riết nên hơn một năm nay, kẻ dị loại lâu lâu mới đến viếng bà một lần, nhưng không biết tới chừng nào hắn mới chịu phép rút lui hẳn. Cô Hai Túy Ngọc và cô Ba Túy Nguyệt thường lui tới thăm nom cô Út Ngọc An và an ủi bà Chín Thẹo. Đối với cô Hai, cô Út vẫn là bạn lối xóm thân hiết nhứt dù cả hai trái tánh nhau. Cô Út hời hợt, bốc đồng, hay thẻo lẻo; còn cô Hai thì thâm trầm, kín đáo, nhu mì. Cô Ba thì tuy khắc khẩu với cô Út nhưng không vì lẽ đó mà cô để bụng thù hằn, ghét bỏ cô Út. Dưới mắt cô Ba, cô Út được cha mẹ nuông chiều quen thói nên ưa nhõng nhẽo, ỏn ẻn nhưng không có tâm địa làm hại ai. Cô nghĩ thần: “Chị Út không rõ kiếp trước có tội gì mà số mạng đẩy đưa chỉ tới bước đường cùng như vậy. Như bà Mười Hai vốn hỗn hào, dữ tợn, biến lũ cháu ở nhờ của mình thành tôi mọi không công, hùn hạp mở động đĩ, dụ dỗ gái sa cơ bước vào chốn bán phấn buôn hương thì mới đáng bị trừng phạt, chớ như chị Út đây, cảnh ế muộn lỡ thời cũng đủ làm chỉ đau khổ rồi. Bị vụ nầy, chắc chỉ chết mòn chết mỏi!” Lật bật mà đã tới tháng sáu âm lịch, mùa mưa đang độ vào sâu. Cây diệp tây đầu xóm đơm bông đỏ rực như cây đuốc lửa khổng lồ. Hôm đó ông Năm Tảo bơi xuồng vào Long Thanh đẻ coi mạch hốt thuốc cho con trai người bạn thân, bà Năm Tảo đang chao mắm và gài dưa mắm ở nhà sau, còn hai cô Túy nấu cơm kho cá rong bếp. Bỗng có tiếng con chó Vện sủa ngoài ngõ. Nhìn qua mắt cáo, hai cô thấy thấp thoáng dưới khung cây bông giấy uốn vòm cung ngoài cửa ngõ một người đờn bà mặc áo màu xanh da trời. Cô Ba vội rửa tay rồi bương bả ra cổng. Một người đờn bà tuổi cở ba mươi, dung nghi đề đạm, mặt mày sáng rỡ, vóc mình thanh cảnh, tay che dù đâm, tay xách chiếc va- li da láng. Chị ta hỏi: – Thưa cô, đây có phải là nhà thầy Năm Tảo hay không? Cô Ba Túy Nguyệt gật đầu: – Dạ đúng vậy. Đây là nhà tía của em. Người đàn bà tự giới thiệu: – Tui đây là đồ đệ của huề thượng Chơn Tánh, sư huynh thầy Chơn Huệ. Tui tu theo giới ưu bà di, tức là cận sư nữ, chớ không thọ giới sa di nữ, pháp danh là Thiệt Nguyện. Su thúc Chơn Huệ tui có gửi thơ lên Tri Tôn nhắn tui về đây trị bịnh chô con gái một khách đàn việt. Ngặt vì chùa Long Đức toàn là sư sãi nên sư thúc tui gửi tui lại đây ở một thời gian. Cô Ba Túy Nguyệt bãi buôi: – Thưa cô, ba má em đã chuẩn bị phòng ốc cho cô rồi. Cÿch đây vài bữa, thầy Chơn Huệ có tới đây gởi gấm cô cho ba má em. Cô Ba mở chửa cho cô Thiệt Nguyện vào nhà. Nghe có khách, bà Năm Tảo bương bả gài hũ mắm chót. Còn cô Hai Túy Ngọc nhắc nồi cơm xuống, đặt ấm nước lên bếp rồi bước ra trung đường chào khách. Cô Thiệt Nguyện ngỏ ý xin ra nhà sau để chào bà Năm. Vừa thấy cô, bà Năm niềm nở: – Mời cô Hai rửa mặt, nghỉ ngơi rồi dùng cơm trứa với mẹ con tui. Tui cũng ăn chay nửa tháng với cô cho có bạn. Cô Thiệt Nguyện mở va- ly lấy ra keo mứt ổi và gói kẹo sầu riêng bụ tổ chảng gọi là làm quà biếu gia chủ. Cô cũng tặng ỗi cô Túy một xấp lụa cẩm trắng, một thứ tơ lụa nổi tiếng ở Châu Đốc. Cô bảo mẹ con bà Năm Tảo: – Đã không biết thì thôi, chớ biết nhau thì đôi đàng nên coi nhau như họ hàng. Cháu xin kêu ông bà gia chủ bằng chú Năm thím Năm, còn gội hai cô Túy bằng em cho thân mật. Bà Năm cảm động: – Cháu có tấm thạnh tình ấy, thím rất bằng bụng. Thôi, cháu đi rử mặt át. Thím phải đi tắm bằng xà bông sả cho báng hết mùi mắm đồng rồi sẽ hàn huyên. Thầy Chơn Huệ đã làm lệ vu qui y cho hai con em cháu đây. Con lớn có pháp danh là Thiệt Hạnh, con nhỏ là Thiệt Niệm. Tụi nó là sư muội của cháu đó. Tổ dòng tu Mật Tông của huề thượng Chơn Tánh và pháp sư Chơn Huệ là Nguyện Hương trưởng lão. Dòng tu sẽ truyền theo các hệ lấy pháp danh từ câu kệ “Nguyện Giải Như Lai Chơn Thiệt Nghĩa”. Những danh tăng và bổn đạo có pháp danh khởi đầu bằng chữ Chơn tức là thuộc vào đời thứ năm. Cô Thiệt Nuyện tuy không phải là sư nữ nhưng thấy của cô là ông Chơn nên cô được pháp danh khởi đầu bằng Thiệt. Hai cô Túy chỉ là Phật tử thuần thành nhưng vì giốc lòng làm công quả cho chùa, dẫu cam go gian khổ cũng không hế quản ngại nêm sư thương mến, ban cho hai cô pháp danh khởi đầu bằng chữ Thiệt. Khi ba mẹ con bà Năm Tảo dùng cơm với cô Thiệt Nguyện xong thì ông Năm Tảo vừa về tới. Để làm vui lòng khách, hai cô Túy cũng ăn chay. Ngoài món tào hũ, đậu đũa, đậu ve, khổ qua, bí đao kho với tương hột, bà Năm còn làm thêm món đặc biệt là xác đậu hũ xào với gía, rau càng cua, gói bánh tráng nhúng nước, rau sống chấm nước tương giã tỏi ớt. Nhưng mâm cơm dành cho ông Năm Tảo thì có một tô cá mè vinh nấu ngót với cà chua và rau cần, một dĩa cá chi, muối chiên giòn. Cô Thiệt Nguyện nói với ông chủ nhà: – Sư thúc cháu mai mốt sẽ đi Tri Tôn tìm đường lên núi Cô Tô tu hành. Cháu ở đây tụng kinh Dược Sư cho cô Út Ngọc An tới khi nào cổ tai qua nận khỏi mới thôi. Vả lại cháu cũng có vài công chuyện riêng cần giải quyết cho xong. Ông Năm Tảo nói: – Việc đó chú cũng được thầy Chơn Huệ cho biết rồi. Thím Năm cháu đang may hai bộ cà sa, hai bộ nhựt bình cho thầy, còn chú thì đang soạn hai giỏ thuốc để thẩy đem theo phòng thân. Bà Năm Tảo mời cô Thiện Nguyện nghỉ trưa. Bà nhứt định nấu nồi bánh trôi nước trước để đãi khách, sau nữa đãi hai cô Kim Liên, Kim Huệ vì trưa hai cô qua đây phụ giúp may quần áo cho pháp sư Chơn Huệ. Vào thập niên 30, máy may không được thạnh hành nên dân vùng quê hoặc vùng nửa chợ nửa quê đều may bằng tay. Bà Năm và hai cô kim có mũi chi khít khao đều đặn cũng như hai cô Túy, nhưng hai cô Túy phải lo làm tương chao cho chùa. Hai cô còn xay lúa giã gạo, chẻ củi chuẩn bị cho kỳ rằm tới. Ăn cơm xong, ông Năm tảo xẩn bẩn bên vợ ở trong bếp. Ông thì thầm: – Bữa đi An Hương chẩn bịnh, tui có ghé qua Hòa Mỹ để thăm cô Mười Hai. Cổ tuy bớt bịnh nhưng tầm hần hoảng hốt lắm. Cổ cứ than không hiểu sao hễ nghe chó sủa chó tru là cổ rùng mình mọc óc… Chồng cổ rủ tụi nhậu rượu đế cá khoai với mấy ông bạn lối xóm. Cũng dịp nầy, tôi nghe dồn nhiều gia đình ven sông có con gái mắc bịnh đằng dưới… Bà Năm Tảo mơ màng hình dung lại con sôn Cổ Chiên, từ nhánh Tiền Giang chẻ ra, chảy qua tỉnh Vĩnh Long. Sông rộng minh mông, sóng bủa lao xao. Hễ gặp ngày gió lộng, sóng gối đầu lượng cao cỡ luống khoai luống đậu, ầm ầm như thét như gào. Bên hữu ngạn sông là phố Vĩnh Long, rồi Cầu Dài, cái Sơn Bé, Cái Sơn Lớn, An Hương,, Hòa Mỹ, Mỹ An. Bên tả ngạn là cù lao An Thành, cù Lao Minh… Ven cù lao chỉ có rặt cây bàn, một loại cây trầm thủy mà có người gọi là cây thủy liễu mọc trên các bãi lài. Ven bãi lài không có nhà cửa chi hết. Phải đi sâu hai chục thước mới gặp vùng đất cao, có làng mạc, thôn xóm, vườn ruộng, rảy bái. Còn ven sông thì vườn cây nối với đồng ruộng, thôn xóm càng lúc càng đông. Người ta xây lò gạch, lò rèn, xưởng mộc, trại đóng hòm, trại đóng xuồng, vựa mắm, vựa củi… Dân bên hữu ngạn trù mật nhìn qua vùng tả ngạn quạnh hiu bằng sự thèm thuồng lẫn kinh sợ. Nơi các bãi lầy của cù lao có nhiều ốc gạo và bến mập tròn, thịt ngọt suốt từ tháng ba cho tới tháng chín. Hến cồn, ốc gạo cồn nổi tiếng khắp vùng Tiền giang, nhứt là ở Tân Phong, ở