ng lời hay ý đẹp trong bài diễn văn ứng khẩu của tôi, nhưng chắc chắn rằng các bạn của tôi cũng hiểu được đại ý, vì thấy vắng mặt chủ tôi, chúng biết có sự gì trầm trọng và chúng đợi tôi giải thích. Tôi đã giải thích. Nếu chúng không hiểu tất cả những điều tôi nói, ít ra chúng cũng biết cách tôi đối đãi với chúng thế nào, nên sau khi tôi dứt lời, con nào trông cũng có vẻ hài lòng và dễ chịu lắm.
Con nào cũng hài lòng, là tôi nói riêng về mấy con chó thôi, chứ con Giôlicơ, không thể bắt nó chú ý lâu về một việc gì. Khi tôi nói, lúc đầu nó rất chăm chú, nhưng nghe được hai chục tiếng thì nó đã nhảy tót lên cây đánh đu ở hết cành này đến cành khác. Nếu Capi mà vô lễ thế, thì tôi đã phật ý, nhưng là Giôlicơ thì tôi chấp nó làm gì. Nó chỉ là một con vật vô tâm và óc rỗng, cũng để cho nó chơi đùa một chút.
Tôi xin thú thực rằng tôi cũng muốn nhảy nhót và đánh đu như nó, thích lắm chứ. Nhưng cái trọng trách tìm chỗ trú đêm nay và nhất là để kiếm bữa ăn sáng mai. Chỗ trú không cần lắm, chúng tôi có thể tiết kiệm bằng cách ngủ ngoài trời.
Đi được một giờ, chúng tôi trông xa xa thấy một làng, mừng thầm may ra có thể thực hiện được ý muốn của tôi.
Trông bề ngoài, làng này có phần xơ xác, số thu nhập sẽ chẳng được là bao, nhưng tôi không vì thế mà nản lòng. Tôi không tính về điểm đó, tôi tự nghĩ rằng làng này càng nhỏ bao nhiêu thì nỗi lo gặp cảnh sát càng ít bấy nhiêu.
Tôi mặc y phục cho các bạn tôi, rồi rất trật tự, chúng tôi chững chạc vào làng. Thiếu cái ống tiêu mà thầy tôi vẫn giữ. Thiếu cả hình dáng cao lớn và mái tóc đặc biệt của thầy tôi vẫn làm cho mọi người chú ý. Nhìn cái thân hình loắt choắt của tôi mà buồn và không vững dạ.
Trong khi đi, tôi nhìn sang hai bên, xem có tác động gì không. Rất ít người chú ý, vì người ta ngẩng đầu lên, rồi cúi xuống. Chả có ma nào theo sau chúng tôi cả.
Đi đến một bãi rộng, giữa có trồng cây, chúng tôi dừng lại. Tôi lấy đàn ra và đánh một vũ khúc. Tiếng đàn vui, ngón tay tôi đưa đẩy nhẹ nhàng, nhưng lòng tôi buồn hình như có vật gì đè trĩu lên hai vai.
Tôi bảo Decbinô và Đônxơ ra biểu diễn. Chúng tuân lời và nhảy múa. Nhưng chẳng có ai đến xem cả. Gần đó, tôi nhìn thấy mấy người đàn bà đang đứng ở cửa đan áo và nói chuyện với nhau. Tôi tiếp tục gảy đàn. Hai con chó cố sức nhảy múa.
Rồi cũng có người đến xem chứ! Nếu có một người đến trước, tất có người thứ hai, thứ ba, thứ mười, thứ hai mươi.
Nhưng đàn, múa vô ích cả. Họ ở nhà họ cả, chẳng có ai thèm nhìn chúng tôi nữa. Thực đáng thất vọng!
Tuy nhiên, tôi không nản chí, tôi cố đánh đàn, đánh to, đánh mạnh tưởng chừng như sắp đứt dây. Chợt một em bé mới chập chững, rời ngưỡng cửa đi ra phía chúng tôi. Mẹ em bé có lẽ sẽ theo em. Rồi một người bạn nữa, thế là chúng tôi có khán giả. Có tiền công. Tôi đánh đàn nhỏ đi và rất du dương, để em bé khỏi sợ và để rủ em vào.
Em bé hai tay ve vẩy bên sườn đi bước một. Em đương tiến. Em gần đến. Còn vài bước nữa là đến chỗ chúng tôi thôi.
Người mẹ ngẩng đầu lên, giật mình không thấy con đâu, nhìn ngang nhìn ngửa. Bà ta thấy con đang đi. Tôi tưởng bà ta chạy, nhưng bà cứ đứng yên đó gọi con vào. Em bé ngoan ngoãn quay vào với mẹ. Có lẽ ở đây họ không thích xem khiêu vũ. Có thể lắm!
Tôi liền đổi trò. Tôi ra lệnh cho hai con chó nằm ra một chỗ để tôi hát. Tôi vừa mới hát được đến câu thứ hai bài Tình ca thì có một người đàn ông vận áo vét, đội mũ phớt đến. Tôi cố lên giọng cho hay. Chợt ông khách đó hỏi tôi:
– Này, làm trò gì thế? Thằng ranh kia?
Tôi ngơ ngác, há miệng đứng nhìn ông ta. Ông ta lại hỏi:
– Mày không trả lời à?
– Thưa ông, ông đã nhìn thấy tôi hát.
– Mày có giấy phép được hát trong làng này không?
– Thưa ông, không.
– Vậy thì bước đi chõ khác. Nếu không, ta bắt bây giờ.
– Nhưng, thưa ông…
– Gọi tao là ông tuần phiên. Thôi, cút đi, đồ ăn mày!
Tuần phiên! Kinh nghiệm đau đớn của thầy tôi đã cho biết rằng đương đầu với các ông cảnh binh hay tuần phiên là một điều rất tai hại.
Không để cho ông ta phải đuổi đến lần thứ hai, tôi “cút” ngay như lời ông ta bảo, trở ra đường cũ tiếp tục đi. Ăn mày! Danh từ này không đúng. Tôi có đi ăn xin bao giờ? Tôi hát. Tôi nhảy. Đó là cách làm việc của tôi. Tôi có làm hại ai đâu? Trong năm phút, tôi ra khỏi cái làng lãnh đạm và cẩn phòng đó. Những con chó của tôi cúi đầu lẳng lặng đi, chắc chúng hiểu rằng đã xảy đến cho chúng một chuyện chẳng lành. Capi thỉnh thoảng lại đi lên trước, quay cổ lại nhìn tôi bằng đôi mắt đầy ý nhị. Nó biết lắm, vì tôi thấy hai hàm nó run run bởi nó cố giữ để không sủa thành tiếng.
Khi chúng tôi đi đã khá xa không sợ người tuần phiên độc ác theo dõi nữa, tôi liền ra hiệu, ba con chó liền chạy lại quây lấy tôi. Capi đứng giữa im lặng nhìn vào mắt tôi.
Đã đếnlúc tôi phải giải thích cho các bạn tôi nghe. Tôi nói:
– Vì chúng ta không có giấy phép nên không được diễn ở đó. Họ đuổi chúng ta.
– Bây giờ?
Capi hếch đầu hỏi tôi như thế.
– Bây giờ chúng ta tìm chỗ ngủ, bất cứ chỗ nào và nhịn ăn.
Nghe tiếng “ăn”, hai con chó kia và con khỉ nhao nhao lên.
Tôi giơ ba xu ra nói:
– Các bạn biết, chúng ta chỉ còn có thế này thôi. Nếu ta tiêu hết ba xu chiều nay, thì sáng mai ta không có gì ăn. Và hôm nay ta cũng đã được ăn rồi. Nghĩ đến ngày mai thì khôn hơn.
Nói xong tôi lại bỏ ba xu vào túi. Capi và Đônxơ cúi đầu chịu đựng. Decbinô có tính háu ăn ăng ẳng hoài. Tôi quắc mắt nhìn nó. Nó cũng không thôi. Tôi phải nhờ đến Capi. Cắt nghĩa cho Decbinô nghe. Nó không muốn hiểu. Bảo nó ta phải nhìn chiều nay thì sáng mai mới có cái ăn. Capi liền lấy chân vả vào mặt Decbinô. Tức thì có cuộc đấu khẩu giữa hai con chó.
Chắc độc giả nghe thấy tiếng “đấu khẩu” đem dùng cho loài vật sẽ cho là một danh từ không thích hợp. Nhưng xét ra rất đúng. Mỗi một giống vật có một tiếng nói riêng. Nếu nhà riêng quý vị có hàng hiên chạm trổ hay những cửa sổ cao có chim yến đến làm tổ ở đó, hẳn quý vị cũng nhận thấy rằng lúc chim yến kêu véo von như tiếng ca, nhưng hễ trời rạng đông là chúng kêu ríu ra ríu rít với nhau. Đó chính là những câu chuyện mà chúng đang nói, những việc quan trọng mà chúng đang bàn, hay những lời yêu thương mà chúng trao đổi cùng nhau. Lại những con kiến cùng một đàn, khi gặp nhau trên một con đường thường cọ râu vào nhau, quý vị thử nghĩ xem, chúng làm gì thế, nếu không phải là chúng thông tin cho nhau? Còn những con chó không những chúng biết nói mà còn biết đọc nữa. Quý vị hãy trông chúng đưa mũi lên không, hay cúi xuống mặt đất đánh hơi hay ngửi những hòn sỏi, những bụi rậm; có khi chúng đứng trước một đám cỏ hay một chân tường và đứng lại một lúc. Chúng ta không nhìn thấy gì ở tường, nhưng những con chó đã đọc được mọi điều lạ viết ở đó bằng thứ chữ bí ẩn mà mắt ta không thể phân biệt được.
Những câu gì Capi nói với Decbinô, tôi không nghe thấy, vì nếu những con chó hiểu được tiếng nói của người, thì trái lại người không hiểu được tiếng nói của chó. Tôi chỉ nhận thấy Decbinô không chịu nghe lời thì phải, cứ nằng nặc đòi phải tiêu nốt ba xu ngay bây giờ
Con nào cũng hài lòng, là tôi nói riêng về mấy con chó thôi, chứ con Giôlicơ, không thể bắt nó chú ý lâu về một việc gì. Khi tôi nói, lúc đầu nó rất chăm chú, nhưng nghe được hai chục tiếng thì nó đã nhảy tót lên cây đánh đu ở hết cành này đến cành khác. Nếu Capi mà vô lễ thế, thì tôi đã phật ý, nhưng là Giôlicơ thì tôi chấp nó làm gì. Nó chỉ là một con vật vô tâm và óc rỗng, cũng để cho nó chơi đùa một chút.
Tôi xin thú thực rằng tôi cũng muốn nhảy nhót và đánh đu như nó, thích lắm chứ. Nhưng cái trọng trách tìm chỗ trú đêm nay và nhất là để kiếm bữa ăn sáng mai. Chỗ trú không cần lắm, chúng tôi có thể tiết kiệm bằng cách ngủ ngoài trời.
Đi được một giờ, chúng tôi trông xa xa thấy một làng, mừng thầm may ra có thể thực hiện được ý muốn của tôi.
Trông bề ngoài, làng này có phần xơ xác, số thu nhập sẽ chẳng được là bao, nhưng tôi không vì thế mà nản lòng. Tôi không tính về điểm đó, tôi tự nghĩ rằng làng này càng nhỏ bao nhiêu thì nỗi lo gặp cảnh sát càng ít bấy nhiêu.
Tôi mặc y phục cho các bạn tôi, rồi rất trật tự, chúng tôi chững chạc vào làng. Thiếu cái ống tiêu mà thầy tôi vẫn giữ. Thiếu cả hình dáng cao lớn và mái tóc đặc biệt của thầy tôi vẫn làm cho mọi người chú ý. Nhìn cái thân hình loắt choắt của tôi mà buồn và không vững dạ.
Trong khi đi, tôi nhìn sang hai bên, xem có tác động gì không. Rất ít người chú ý, vì người ta ngẩng đầu lên, rồi cúi xuống. Chả có ma nào theo sau chúng tôi cả.
Đi đến một bãi rộng, giữa có trồng cây, chúng tôi dừng lại. Tôi lấy đàn ra và đánh một vũ khúc. Tiếng đàn vui, ngón tay tôi đưa đẩy nhẹ nhàng, nhưng lòng tôi buồn hình như có vật gì đè trĩu lên hai vai.
Tôi bảo Decbinô và Đônxơ ra biểu diễn. Chúng tuân lời và nhảy múa. Nhưng chẳng có ai đến xem cả. Gần đó, tôi nhìn thấy mấy người đàn bà đang đứng ở cửa đan áo và nói chuyện với nhau. Tôi tiếp tục gảy đàn. Hai con chó cố sức nhảy múa.
Rồi cũng có người đến xem chứ! Nếu có một người đến trước, tất có người thứ hai, thứ ba, thứ mười, thứ hai mươi.
Nhưng đàn, múa vô ích cả. Họ ở nhà họ cả, chẳng có ai thèm nhìn chúng tôi nữa. Thực đáng thất vọng!
Tuy nhiên, tôi không nản chí, tôi cố đánh đàn, đánh to, đánh mạnh tưởng chừng như sắp đứt dây. Chợt một em bé mới chập chững, rời ngưỡng cửa đi ra phía chúng tôi. Mẹ em bé có lẽ sẽ theo em. Rồi một người bạn nữa, thế là chúng tôi có khán giả. Có tiền công. Tôi đánh đàn nhỏ đi và rất du dương, để em bé khỏi sợ và để rủ em vào.
Em bé hai tay ve vẩy bên sườn đi bước một. Em đương tiến. Em gần đến. Còn vài bước nữa là đến chỗ chúng tôi thôi.
Người mẹ ngẩng đầu lên, giật mình không thấy con đâu, nhìn ngang nhìn ngửa. Bà ta thấy con đang đi. Tôi tưởng bà ta chạy, nhưng bà cứ đứng yên đó gọi con vào. Em bé ngoan ngoãn quay vào với mẹ. Có lẽ ở đây họ không thích xem khiêu vũ. Có thể lắm!
Tôi liền đổi trò. Tôi ra lệnh cho hai con chó nằm ra một chỗ để tôi hát. Tôi vừa mới hát được đến câu thứ hai bài Tình ca thì có một người đàn ông vận áo vét, đội mũ phớt đến. Tôi cố lên giọng cho hay. Chợt ông khách đó hỏi tôi:
– Này, làm trò gì thế? Thằng ranh kia?
Tôi ngơ ngác, há miệng đứng nhìn ông ta. Ông ta lại hỏi:
– Mày không trả lời à?
– Thưa ông, ông đã nhìn thấy tôi hát.
– Mày có giấy phép được hát trong làng này không?
– Thưa ông, không.
– Vậy thì bước đi chõ khác. Nếu không, ta bắt bây giờ.
– Nhưng, thưa ông…
– Gọi tao là ông tuần phiên. Thôi, cút đi, đồ ăn mày!
Tuần phiên! Kinh nghiệm đau đớn của thầy tôi đã cho biết rằng đương đầu với các ông cảnh binh hay tuần phiên là một điều rất tai hại.
Không để cho ông ta phải đuổi đến lần thứ hai, tôi “cút” ngay như lời ông ta bảo, trở ra đường cũ tiếp tục đi. Ăn mày! Danh từ này không đúng. Tôi có đi ăn xin bao giờ? Tôi hát. Tôi nhảy. Đó là cách làm việc của tôi. Tôi có làm hại ai đâu? Trong năm phút, tôi ra khỏi cái làng lãnh đạm và cẩn phòng đó. Những con chó của tôi cúi đầu lẳng lặng đi, chắc chúng hiểu rằng đã xảy đến cho chúng một chuyện chẳng lành. Capi thỉnh thoảng lại đi lên trước, quay cổ lại nhìn tôi bằng đôi mắt đầy ý nhị. Nó biết lắm, vì tôi thấy hai hàm nó run run bởi nó cố giữ để không sủa thành tiếng.
Khi chúng tôi đi đã khá xa không sợ người tuần phiên độc ác theo dõi nữa, tôi liền ra hiệu, ba con chó liền chạy lại quây lấy tôi. Capi đứng giữa im lặng nhìn vào mắt tôi.
Đã đếnlúc tôi phải giải thích cho các bạn tôi nghe. Tôi nói:
– Vì chúng ta không có giấy phép nên không được diễn ở đó. Họ đuổi chúng ta.
– Bây giờ?
Capi hếch đầu hỏi tôi như thế.
– Bây giờ chúng ta tìm chỗ ngủ, bất cứ chỗ nào và nhịn ăn.
Nghe tiếng “ăn”, hai con chó kia và con khỉ nhao nhao lên.
Tôi giơ ba xu ra nói:
– Các bạn biết, chúng ta chỉ còn có thế này thôi. Nếu ta tiêu hết ba xu chiều nay, thì sáng mai ta không có gì ăn. Và hôm nay ta cũng đã được ăn rồi. Nghĩ đến ngày mai thì khôn hơn.
Nói xong tôi lại bỏ ba xu vào túi. Capi và Đônxơ cúi đầu chịu đựng. Decbinô có tính háu ăn ăng ẳng hoài. Tôi quắc mắt nhìn nó. Nó cũng không thôi. Tôi phải nhờ đến Capi. Cắt nghĩa cho Decbinô nghe. Nó không muốn hiểu. Bảo nó ta phải nhìn chiều nay thì sáng mai mới có cái ăn. Capi liền lấy chân vả vào mặt Decbinô. Tức thì có cuộc đấu khẩu giữa hai con chó.
Chắc độc giả nghe thấy tiếng “đấu khẩu” đem dùng cho loài vật sẽ cho là một danh từ không thích hợp. Nhưng xét ra rất đúng. Mỗi một giống vật có một tiếng nói riêng. Nếu nhà riêng quý vị có hàng hiên chạm trổ hay những cửa sổ cao có chim yến đến làm tổ ở đó, hẳn quý vị cũng nhận thấy rằng lúc chim yến kêu véo von như tiếng ca, nhưng hễ trời rạng đông là chúng kêu ríu ra ríu rít với nhau. Đó chính là những câu chuyện mà chúng đang nói, những việc quan trọng mà chúng đang bàn, hay những lời yêu thương mà chúng trao đổi cùng nhau. Lại những con kiến cùng một đàn, khi gặp nhau trên một con đường thường cọ râu vào nhau, quý vị thử nghĩ xem, chúng làm gì thế, nếu không phải là chúng thông tin cho nhau? Còn những con chó không những chúng biết nói mà còn biết đọc nữa. Quý vị hãy trông chúng đưa mũi lên không, hay cúi xuống mặt đất đánh hơi hay ngửi những hòn sỏi, những bụi rậm; có khi chúng đứng trước một đám cỏ hay một chân tường và đứng lại một lúc. Chúng ta không nhìn thấy gì ở tường, nhưng những con chó đã đọc được mọi điều lạ viết ở đó bằng thứ chữ bí ẩn mà mắt ta không thể phân biệt được.
Những câu gì Capi nói với Decbinô, tôi không nghe thấy, vì nếu những con chó hiểu được tiếng nói của người, thì trái lại người không hiểu được tiếng nói của chó. Tôi chỉ nhận thấy Decbinô không chịu nghe lời thì phải, cứ nằng nặc đòi phải tiêu nốt ba xu ngay bây giờ