ng, châu thân thơ thới, máu huyết lưu thông sảng khoái. Cô cảm thấy mắc tiểu nên tìm chiếc bô nhôm để tiểu tiện. Từ cửa mình cô. nhớt tuôn ra từng đợt trắng như lòng trắng trứng gà. Chất nhớt tuôn bao nhiêu thì cái bụng bự thè lè của cô xẹp xuống bấy nhiêu, cho tới lúc bụng cô thon nhỏ như chầu xưa mới thôi. Đêm đó cô Út Ngọc An nằm chiêm bao thấy mình đứng giữa một hang động được thắp sáng bởi những dĩa dầu mù u, ánh đèn vàng vọt và ảm đạm. Bỗng có kẻ mặt mày bặm trợn và hung ác sông tới ôm cô thì có tiếng đá nứt và nóc hang vỡ tung ra. Ánh nằng từ phương đông tràn tới làm vỡ tan hang động. Nước cũng ùa vào, nâng cô lên cao từ đáy lên tới mặt đất. Kẻ hung ác kia toan đuổi theo cô nhưng những tia sáng mặt trời biến thành những lưỡi kiếm đâm tới khiến kẻ đó phải nhảy xuống nước lặn mất. Từ đó cô Út Ngọc An hết bịnh, nhưng cô lợm giọng khi ngửi mùi cá thịt và cô xin mẹ cho trường trai. Cô sanh lòng mộ đạo, cứ quanh quẩn theo cô Thiệt Nguyện. Người cậu sư nữ kia chưa về vùng năm non bảy núi. Cô bảo ông bà Năm Tảo: – Cháu phải ở đây thời gian để chữa bịnh cho các cô gái mắc đàng dưới. Cháu sẽ qua gặp ông Đạo Chuối ở am Tịnh Liên bên cù lao An Thành, hiệp sức với ổng để trục bọn tà mà yêu quái, đuổi chúng về chốn thủy cung. Ông Năm Tảo bảo: – Khi nào về xóm nầy, cháu cứ tới nhà chú thím. Nhà chú thím rộng rãi, cháu muốn ở bao lâu cũng được. Bà Năm Tảo niềm nở: – Cháu đem công sức ra cứu nhơn độ thế, chú thím rất quí mến cháu. Cứ coi nhà nầy như nhà của cháu, đừng ngại gì hết. Cô Thiệt Nguyện đi đi về về cù lao An Thành và xóm Chuồng Gà. Pháp sư Chơn Huệ sửa soạn đi núi Cô Tô. Trước khi đi, sư có ghé nhà ông bà Năm để căn dặn cô vài điều cần thiết. Mội khi từ An Thành về xóm Chuồng Gà, cô Thiệt Nguyện đều được gia đình ông bà Năm Tảo và ông bà Chín Thẹo tiếp đãi rất thân tình, ấm áp. Cô Út Ngọc An và hai cô Túy thường xẩn bẩn theo cô để tâm tình. Trong những dịp như vậy, co thường bảo hai cô Túy đem tập thờ của họ cho cô thưởng thức. Thơ của hai chị em thuộc loại thất ngôn bát cú, không cổ lắm, đọc nghe xuôi tai vậy thôi. Lời lẽ họ tuy đoan trang mực thước, ngôn từ bóng bẩy nhưng không có vẻ nghệ sĩ, khác hẳn với thơ bà Trần Ngọc Lầu hiện cư ngụ ở căn phố trong dãy nhà gần nhà việc Long Châu, mặt quay ra bến sông Long Hồ. Cô Thiệt Nguyện nghiên cứu từng câu thơ của hai cô Túy rồi bảo: – – Chị không rành về nghệ thuật thơ phú. Cứ theo lời lẽ cẩn tác, nề nếp trong thơ em Ngọc, chị đoán sau nầy em sẽ lấy chồng giàu sang nhưng lớn tuổi hơn em khá nhiều. Còn lời thơ của em Nguyệt biểu tỏ tánh ý, tinh nghịch ngấm ngầm. Em sẽ lấy chồng khá, đồng trang lứa với em nhưng không quí hiển bằng chồng em Ngọc. Cô Ba Túy Nuyệt nhõng nhẽo: – Tụi em tâm sự với chị khá nhiều, nhưng bấy lâu nay chị chẳng cho tụi em biết chút gì về đoạn đời của chị trước khi chị lên núi học phép tu Mật Tông. Mặt cô Thiệt Nguyện đổi ra buồn bã. Cô Hai Túy Ngọc vói tay đánh nhẹ vào vai em, mắng: – Con quỉ nầy khéo chòi mói tọc mạch đi. Em muốn biết gốc gác, tiểu sử chị Thiệt Nguyện để làm giống gì? Cô Thiệt Nguyện cười buồn: – – Thì em Ba ỷ lại chỗ tụi mình là sư tỉ sư muội cùng chung một sư tổ nên mới kỳ kèo như vậy chớ có gì lạ đâu! Chị vốn là con gái út của ông Hội đồng Võ Trọng Quyền làn An Hương đây. Tên thiệt của chị là Võ Thị Tố Mai. Hồi chị 12 tuổi đực cha mẹ cho lên Sài Gòn học trường Áo Tím. Người bạn gái thân thiết nhất của chị là con Ba Cẩm Tú, con gái ông bà Bang biện Hưỡn. Chị coi nó như em ruột. Ba má chị giao du thân mật với ông bà Cai tổng lê Phước Hải ở làng Tân Ngãi nên hứa gả chị cho trưởng nam của họ là cậu Lê Thạnh Mậu. Cẩu ra ngoài Há Nội học trường thuốc, khi trở về Sai Gòn thì bị con Ba Cẩm Tú rù quến, hồi hôn với chị. Chị đau khổ tuyệt vọng, mua á phiện trộn dấm thanh toan tự vận nhưng bị mấy mụ chị kịp thời phát giác. Từ đó họ canh giữ chị từng chút nhưng ý định trốn lánh nợ đời lúc nào cũng ám ảnh chị. Một sáng nọ, sau khi ăn điểm tâm, chị bắt gặp chai thuốc xức vết thương teinture d’iode. Chị nghĩ, hễ uống vô chắc bao tử sẽ cháy xém nên chị hòa thuốc vô to trà ực một hơi. May phước cho chị là nhờ chị mới ăn cơm chiên, chất Iode gặp tinh bột bị hóa giải ngay. Tuy nhiên sau khi ực tô trà kia, chị lại… sợ chết nên la hoảng lên. Cả nhà đưa chị nhà thương tỉnh súc ruột. Qua hai cơn tự tử hụt, chị không còn can đảm để tự tử lần thứ ba. Chị xin phép ba má chị cho chị theo người cậu họ là huề thương Chơn Tánh tu trên núi Trà lơn vùng Năm Non Bảy Núi. Cô Ba Túy Nguyệt nói: – Vậy mà thiên hạ đồn rùm rằng chị tự tử bằng á phiện trộn giấm thanh. Cô Thiệt Nguyện lắc đầu: – Uống thứ oan nghiệt đó họa có thuốc tiên thuốc thánh mới cứu nổi! Nhắc lại chuyện sau khi lên núi, chị toan cắt tóc xuất gia thì huề thương bảo rằng chị không thể nào trở thành sư nữ được vì lòng trần của chị chưa dứt, chị còn nhiều món nợ đời ràng buộc. Do đó mà chị thọ giới ưu bà di mà thôi. Giờ đây chỉ trở về cuộc đất Vãng nầy không phải là để đòi lại chồng và để báo oán kẻ đã làm cho chị bầm dập đau đớn. Chị về đây cốt cứu nhơn độ thế, gây ruộng phước nhơn lành ình. Còn con bạn cũ của chị sớm muộn gì rồi nó cũng bị ác quả hiện hành. Đó là chuyện của nó. Đáng lẽ cái ác quả đó chưa tới với nó trong kiếp nầy đâu, ngặt chỗ toàn thể gia đình nó đều ăn ở bất nhơn ác đức, cái công nghiệp của họ và của nó giúp cho cơ duyên hiện hành kia mau chín muồi. Hai cô Túy không nói không rằng. Họ tự hỏi về sắc, cô Thiệt Nguyện vượt xa cô Ba Cẩm Tú khá nhiều. Vậy mà sao cô bị cô Ba giựt được chồng? Cô Thiệt Nguyện vóc dáng thanh cảnh, dung mạo đoan trang, phẩm cách cao sang quý phái. Vậy mà cô bị cô Ba lấn lướt bởi vẻ lẳng lơ, điệu bộ õng ẹo, giọng nói nhõng nhẽo điệu đà. Có lẽ ông thầy thuốc tây Lê Thạnh Mậu chuộng thứ gái nồng nàn khêu gợi hơn mẫu phụ nữ đức hạnh chăng?
Bà Bang biện Hưỡng và hai cô Cẩm sử soạn đi lên Ti Tôn để chuộc bùa ngải, trấn ếm những oan hồn sắp theo báo mẹ con bà. Ông bang biện Hưỡn và cậu Hai Kinh lý Luyện thở phào một cái thơ thới nhẹ nhàng. Ông Bang biện thì lo thủ tục giấy tờ để mua rẻ miếng đất của ông Hương bộ Lạc và tìm cách đem mụ vợ chửa của Cai tuần Hạp về tổ quỉ để “núp gò mối đâm heo”. Vào sáng hôm nọ, ông Bang biện Huỡn hẹn với ông Hương Bộ Lạc ra sở trước bạ để ký giấy bán đất và ghi sổ hộ điền tên chủ nhơn mới miếng đất. Sau đó, ông bang biện Hưỡn đóng bách phân iếng đất sở hữu mới của mình. Nhìn ông Hương bộ Lạc nước mắt doanh tròng. ông Bang biện giả nhơn giả nghĩa: – Xin anh Hương bộ hạc chớ buồn. Tui dầu có kẹt tiền, giúp anh mua miếng đất đó kể cũng quá sức tui rồi! Anh chị còn khỏe mạnh, các cháu đã lớn khôn, người còn thì của còn. Rồi ông ỡm ờ: – Tui nghe nói chồng cô Ba Tính đau ốm sao đó mà nhắm mắt xuôi tay quá sớm, để cho cổ cù bơ cù bất trong cảnh góa bụa như vậy anh? Cô Ba Tính là em kế ông Hương bộ Lạc, lấy chồng người Triều Châu có hai mẫu đất trồng rẫy. Tháng vừa rồi, anh ta bị mụn bạc đầu trên mặt, không gặp thầy gặp thuốc giỏi nên phải chết tức tưởi, để lại người vợ trẻ mang tha