Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt
XtGem Forum catalog

Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng (xem 1668)

Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng

t xám như mắt đui, thân to lớn dềnh dàng thô kệch. Vậy má hắn tán tỉnh cô ngọt ngào du dương quá, cọ quẹt cô sành điệu quá nên cô động tình. Một phần cô buồn vì đường chửa nghén của cô kể như đứt tuyệt sau lần xảo thai kia, một phần chồng cô lợt lạt với cô về chuyện hương lửa, và một phần lớn do oan nghiệt đẩy đưa nên cô muốn tìm cách giải trí. Giữa lúc cô Ba Cẩm Tú lén lút cắm sừng lên đầu chồng; giữa lúc cô Ba Cẩm Lệ phập phồng lo sợ mình bị chồng bỏ; giữa lúc nhà ông Bang biện Hưỡn lung lay nền móng thì gia đình ông Năm Tảo sống hòa thuận, được lân lý thương mến, các đạo hữu tin cậy tới lui. Vì hốt thuốc coi mạch mát tay nên ông Năm Tảo có nhiều thân chủ, tiền của vô nườm nượp, quà cáp biếu xén đến ông dập dìu. Lật bật mà sắp tới rằm tháng bảy. Cô Hai Túy Ngọc bơi xuồng ra chợ mua đường, đậu, nếp, bột nếp, bột gạo ê hề đem về làm xôi bánh. Bà Năm Tảo mở gói đừng cát trắng, bảo cô trưởng nữ: – Mình gói bánh ếch, đúc bánh bò chẳng cần đường cát trắng làm chi. Bánh ếch ngon nhờ dẻo, bánh bò ngon nhờ xốp, con dùng đừng thẻ cũng đủ rồi. Nhưng má đã thủ sẵn đường om thơm hơn. Cái om đất đựng đường má treo trên giàn bếp. Cô Ba Túy Nguyệt nhắc nhở – Còn phải chuẩn bị làm gà làm vịt để làm mâm cỗ cúng cô hồn các đẳng nữa. Ông bà mình thường nói: Trời Phật ở xa, quỉ ma ở gần. Câu đó coi vậy chớ lẩm rẩm mà đúng y chang. Bà Năm Tảo liếc xéo cô thứ nữ: – Ngày rằm tháng bảy, Diêm Vương xá tội vong nhơn, tất nhiên mình cũng phải cúng cô hồn các đẳng. Nhưng mình là Phật tử thuần thành mà giết gà giết vịt để cúng sao phải! Cúng họ bằng cháo trắng đựng trong các bồ đài mo cau là được rồi! Bên bà Chín Thẹo thì làm bánh cúng rằm đơn giản hơn. Bà đặt chị Bảy Thia làm một chục bánh bò đường đỏ, một chục bánh bò bông nõn nà để cúng đường cho chùa Long Đức. Còn bà đợi trước rằm một ngày sẽ nấu một nồi chè đậu cùng một trả xôi nghệ để cúng đất đai viên trạch. Bởi rảnh rang, cố Út Ngọc An cùng hai cô Kim Liên và Kim Huệ, em bạn dì của cô, qua bên bà Năm Tảo làm giúp. Từ sàng nước thoáng gió cho tới căn bếp rực hồng ánh lửa, kẻ đãi đậu xanh cho sạch vỏ, người vút nếp cho hột nếp trong ngọc trắng ngà, người khác nạo dừa vắt lấy nước cốt, người khác nữa nhồi bột gạo ịn và nhồi nếp cho dẻo. Tiếng cưới nói vui vẻ, lạc quan… Giữa lúc các cô khác đía dốc, lòng cô Bà Túy Nguyệt mang trăm mối ngổn ngang. Lóng rày, Bác vật Cảnh không được vui, sắc mặt luôn luôn đăm chiêu, nụ cười gượng gạo. Hai cánh tay, mu bàn tay ông thường dán thuốc dán. Có thể là bịnh cùi đang phát tác, cho nên da thịt ông lở lói chăng? Mà đáng sợ thay, da mặt ông trở thành dầy và sần sùi như vỏ trái cam sành, lại còn đỏ ửng như vỏ trái chuối cau lửa. Mái tóc ông thưa thớt, đôi mày rậm và sắc như nét mực Long Tể cũng rụng bớt đi nhiều. Thật tình cô Ba Túy Nguyệt chẳng mấy tin tưởng lời báo mộng của dì Út Thoại Huê cô về cuộc chung thân mai sau của mình. Biết đâu hồn ma tiên đoán lầm lạc. Bịnh tình Bác vật Cảnh chẳng những không bớt mà còn có mòi phát tác mạnh. Những thang thuốc do ông Năm Tảo sắc, Bác vật Cảnh uống như uống nước lã. Còn vàng lá mà ông mài ra uống cũng không làm căn bịnh chai lì. Cái trớn lao tới của bịnh sao mà mau lẹ khủng khiếp. Không khéo trong tương lai không mấy xa, các ngón tay ngón chơn của ông rụng từng lóng chớ không chơi! Có đêm trăng tròn cô Bà mở cửa rào qua bên khuôn viên ông để coi ông có đọc hay tụng kinh không. Nhưng vừa tới bên hè, cô chợt nghe tiếng ông rên rỉ thống thiết. Ông nói một mình: – Trời ôi, tui sống không được mà chết cũng không được! Sao mà bịnh hành tui quá quắt, thiệt khó kham khó nhẫn! Trong giây phút đó, cô Ba Túy Nguyệt không dám đường đột gõ cửa vào thăm. Cô đứng chết lặng bên hè nhà, mà ướt đẫm nước mắt. Nơi tấm lòng trắc ẩn của cô, tình yêu đang mọc nảy mầm mà cô không hay. Cô không biết mình đã yêu Bác vật Cảnh mà chỉ nghĩ rằng mình tiếc ột nhân vật lỗi lạc, có chí hướng mà bị vướng bịnh oan nghiệt. Hôm nay là ba mươi tháng bảy âm lịch. Mấy khóm bông tang đỏ, trang trắng, trang hường trổ thôi ê hề, từng chùm lún phún như pháo bông. Và dễ thường chưa, cây diệp tơ bên hông nhà cũng đơm bông đỏ rực. Rồi mắc mớ chi không biết, lũ chim rẻ quạt, chim chèo bẻo cùng bay về xẻo lá dừa nước kế nhà hót thôi véo von! Bông trổ thạnh như vầy, chuyên về huyên náo như vậy, có phải đây là điềm đất phước trổ bông, đất lành chim đậu đó chăng? Bỗng cô Ba thoáng bàng hoàng bởi ý nghĩ: Trước khi mưa tạnh thường trút mạnh. Bịn ổng trước khi rút lui, phải hành thân hoại thể ổng cho đã nư? Ừ, biết đâu đó! Không lẽ một người nhơn đức, biết tin theo Phật pháp như ổng lại đoản mạng hỏi căn bịnh gớm ghiếc ấy? Nghĩ tới đây, cô Ba Túy Nguyệt lau gào- mên múc canh, đơm cơm, đồ kho, đò xào váo bốn ngăn. Cô cũng không quên đặt ấm thuốc vào chiếc giỏ mây, rồi tay xách giỏ, tay xác gào- mên, cô xâm xâm đi về phía cổng rào. Cửa lúc nào cũng mở sẵn. Cô men theo con đường rải vỏ hến bên hè nhà Bác vật Cảnh. Coi kìa, con chim khách đậu trên cành cậy bông công chúa hót lăng líu một tràng dài. Vách trái của căn nhà chỉ cách cô chừng năm thước. Sát bên hè là đống cây vụn mà ông Nam Tảo chưa bê về nhà bửa hôm làm củi chụm. Bỗng, cô Túy Nguyệt rụng tời. Từ trong đống cây, một con rắn dài cỡ một sải tay bò ra, mình lớn cỡ cườm tay cô, vảy nó màu nâu chạy một vạch bạc lấp lánh và một vạch vàng rực rỡ như vàng diệp. Người và rắn nhìn nhau. Côi như bị thôi miên, đứng tê liệt như trời trồng. Còn rắn chong cặp mắt hung cữ dò xét. Nhưng sau đó, nó chui vào đống cây vụn kia. Một chặp sau sô Ba mới hoàn hồn. Cô bước vào mái hiên, gọi: – Thưa Bác vật, có em đem cơm qua đây Bác vật Cảnh giọng yếu ớt: – Tui đã dậy rồi, đang chờ cô đây. Cô Ba Túy Nguyệt đặt gào- mên và chiếc giỏ mây xuống bàn, dịu dàng hỏi: – Chẳng hay ông có được khỏe không? Bác vật Cảnh sắc mặt sật sừ, uể oải bảo: – Nhờ ông Năm cho uống thuốc an thần nên tui đỡ đau, nhưng thuốc đó làm tui bễ nghễ trong người, tay chơn bải hoải. Cô Ba Túy Nguyệt bày cơm canh ra mâm, rót thuốc ra tô như thường lệ. Nhìn vẻ mặt ủ ê của ông, cô chạnh lòng, bảo: – Để em nấu nước pha trà cho ông uống cho tỉnh người. Cô xách chiếc ấm nhôm ra hiên mú c nước mưa rồi đốt rề- sô nấu nước. Cô bỏ trà vô ấm, soạn khay chén và bảo: – Ở trong đống cây vụn bên hè có con rắn, ông chớ nên ra đó đi tiểu. Để em về nhà lấy rượu hùng hoàng phun vô đống cây cho con rắn bỏ đi. Bác vật Cảnh uể oải ăn cơm như ăn sỏi sạn. Hơn lúc nào hết, ông bi quan tuyệt vọng. Bịnh này khi thì hành đau nhức, khi thì hành ngứa ngáy. Lúc ngứa, ông lấy khăn lông quấn quanh gậy hơ lên lủa than cho nóng rồi áp vô chổ ngứa. Nhưng lúc đau, ông phải nhờ thuốc an thần. Thuốc nầy làm ông dịu được cơn đau đôi chút thì lại làm tinh thần ông mệt mỏi, nỗi bi quan vọt lên cao. Những lúc đó ông chỉ đọc thần chú Dược Sư Quán Đảnh chớ không thể tụng kinh tràng giang đại hải được. Cô Ba Túy Nguyệt ra về, bảo cha: – Có con rắn trong đống cây vụn bên nhà ông Bác vật Cảnh, xin cha cho con rượu hùng hoàng để con phun vô đống cây đuổi rằn đi. Ông Năm Tảo lật đật đi lấy hũ rượ

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Theo chân chồng đi khám dạ dày ở nhà nghỉ, người vợ trẻ có màn trả đũa vô cùng cá tính

Bế giảng

Mệt rồi thì cứ nghỉ đi!

Truyện Em Đã Là Thiên Thần