- Về đi anh!
***
Trưa đó, thằng Thục rủ tôi về nhà thím Lê nhưng tôi lắc đầu:
- Tao không về đâu.
- Anh về đi lượm nắp keng với em. – Thục vừa nói vừa lay cánh tay tôi.
Tôi nhún vai:
- Mày muốn xuống chợ Kế Xuyên thì tao chở mày đi. Nhưng đi xong, tao về lại nhà cô Út Huệ.
Mặt thằng Thục xịu xuống:
- Anh không thích chơi với em nữa hả?
- Sao mày nói vậy? Lúc nào tao chẳng thích chơi với mày!
- Anh thích chơi với con Rùa thì có.
Tôi khựng lại mất ba mươi giây sau nhận xét của Thục. Tôi bối rối ngoảnh đầu ra sân nắng, đưa mặt nhìn những bông hoa nắp ấm đong đưa cạnh hàng rào, liếm môi đáp:
- Tại mày không biết đó thôi. Tao đang hứa với con Rùa một chuyện, tao phải ở lại đây làm cho xong.
- Anh hứa với nó chuyện gì vậy?
Tôi khụt khịt mũi:
- Khi nào làm xong tao sẽ kể cho mày nghe.
Tôi không nói với Thục tôi đang phải đọc cuốn Asterix để kể cho con Rùa nghe hết câu chuyện tưởng tượng về làng Đo Đo ngày xưa. Tôi sợ thằng Thục đòi nghe ké.
Không chỉ giấu thằng Thục, tôi cũng không nói chuyện đó với cả bé Loan. Tôi không bao giờ tự hỏi tại sao tôi làm vậy. Nhưng bây giờ thì tôi hiểu ra khi ở bên cạnh con Rùa, tôi không muốn bất cứ ai phá hỏng bầu không khí êm ái vây quanh hai đứa tôi.
Bữa đó, thằng Thục ở lại chơi với tôi và bé Loan đến khi trời lưng lửng chiều. Nó không rủ tôi đi lượm nắp keng nữa. Nó lấy hai hột xoài bé Loan phơi khô để dành trong ngăn tủ ra ngồi giữa nhà loay hoay làm cối xay cho con bé.
Trong khi bé Loan lục lọi nhà kho kiếm mấy sợi chỉ to, loại chỉ dùng để may miệng bao tải, tôi xuống nhà bếp đánh cắp của cô Út Huệ một chiếc đũa tre để làm trục cối xay.
Hai anh em đóng đóng gõ gõ một hồi đã làm được cái cối xay hột xoài rất đẹp. Trong chuyện này, tôi phải công nhận thằng Thục rất khéo tay. Cái cối xay của nó không chênh, không lắc, không nhảy chồm chồm. Bé Loan cầm sợi chỉ kéo tới kéo lui, hột xoài nằm ngang phía trên vẫn chạy êm ru.
Bé Loan là đứa ham chơi mau chán. Nó chơi một hồi, liệng cái cối xay cho thằng Thục, rồi chạy ra sau hè nhặt một miếng kính vỡ. Xong, nó đứng ngoài sân nắng, ngọ nguậy miếng kính trên tay, hào hứng chiếu những đốm sáng vào nhà. Những đốm sáng sau khi nhảy nhót lung tung trên vách, trên tủ, trên bàn ghế, bắt đầu rọi vào mặt tôi và mặt thằng Thục.
Lần đầu tôi và thằng Thục nhe răng cười, một lát thấy bé Loan chơi dai nhách, ánh sáng chói chang cứ chiếu thẳng vào mặt hai đứa tôi hàng buổi, Thục nổi cáu:
- Mày có thôi đi không, Loan! Mày còn rọi vô mắt tao lần nữa là tao về à.
Thục về thật. Khi bé Loan không thèm nghe lời, tay vẫn xoay miếng kính để điều khiển đốm sáng rọi trúng mục tiêu là mặt thằng anh họ nó, Thục đùng đùng bò ra khỏi nhà, nhảy lên xe đạp chạy thẳng. Nó chạy nhanh đến mức tôi chỉ kịp kêu “ơ”, nó đã mất dạng sau cây sầu đông trước ngõ.
Tôi rầy bé Loan:
- Em đùa dai thật đó!
Bé Loan cười hì hì:
- Ai bảo anh Thục cứ rủ anh về xóm dưới, không cho anh ở lại đây chơi với chị Rùa.
Bé Loan là con nhóc mười tuổi ngây thơ, nhưng lém lỉnh không ai bì. Câu nói của nó quét lên mặt tôi một thứ màu giông giống màu gạch cua. Tôi định nói với nó tôi ở lại nhà cô Út Huệ còn vì tôi thích chơi với nó nữa nhưng cuối cùng tôi làm thinh vì tôi thấy sự thanh minh đó giả tạo quá.
Tôi ở nhà cô Út Huệ gần hai ngày nhưng chẳng chơi với bé Loan được bao nhiêu, chỉ toàn la cà với con Rùa.
***
Chiều hôm đó, tôi phát hiện con Rùa chưa từng đọc cuốn sách nào khác ngoài cuốn Asterix và lưỡi liềm vàng ông ngoại nó để lại. Đó là cuốn sách duy nhất mà nó có.
Hồi bé tôi cũng thế. Cho tới lúc rời làng vào năm tám tuổi, tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào.
Không chỉ ở làng, ngay cả thị trấn Hà Lam cũng không hề có nhà sách. Hồi chú Thảo còn sống, thỉnh thoảng chú mượn được của ai đó một cuốn truyện. Chú đọc và sung sướng kể cho tôi nghe từng đoạn ngắn vào những buổi trưa hai chú cháu nằm bên nhau trên chiếc phản rộng ghép bằng bốn miếng ván để chờ giấc ngủ kéo đến.
Tôi hỏi con Rùa:
- Thế em kể cho con Tập Tễnh nghe đi nghe lại mãi một chuyện a?
- Dạ.
Tôi gật gù:
- Anh sẽ kể cho em nghe thêm nhiều chuyện mới. Rồi em kể lại với con Tập Tễnh. Có vô số chuyện hay ở trong sách.
- Anh kẻ em nghe bây giờ đi! – Con Rùa chớp mắt, háo hức giục.
Trong mười năm sống ở Sài Gòn, tôi đọc được rất nhiều truyện hay. Và tôi chọn cuốn Tâm hồn cao thượng của Admond de Amicis để kể cho cô bạn mới. Tâm hồn cao thượng là cuốn sách tôi rất thích, nhưng điều khiến tôi chọn cuốn này là do nó gồm những mẩu chuyện ngăn ngắn, rất dễ dàng kể lại.
Dưới bóng lá của cây bướm bạc, vẫn trên phiến đá xanh bây giờ đã dịu mát khi mặt trời trượt rất dài xuống khỏi đỉnh và sắp chạm ngọn đồi phía tây, tôi từ tốn kể cho con Rùa nghe về cậu bé thành Padova và cố dằn lòng để không buột miệng thắc mắc rằng có phải nó đã lẻn vào nhà ông Bảy Thành để làm hỏng túi thuốc nhồi của người thợ săn vào tối hôm qua hay không.
Tôi không hỏi, vì tôi biết nếu cần nói thì con Rùa sẽ tự động dốc bầu tâm sự, còn một khi nó đã lờ đi chuyện đó có nghĩa là nó không thích ai chạm vào những dây tơ bí mật trong lòng nó làm vang lên những âm thanh mà nó muốn giấu kín đằng sau vẻ ngoài bình thản kia.
Trong khi con Rùa luôn miệng xuýt xao khi nghe tới chỗ cậu bé lang thang xứ Padova ném trả những đồng tiền vàng vào mặt những người nói xấu đất nước cậu, tôi vẫn không ngớt nghĩ tới cơn giận dữ của ông Bảy Thành, và sở dĩ tôi cứ băn khoăn mãi chuyện đó là vì tôi rất lo cho con Rùa.
Tôi sợ rằng nếu nó cứ quậy phá như thế một ngày nào đó nó sẽ bị bắt quả tang, và lúc đó không biết điều gì sẽ xảy ra với nó.
Tôi lo vẩn vơ thế thôi, lòng chỉ mong mai mốt tôi rời khỏi làng con Rùa ở lại bình yên vô sự bởi
ThichDocTruyen.Yn.Lt
«‹345›»
ThichDocTruyen.Yn.Lt
vì tôi nhận ra tôi đã vô cùng yêu mến nhó. Tôi cũng cảm nhận được sự cô độc của con Rùa và điều đó không khỏi khiến tôi chạnh lòng trong rất nhiều ngày. Đúng như thằng Thục nói, con Rùa hầu như không có bạn. Những đứa cùng tuổi với nó thì học hơn nó quá xa, hai bên không có cùng mối quan tâm về bài vở, cũng không thể chia sẻ những kỷ niệm trường lớp. Ngược lại, những đứa học cùng lớp với nó ở trường làng lại quá nhỏ, con Rùa không thích hợp để chơi những trò trẻ con với đám bạn lóc nhóc của mình. Bé Loan rất quý con Rùa, lúc nào cũng bênh vực “chị Rùa” chằm chặp nhưng trừ hôm nó nói chuyện với con Rùa qua ống lon, tôi không thấy nó chạy qua chơi với con Rùa bao giờ.
Dĩ nhiên con Rùa cũng có bạn bè theo kiểu của nó: con Cổ Dài suốt ngày lùng sục kiếm ăn bên ao rau muống, thằng Đuôi Dài khoái trò trèo lên tuột xuống cây dừa sau vườn, con Đít Đỏ hay đứng rỉa cánh trên ngọn