Thấy tôi giơ tay lên chuẩn bị thề, cô nhân viên liền cắt ngang lời cam kết long trọng của tôi:
- Ở bên trường Việt, em học lớp mấy?
- Dạ, lớp mười hai.
- Vậy là em đang học cuốn Mauger 2?
Tôi run lên, linh cảm có điều chẳng lành:
- Dạ.
- Vậy tôi xếp em vào lớp tám.
Tôi nhảy dựng như bị ong đốt:
- Í, không được đâu cô ơi. Em học Mauger 2 nhưng học dở nhất lớp đó cô. Trình độ em chỉ ngang cuốn Le Francais élémentaire à.
Thấy tôi sắp sửa lăn đùng ra bất tỉnh, cô nhân viên nhượng bộ:
- Vậy tôi xếp em vào lớp bảy.
Tôi trả giá:
- Xuống luôn lớp sáu đi cô!
Thế là tôi vào lớp sáu trường Pascal, học chung với đám nhóc tì mười ba, mười bốn tuổi.
Lớp học bắt đầu từ năm giờ chiều, bốn giờ rưỡi tôi đã có mặt.
Lycée Pascal có cái sân đẹp tuyệt vời. Các bồn hoa nằm rải rác khắp nơi, các lối đi toàn rải sỏi.
Tôi đến sớm, ngồi trên ghế đá cạnh lối đi, đảo mắt nhìn từng khuôn mặt lướt qua, thấy khuôn mặt nào cũng nghiêm nghị và xa lạ.
Thỉnh thoảng thấy vài đứa con gái cỡ tuổi tôi ôm tập đi ngang qua trước mặt, tôi nhỏm người dậy tính làm quen nhưng rồi thấy tụi nó đầm điếc quí tộc quá, tôi bỗng ngài ngại, đành đặt đít ngồi xuống, tiếp tục câm như hến.
Tôi ngồi một mình ngoài sân suốt nửa tiếng đồng hồ, thấy thời gian sao mà đằng đẵng. Chỉ đến khi nghe tiếng chuông reo, tôi mới lững thững vào lớp và lấm lét chuồn tuốt xuống dưới góc.
Dạy lớp sáu là thầy Pierre, trùng tên với đại tông đồ của chúa Jésus, và đẹp trai không thua gì chúa Jésus.
Khuôn mặt thanh tú, mắt xanh biếc, tóc xõa thành lọn xuống hai vai, thầy Pierre vừa ngồi xuống ghế đã liếc nhìn một vòng khắp lớp.
Tôi có cảm giác thầy đang lia tiểu liên, liền rùng mình cúi đầu xuống, hy vọng thầy không kêu tôi đứng lên.
Thầy Pierre không phát hiện ra tôi thật. Sau khi quét mắt một vòng, thầy lật cuốn sách trước mặt và chấm viết vào sổ, kêu học trò lên trả bài.
Tụi học trò cầm theo sách của mình lên bảng, đọc bài lecturei trong sách và trả lời những câu hỏi của thầy dựa theo bài học.
Khi đứa học trò đầu tiên cất giọng đọc, tôi mừng rơn khi nhận ra đó là cuốn Mauger 1 tôi đã từng học qua.
Nhưng khi đứa học trò đọc xong, thầy Pierre bắt đầu hỏi thì tôi lại run cầm cập. Y như những tiết học tiếng Pháp của thầy Xuân Thu, tôi nghe thầy Pierre và thằng nhóc trên bảng đối đáp như gió, không tài nào hiểu kịp.
Thằng nhóc đi xuống, thằng nhóc khác lên. Hai thầy trò lại nổ lốp bốp khiến tôi càng xanh mặt. May mà hôm đó, thầy Pierre không kêu đến tôi.
Ngày hôm sau cũng diễn ra y như hôm trước. Tôi lại vểnh tai trâu nghe thầy Pierre giảng bài, tiếng được tiếng mất. Nhưng lần này tôi bớt run. Tôi đã xác định rồi. Rằng trình độ nghe và nói của tôi kém, tôi mới phải vào đây học. Tôi nhớ ai đó đã nói “Dốt không đáng sợ, đáng sợ là dốt mà không biết mình dốt”. Tôi dốt và tôi biết tỏng là mình dốt, vậy người khác không sợ tôi thì thôi, việc quái gì tôi phải sợ ai.
Tôi cũng nhớ cả lời ông bà dạy “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Ông bà ta thật giỏi, không hiểu làm sao các vị biết có ngày có một tên cháu chắt tám mươi đời của các vị chui vào lycée Pascal ngồi đực mặt trước ông thầy Tây mà sáng tác ra câu này để trấn an và hướng dẫn.
Tôi áp dụng tục ngữ Việt Nam vào trường Tây một cách suôn sẻ. Suốt một tuần tôi không hề thưa thốt. Tôi chăm chỉ dựa cột mà nghe.
Dù là nghe lõm bõm.
“Thánh” Pierre ỷ mình giữ chìa khóa cổng vào nước trời nên tỏ ra cao ngạo. Đã một tuần lễ trôi qua mà ông không nhận ra tôi đang lấp ló trước cửa thiên đường.
Chỉ có bọn học trò lóc : Dc là ngạc nhiên. Ngày đầu tiên, thấy tôi ló đầu vào lớp, chúng tưởng là giáo viên trợ giảng. Ngày hôm sau chúng nghi tôi là thầy giám thị. Bây giờ thì chúng đoan quyết tôi là người của… Sở điệp viên.
*****
Lớp đêm tôi đang theo học tan lúc bảy giờ. Không đêm nào tôi về nhà ngay. Tôi ôm tập đi lang thang qua các ngả phố để nghe nỗi buồn gặm nhấm trái tim tôi.
Tôi đi qua các ngã tư đèn màu, thấy lòng mình chớp nháy. Tôi vào các cửa hiệu chẳng để mua gì. Người qua đường không ai nhìn tôi.
Trong khi tôi nhìn tất cả mọi người. Để xem có ai quen. Để mong mỏi được gọi trên môi một cái tên thân thiết. Tôi thèm đuược thốt lên một cách ngạc nhiên sung sướng: “Ồ, Nghị, mày
ThichDocTruyen.Yn.Lt
123›»
ThichDocTruyen.Yn.Lt
ra Đà Nẵng hồi nào vậy?”. Tôi thèm được reo tở mở: “A, Bá, mày ra ngoài này thăm bà con hả?”.
Cũng có đôi khi tôi mơ mộng đến một điều kỳ diệu: “Ủa, Gia Khanh đi đâu đây?” – “Khoa hỏi lạ! Gia Khanh đi tìm Khoa chứ đi đâu!” – “Tìm Khoa?” – “Ừ, tìm Khoa!” – “Chi vậy?” – “Gia Khanh nhớ Khoa lắm!”…
Thường thì tôi chỉ mới tưởng tượng đến đó, hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa tôi và gã người yêu của Gia Khanh ở quán Ngàn Khơi dạo nọ lại hiện ra cắt đứt giấc mơ ngọt ngào trong đầu tôi.
Và tôi lại buồn bã quay về làm chàng chăn cừa cô đơn lang thang trên đồng cỏ, nhìn sao trời mà nhớ nàng Stéphanette.
Cho đến một hôm…
Hôm đó, sau khi ôm tập đi tha thẩn qua các phố khuya đến rã cẳng, tôi mệt mỏi lê gót về chỗ ở nằm trên đường Bạch Đằng chạy dọc sông Hàn.
Lúc đang xuôi theo đường Nguyễn Du để về bờ sông, tiếng đàn dương cầm không biết từ đâu vọng tới khiến tôi tự dưng bâng khuâng vô hạn và bất giác chùng bước lại.
Đường Nguyễn Du giờ này vắng vẻ, tiếng dương cầm càng thánh thót, và tôi không tài nào bước nổi. Tiếng đàn giữa đêm khuya đã níu chân chàng chăn cừa cô đơn.
Tôi sững sờ dừng chân bên hè phố, ngơ ngác nhìn quanh. Sau một lúc dáo dác, tôi phát hiện tiếng đàn kỳ diệu kia vọng ra từ ô cửa sổ sáng đèn trên lầu một ngôi nhà nhiều tầng bên kia đường.
Tôi còn nhìn rõ bóng người con gái tóc dài in lên bức rèm cửa cứ chốc chốc lại lay động mỗi khi có gió thoảng qua.
Trong một thoáng, tôi hiểu ra người con gái vô danh kia chính là nàng Stéphanette của tôi. Gia Khanh không phải là nàng Stéphanette. Gia Khanh chỉ là sao chổi Halley, thoắt hiện ra rồi biến mất khỏi cuộc đời tôi. Để cho tôi mừng hụt. Để cho tôi lúc nào cũng cảm thấy buồn thiu.
Trong những giờ phút quạnh hiu nhất của cuộc đời tôi, Gia Khanh đã không màng tìm đến. Chỉ có tiếng đàn dương cầm kia kịp lúc đến an ủi trái tim tôi, xoa dịu nỗi cô đơn trong lòng người con trai xa xứ.
Tôi ngồi bệt xuống hiên nhà bên này đường, bâng khuâng nhìn lên ô cửa bên kia, nghe tiếng đàn chảy qua lòng như dòng suối mát.
Tôi không dám băng qua đường. Tôi không dám ngồi dưới cửa sổ nhà nàng Stéphanette. Tôi sợ chó dữ nhà nàng xồ ra. Tôi sợ nàng hắt nước trúng đầu tôi. Như vậy thì giấc mơ của chàng chăn cừa sẽ tan biến.
Tối đó, tôi về đến nhà khuya lơ khuya lắc. Tiếng đàn đã ru tôi vào cơn mơ màng tự lúc nào không hay. Tôi chỉ đứng lên khi tiếng đàn đã ngưng, đèn trong nhà đã tắt và hai cánh cửa đã lạnh lùng đóng lại.
Bác Đán hỏi tôi:
- Sao hôm nay con về muộn t