chở bà cụ về đến tận nhà. Cô bé đèo bà đi đến hết hai con đường lớn, Liên không biết nhà bà cụ lại xa thế. Nhưng càng đi, cô bé lại càng thót bụng. Con đường đến nhà bà cụ này, y hệt con đường mà lần trước nhỏ Hà dẫn Liên đi chôm tóc, nói cách khác, Liên đang trên đường đến ngôi chùa nọ.Định bụng sẽ để bà cụ ở gần một chỗ nào đó rồi đạp xe về ngay, Liên quả thực không muốn nhìn lại ngôi chùa đó một chút nào nữa. Nhưng nhìn bà cụ ốm yếu, cứ ngã vào người mình, lúc nhìn Liên thì bà già lại móm mém cười, Liên không nỡ.Ghét của nào trời trao của ấy, quả đúng ngay chốc con hẻm tạt vào ngôi chùa. Liên bạo dạn hỏi:“Bà sống ở đâu vậy ạ?”“Bà ở trong chùa cháu ạ”Tim Liên giật thót lên một cái thật mạnh. Thôi rồi, đừng nói bà ở trong cái nhà kho hôm nọ luôn nha, Liên thầm khấn trời, hy vọng không phải vậy. Bà cụ bảo Liên dựng xe ở một gốc tường gần chùa rồi dìu bà đi sâu vô trong. Trời buổi sáng làm Liên đỡ sợ hơn, nhưng ngôi chùa này có cái gì đó là lạ. Ai đời lại xây một cái chùa nhỏ xíu mà mấy cái nhà xung quanh lại bự tổ chảng vậy nè. Cũng còn may, bà cụ không bắt Liên dắt lại cái nhà kho đó mà dẫn cô bé quẹo vào một đường luồng của sân sau chùa. Trong đó hơi hơi giống như một cái hầm nhỏ vậy. Trần nhà mục nát và thoảng khói. Giường và bếp đặt gần cạnh nhau, cứ như thể bà cụ vừa ăn vừa ngủ ở đây luôn vậy.Liên dìu bà lên giường nằm nghĩ rồi vội xin phép ra về ngay, nhưng bà nắm tay Liên bảo nán lại một chút. Không dám làm phiền lòng bà cụ, Liên đành ngồi một gốc ở cuối giường tán gẫu với bà già. Cũng chẳng có chuyện gì nhiều để mà nói, ngoài mấy chuyện hỏi thăm lặt vặt, Liên chỉ biết đáp hờ cho xong. Cô bé chỉ mong bà cụ than buồn ngủ để mà Liên có cớ ra về. Nhưng mà bà già càng lúc càng tỉnh ra như sáo, khuôn mặt hom hem dường như phồng ra lúc vui vẻ, chắc đã lâu rồi bà không nói chuyện nhiều với ai. Liên nghĩ bà ấy sống một mình vì chung quanh chỉ xếp một cái giường duy nhất, giường lại nhỏ nên chắc chẳng có ai xin nằm ké. Bà cụ quả là sống một thân một mình thật. Liên chợt nhớ đến bà ngoại của mình rồi tự chắc lưỡi “tội nghiệp”.“a, hôm nọ, cháu và bạn cháu đến đây lấy tóc phải không?”Liên giật mình, miệng cô bé há ra. Câu hỏi này của bà cụ như một cú nhéo mạnh. Trời đất, làm sao mà bà ấy biết vậy cà?“Đừng sợ” Bà cụ cười hì hì “lấy thì lấy, có gì mà ngại hở cháu”Liên cười trừ, khuôn mặt vẫn còn hơi đờ nhưng hơi thở cũng nhịp đều hơn. Hình như bà ấy không có ý bắt chẹt Liên, nhưng mà sao Liên cứ cảm thấy chột dạ hoài. Có cái gì kỳ lắm đang xảy ra.“Thế cháu bán được bao nhiêu?”“Cũng ít thôi ạ” Liên đáp lí nhí“Ừm, từng đó thì thấm là bao, có muốn nữa không bà cho thêm”Mắt Liên mở lớn, chợt quên mất cái sự lo lắng nãy giờ của cô bé:“Thật hả bà”“Ừ” Bà cụ gật đầu cười hiền“Nhưng mà…” Liên nói một cách khó khăn, nhìn cô bé có vẻ trăn trở lắm, cứ làm như đang chuẩn bị nhận của nả gì ghê gớm lắm vậy.“Có gì đâu, bà biết cháu là một cô gái ngoan, để bà cho cháu cái này”Bà cụ chồm lên, kéo chiếc chiếu trên đầu giường ra, để lộ một cái kéo ngọn hoắc. Thân cây kéo làm bằng gỗ mộc, đẽo gọt một cách rất tỉ mỉ và trau chuốt. Hai lưỡi kéo không đều nhau nhưng có vẻ rất bén. Bà cụ cầm cái kéo lên, mò vào trong túi lấy ra một mảnh vải khô rồi quấn mũi kéo lại, cột cứng ngắt. Bà đưa cái kéo cho Liên, cô bé nhận mà mắt cứ mở lớn hết sức kinh ngạc.“Ơ, bà cho cháu cái kéo ạ?”“Ừ” Bà cụ lại đáp“Nhưng…để làm gì ạ?”“Để từ từ bà nói cho mà nghe” Bà cụ ôn tồn đáp “hồi xưa ấy, mẹ của bà lúc chiến tranh có nhặt được của người ta một nén vàng. Bà ấy dùng toàn bộ số vàng đó mua nhà, mua cửa, sắm sửa đủ thứ. Rồi vào một ngày mùng ba tết, có một cô đồng tìm đến, hỏi xem mẹ bà có cần mua gương không. Mẹ bà từ chối nhưng vẫn mời cô đồng uống nước và ăn bánh. Cô đồng không nói gì, ăn hết phần bánh của mình và xin một cái hộp diêm đem về. Kể từ hôm đó mẹ bà làm ăn ngày càng khó khăn và nợ nần chồng chất. Bao nhiêu của nhà đem gán hết để trả nợ. Rốt cục chỉ còn mỗi một cái kéo. Mẹ bà buồn phiền quá nên bỏ quê đi mất biệt, gởi bà cho một cô hàng xóm nuôi hộ. Nói là nuôi hộ nhưng thực ra là để bà đi ở đợ cho người ta. Mẹ bà chỉ đưa cho bà cái kéo đó để giữ làm tin. Sau này, cô đồng lại tìm đến bà và hỏi thăm. Cô đồng bảo là lỗi của cô nên nhà bà mới tán nghiệp, nên cô muốn giúp đỡ. Cô hỏi bà còn cái gì quý thì đưa cho cô mượn, bà liền đưa ra cái kéo. Cô đồng xem cái kéo rồi dùng tóc lau nhẹ hai cái lưỡi. Lúc đó bà còn không hiểu nhưng mà về sau, bà lấy cái kéo đó cắt đồ, cắt thứ gì là nói dài ra