Truyện Còn Chút Gì Để Nhớ - Truyện Teen - thichdoctruyen.yn.lt
watch sexy videos at nza-vids!

Truyện Còn Chút Gì Để Nhớ (xem 1155)

Truyện Còn Chút Gì Để Nhớ

hè nữa! Người ta dễ chứ gặp tao, tao nhốt anh Chương, bắt rửa chén đúng một tuần mới thả!
Xuống tới nhà dì Tư, mắt Quỳnh vẫn còn đỏ. Cho đến khi tôi trèo lên cây mận sau nhà (lại trèo cây!) hái từng chùm trái đỏ au, chín mọng liệng xuống cho Quỳnh chụp, lúc đó gương mặt cô bé mới bắt đầu tươi lên.


Chap 11:


Trong số một ngàn hai trăm thí sinh đi thi bữa trước, rớt mất một ngàn. Tôi may mắn nằm trong số hai trăm người còn lại.
Hôm tôi về báo kết quả, dì tôi mừng lắm. Dì nói:


- Để dì đánh điện báo cho mẹ cháu biết!


Tôi can:


- Khoan đã, dì! Còn phải thi vấn đáp nữa! Qua được vòng này mới tính là đậu.


Nói vậy chứ trong lòng tôi rất hy vọng. Dù sao chen chúc giữa hai trăm người cũng dễ thở hơn chen chúc với cả ngàn người..


Tôi vui, Lan Anh cũng vui lây. Cả Trâm, Quỳnh cũng vậy.


Để giúp tôi “yên tâm” học bài chuẩn bị vượt qua kỳ thi quyết định, Lan Anh tỏ ra “phục vụ” tôi một cách sốt sắng. Suốt ngày tôi ngồi học một chỗ và sai nó chạy lòng vòng. Thuốc lá. Diêm quyẹt. Cà phê sữa. Trà, kẹo, Yaourt. (Danh mục ăn uống của tôi mới bổ sung thêm “món ăn tình cảm” yaourt). Lan Anh chạy khờ người. Nhưng nó không kêu tôi “giống ông vua” nữa. Nó chỉ mong tôi thi đậu.


Trâm và Quỳnh cũng ít qua chơi hơn. Tôi hỏi thì Lan Anh cho biết Trâm và Quỳnh muốn giữ yên tĩnh cho tôi ôn thi. Điều đó làm tôi buồn mất mấy ngày. Quỳnh đâu có biết khi Quỳnh qua chơi tôi học bài mau thuộc hơn là lúc…học trong yên tĩnh! Nhưng mà thôi, dù sao thì ngày thi cũng đang đến gần.


Sáng hôm tôi đi thi, dì tôi “bồi dưỡng” tôi một tô phở thật to. Quỳnh chạy qua “tiễn tôi lên đường” cũng được “ké” một tô. Tôi bắt chước Quỳnh, bẻ bánh mì bỏ vào tô phở, húp sì sụp. Xuất hành gặp đàn bà, ai cũng bảo là xui. Riêng tôi thì ngược lại, sáng sớm mở mắt ra đã gặp Quỳnh, tôi cho là hên hết biết!


Tới trường, tôi thấy mọi người đứng lố nhố ngoài hành lang. Thi vấn đáp, ban giám khảo kêu từng tên người một.


Trong khi chờ tới lượt mình, tôi ngồi bệt xuống trước hiên, lật sách ra xem lại. Lo thì xem vậy thôi, chứ lúc này tôi chẳng còn đầu óc nào nhét thêm lấy nửa chữ.


Ngồi kế bên tôi là một con nhỏ tóc xù, mang kiếng cận. Nó ăn mặc trông rất chướng. Quần tây ống chật bó sát hai chân, áo sơ mi rộng thùng thình dài gần tới gối. Thú thật là trông nó ngồ ngộ, tôi có liếc trộm một cái. Gương mặt nó khá đẹp, thanh tú. Mũi thẳng, hơi Tây một chút. Nhưng mái tóc của nó khiến tôi phát rét, không dám nhìn lâu.


Nó không biết tôi “rét” nó nên nó lấy đầu gối nó cụng đầu gối tôi một cái:


- Bộ ở nhà ông không chịu học bài sao tới đây ngồi học?


Tôi xoa xoa đầu gối, đáp:


- Đâu có! Ở nhà tôi vẫn học, giờ xem lại cho nhớ!


Nó nhún vai:


- Giờ này làm sao nhớ nổi!


Nó đúng là nhà tâm lý. Tôi thở dài thú nhận:


- Ừ, tôi xem mà chẳng nhớ được chữ nào!


- Vậy đừng xem nữa!


Nó góp ý mà như ra lệnh. Nghe lời nó, tôi gấp sách lại.


Thấy tôi là người dễ nghe lời xúi bậy của phụ nữ, nó khoái lắm, làm quen tiếp:


- Ông ở ngoài Trung mới vào phải không?


- Ừ.


Nó gật gù:


- Nghe cái giọng nặng chịch của ông là tôi biết liền!


Con nhỏ này kỳ cục! Tôi trạc tuổi nó mà nó cứ kêu bằng “ông”, nghe chướng chướng thế nào! Nhưng tôi nghĩ trong bụng chứ không dám nói ra. Bộ tịch và cung cách ăn nói của nó không cho phép tôi cãi lại một điều gì. Đời tôi gặp một người như Trâm đã mệt, nay lại thêm cô bạn mới này chắc sắp sửa xẹp lép như quả bong bóng xì. Bất giác tôi buông một tiếng thở dài.


Nó liếc tôi:


- Có gì đâu mà ông lo dữ vậy?


Chẳng lẽ tôi nói với nó là không phải tôi lo chuyện thi cử mà lo bị nó ăn hiếp. Tôi đành hỏi lảng sang chuyện khác:


- Chắc chị là người Sài Gòn?


Nó gật đầu:


- Tôi là dân Sài Gòn chính gốc. Nhưng ông đừng gọi tôi bằng chị, cứ gọi bằng tên, tôi thích hơn!


Nó nói giống hệt Trâm bữa trước. Trâm cũng không cho tôi gọi bằng chị. Nhưng nó bất công với tôi hơn Trâm. Nó bảo tôi gọi nó bằng tên trong khi đó nó cứ gọi tôi là “ông”, nghe phát rầu.


- Nhưng mà ch…tên gì?


- Tôi tên Dung. Đỗ Thị Ung Dung!


Cái tên thật buồn cười. Tôi nghi nghi:


- Chắc…Ung Dung nói đùa! Chứ tên gì ngộ vậy?


Ung Dung cười, giải thích:


- Tại vì tôi tuổi con ngựa. Ba tôi sợ tôi sau này phóng vèo vèo không trị nổi do đó đặt tôi cái tên Ung Dung để hãm bớt tôi lại!


Hóa ra là vậy! Cái tên mà cũng rắc rối gớm!


- Còn ông tên gì? – Ung Dung hỏi.


- Tôi tên Chương.


- Ông cũng con ngựa hả?


Thoạt nghe, tôi giật mình, tưởng Ung Dung chửi tôi. Nhưng không phải, nó muốn hỏi tuổi.


Tôi không dám nói tôi tuổi con gì, tôi chỉ nói tôi tuổi Mùi.


Ung Dung khịt mũi:


- Vậy là ông nhỏ hơn tôi một tuổi. Thuộc lớp đàn em!


Thấy nó giở giọng chơi trội, tôi vừa tức vừa buồn cười. Nhưng tôi chưa tìm ra cách gỡ gạc thể diện thì ban giám khảo đã kêu đến tên tôi.


Tôi đành phải nén tự ái, đưa cuốn sách cho nó:


- Ung Dung cầm giùm tôi!


Rồi hồi hộp bước vào phòng thi.


Ngồi sau bàn ban giám khảo có bà người. Chính giữa là một ông mập thật mập, mắt nheo nheo vừa nghiêm khắc vừa láu lỉnh. Ông bên trái tóc hoa râm, ốm nhom, nụ cười hiền hậu luôn nở trên môi. Ông bên phải mặt tròn quay, da bóng lưỡng, có hàm răng hô.


Từ đầu đến cuối chỉ có ông ngồi giữa hỏi tôi.


Gọi là từ đầu đến cuối, thực ra chỉ có ba câu. Hai câu đầu hỏi về văn học sử, một câu trúng tủ tôi đáp ro ro, câu thứ hai tôi ấp úng một hồi nhưng cuối cùng cũng trả lời được. Câu thứ ba mới té ngửa:


- Anh tên Chương phải không?


- Dạ.


- Anh thử kể một tác phẩm văn học nào có tên anh?


Câu hỏi bất ngờ khiến tôi ngớ người ra.


Tôi hoàn toàn không chuẩn bị tinh thần để đối phó với câu hỏi kiểu này. Tôi suy nghĩ toát mồ hôi vẫn chẳng lần ra mối lên hệ bí mật giữa tên tôi với cái tác phẩm quỉ quái nào đó. Đã vậy, cặp mắt nheo nheo của ông ngồi giữa cứ nhìn xoáy vào tôi càng khiến tôi bối rối tợn.


Thấy tôi sắp xỉu đến nơi, ông hiền lành ngồi bên trái liền gỡ bí:


- Một câu thơ cũng được!


Gỡ bí như vậy cũng như không, tôi thầm nghĩ, lúc này có trời mới biết tên tôi nằm ở câu thơ nào trong hàng tỉ câu thơ từ trước đến nay! Tôi nặn óc một hồi và chuẩn bị đầu hàng thì bỗng nhiên tôi nhớ đến hai câu thơ Kiều:


- Khi về hỏi liễu Chương đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay?


Đó là hai câu thơ tả tâm trạng của người đi xa, thắc thỏm không biết người ở nhà đã kết duyên cùng ai chưa. Nhưng đối với tôi lúc này, giá trị của hai câu thơ nằm ở chữ “Chương”, tên tôi. Không có chữ “Chương”, câu thơ dở ẹc liền!


Tôi liền mừng rỡ đọc to hai câu thơ, giọng kính cẩn như đọc thần chú.


Khi tôi đi ra, Ung Dung hỏi:


- Trả lời được không?


Tôi mỉm cười:[

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Cuộc sống này là của riêng bạn, đừng bận tâm đến lời bàn tán của người khác

Chị nông hạnh phúc

Truyện Tiểu Yêu Của Anh Full

Cha tới rồi, mẹ chạy mau! (Phần I)

Đời người bình thản