i tìm lại được tiếng nói. Nhưng tôi cũng chỉ đủ sức lắp bắp:
– Em… em…
– Anh Hai! Em vừa nhìn thấy công chúa! _ Tường thông báo bằng vẻ hớn hở.
– Công chúa à? _ Tôi hỏi lại một cách máy móc, vẫn chưa hiểu nó định nói gì mặc dù tôi tin là tôi nghe rất rõ.
– Dạ, công chúa. _ Tường gật đầu, rồi thấy vẻ mặt tôi vẫn còn ngơ ngác, nó mỉm cười nói thêm _ Như trong truyện Cóc Tía ấy.
Đột nhiên một cơn đau quẫy mạnh trong ngực tôi. Tôi cẩn thận rọi mắt quanh gương mặt phấn chấn của Tường, cố tin rằng đó không phải là gương mặt của kẻ có dấu hiệu của bệnh thần kinh.
– Ờ, anh nhớ rồi… truyện Cóc Tía …
Tôi hờ hững đáp, chẳng chú ý mình thốt ra những gì, chỉ là buột miệng đưa đẩy trong khi tiếp tục quét tia nhìn về phía nó và gấp gáp sàng lọc các ý nghĩ trong đầu.
Tôi nhớ truyện Cóc Tía. Đây là câu chuyện thằng Tường đặc biệt yêu thích. Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà nó rất cưng con cóc dưới gầm giường và khóc sưng cả mắt ngày con Cu Cậu giã từ cõi đời.
Tôi cũng nhớ câu hỏi Tường từng hỏi tôi “Công chúa có thật trên đời không, anh Hai?”. Vẻ mặt nó lúc hỏi câu đó nom mơ màng đến mức tôi tin chắc nó đang tơ tưởng đến nàng công chúa trong câu chuyện và dĩ nhiên nó chính là chàng phò mã trong câu chuyện dở ẹc đó.
“Hồi xưa thì có, bây giờ tao nghĩ chắc là không có”, lúc đó tôi đã trả lời thằng Tường như thế và tôi nghĩ ý nghĩa của câu nói có lẽ đã ngấm vào vỏ não nó cho nên tôi không nghe nó lặp lại thắc mắc ngô nghê đó thêm một lần nào nữa.
Vậy mà bây giờ nó bỗng hô hoán lên như một kẻ vừa va đầu phải gốc cây.
Cố nén sự bấn loạn cứ chực khiến chân tôi nhảy lên, tôi tiếp tục dò xét bằng giọng điềm tĩnh:
– Em nhìn thấy công chúa ở đâu?
– Lúc nãy công chúa đứng cạnh cửa sổ. Cô ta giương mắt lên nhìn em. Công chúa còn mỉm cười với em nữa đó, anh Hai. _ Tường đáp giọng vui vẻ hiếm có, rõ ràng nó vẫn chưa ra khỏi trạng thái phấn khích.
Tôi lại hỏi, lần này giọng đã bắt đầu đứt khúc:
– Công chúa đứng ngoài cửa sổ nhìn vô… thật à? Em không hoa mắt… đó chứ?
– Thật mà, anh Hai! _ Tường mở to mắt, có vẻ hết sức ngạc nhiên khi thấy tôi tỏ ra ngờ vực _ Khi công chúa bỏ đi, em chồm dậy nhìn theo. Và… em ngồi lên được lúc nào không hay.
– Là nhờ nhìn theo công chúa đấy? _ Tôi hỏi, cái kiểu hỏi giống như châm biếm nhưng thực ra tôi chỉ muốn bày tỏ sự kinh ngạc.
– Dạ.
Tường gật đầu và không đợi tôi hỏi tiếp, nó liến thoắng kể:
– Công chúa đẹp lắm, anh Hai. Công chúa mặc áo đầm xanh, tay phồng, có tua ren màu hồng. Mái tóc cô ta cũng thắt nơ hồng. Trên cổ có đeo một xâu chuỗi ngọc màu tím nữa…
Vả mặt em tôi bỗng chìm vào mơ màng, giống như khuất sau một màn sương mỏng, cứ như nó đang nhìn thấy cô công chúa trong từng lời kể của mình. Tôi đã định kêu nó tả hình dáng của công chúa để kiểm tra xem đầu óc nó có đúng là đang gặp trục trặc hay không thì nó đã làm chuyện đó một cách hào hứng và chi tiết đến mức tôi không thể không tin đã có một nàng công chúa đứng ngoài cửa sổ mỉm cười với nó sáng nay.
69. công chúa
Niềm vui của mẹ tôi khi thấy thằng Tường ngồi dậy được có lẽ không có bút mực nào tả xiết.
Ngay ngày hôm đó, mẹ tôi đã tất tả chạy ra nhà ông Xung cảm ơn ông rối rít và mời ông vào nhà.
Ông Xung mặt tươi roi rói, ông thể hiện niềm vui đó bằng cách liên tục khoát tay:
– Tôi đã bảo rồi mà! Tôi đã bảo rồi!
Dĩ nhiên tôi không nói với mẹ tôi về nàng công chúa kỳ lạ bên cửa sổ. Tôi cũng dặn thằng Tường không được hé môi với bất cứ ai và khi nó trố mắt ra nhìn tôi, tôi giải thích với nó rằng đây là một bí mật kỳ diệu chỉ hai anh em biết với nhau thôi.
Thực ra tôi chỉ sợ mẹ tôi phát hoảng khi nghe câu chuyện khó tin đó. Chắc chắn mẹ tôi sẽ nghĩ đầu óc thằng Tường không bình thường, giống như tôi từng nghĩ.
Dĩ nhiên bây giờ tôi đã nhìn câu chuyện của Tường bằng ánh mắt khác. Tôi ngờ ngợ cô công chúa mà nó mô tả tỉ mỉ với tôi có thể là nó nhìn thấy thật. Nếu là ảo ảnh, Tường không thể nhớ rõ từng chi tiết trong cách ăn mặt như vậy. Cả chuyện tuổi tắc nữa.
Khi mẹ tôi tiễn ông Xung ra cửa, nó quay sang tôi, tươi tỉnh khoe:
– Cô công chúa đó nhỏ tuổi lắm, bằng cỡ em à, anh Hai!
Tôi tính hỏi lại “Mày có chắc không?” nhưng thấy câu hỏi đó chẳng có ý nghĩa gì, bèn buột miệng bâng quơ:
– Thế công chúa có nói gì với mày không?
– Công chúa không nói gì hết á. Cô ta chỉ giương mắt lên nhìn em. Rồi mỉm cười. Sau đó là bỏ đi.
Tôi tính hỏi “Bỏ đi về hướng nào?” nhưng một lần nữa tôi lại thay đổi ý định. Cô công chúa đó nếu có thật thì chắc thằng Tường cũng không thể biết cô ta đến từ đâu và đi về hướng nào. Tôi đoán cô ta đến từ phía nghĩa trang vì cửa sổ cạnh giường nằm của Tường quay về hướng đó. Phỏng đoán đó khiến tôi thấy chờn chợn. Tôi cố xua đuổi ý nghĩ đó là một hồn ma nhưng tóc sau gáy tôi dựng hết cả lên.
Hai ngày sau, cô công chúa hôm nọ lại xuất hiện. Lại đúng vào lúc mẹ tôi sai tôi qua nhà ông Bé mua cải con.
Tôi về tới nhà thì cô công chúa kỳ bí đã đi rồi, còn thằng Tường thì đan
đang đứng gác tay lên bậu cửa sổ nhìn ra bên ngoài.
Lần này tôi không sửng sốt bằng hôm trước nhưng sự vui mừng trong lòng tôi so với lần đầu tiên nhìn thấy Tường ngồi lên khỏi giường giống như một quả bóng được thổi phồng lên gấp đôi.
Tôi reo lớn:
– A, thằng Tường đứng lên được rồi, mẹ ơi!
Ngày hôm đó nhà tôi vui như mở tiệc. Mẹ tôi nước mắt lưng tròng, lại chạy đi tìm ông Xung.
Thằng Tường đã bỏ được chân xuống đất, đã tự mình đứng lên nhưng chưa bước đi được. Thậm chí để đứng vững, nó phải vịn vào cửa sổ. Nhưng ngay cả như vậy, đó cũng là một sự kiên đáng để mẹ tôi hớn hở đi khoe khắp làng.
Thực sự tôi cũng không rõ những chuyển biến tích cực về bệnh tình của thằng Tường là do tác dụng của thuốc bắc hay do sự xuất hiện của cô công chúa, hay là do cả hai. Mặc dù điều đó chẳng có gì quan trọng so với kết quả mà nó đem lại, tôi vẫn tò mò hỏi Tường khi chỉ có hai anh em:
– Công chúa lại đến hở mày?
– Dạ.
– Cũng mặc chiếc áo đầm xanh như hôm nọ hở?
– Dạ. _ Tường chớp chớp mắt và lúc lắc mái tóc mượt _ Nhưng hôm nay công chúa thắt nơ màu trắng.
Tôi nheo mắt:
– Thế lần này công chúa có nói gì với mày không?
– Có. _ Mặt thằng Tường ửng lên _ Công chúa chỉ nói có… hai tiếng thôi, anh Hai.
– Hai tiếng gì? _ Tôi hỏi và nắm chặt lấy tay nó, vừa như muốn truyền hơi ấm để nó thêm can đảm vừa sợ nếu không làm thế thì nó sẽ không đời nào chịu mở miệng.
Tường lộ vẻ bối rối. Phải rất vất vả câu trả lời mới lọt ra khỏi đôi môi nó, với một âm vực thấp đến độ tôi phải vừa vểnh tai vừa nhìn chằm chằm vào mặt nó để đoán xem nó (hay công chúa cũng thế) nói gì:
– Công chúa nói: “Phò mã”.
Suýt chút nữa tôi đã ôm bụng cười. Nhưng tôi đã kịp kềm cử chỉ bất nhã đó lại. Tôi cố sửa giọng ngay ngắn nhưng vẫn không giấu được cảm hứng giễu cợt:
– Thế công chúa gọi mày là “phò mã” đấy?
Tường
– Em… em…
– Anh Hai! Em vừa nhìn thấy công chúa! _ Tường thông báo bằng vẻ hớn hở.
– Công chúa à? _ Tôi hỏi lại một cách máy móc, vẫn chưa hiểu nó định nói gì mặc dù tôi tin là tôi nghe rất rõ.
– Dạ, công chúa. _ Tường gật đầu, rồi thấy vẻ mặt tôi vẫn còn ngơ ngác, nó mỉm cười nói thêm _ Như trong truyện Cóc Tía ấy.
Đột nhiên một cơn đau quẫy mạnh trong ngực tôi. Tôi cẩn thận rọi mắt quanh gương mặt phấn chấn của Tường, cố tin rằng đó không phải là gương mặt của kẻ có dấu hiệu của bệnh thần kinh.
– Ờ, anh nhớ rồi… truyện Cóc Tía …
Tôi hờ hững đáp, chẳng chú ý mình thốt ra những gì, chỉ là buột miệng đưa đẩy trong khi tiếp tục quét tia nhìn về phía nó và gấp gáp sàng lọc các ý nghĩ trong đầu.
Tôi nhớ truyện Cóc Tía. Đây là câu chuyện thằng Tường đặc biệt yêu thích. Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà nó rất cưng con cóc dưới gầm giường và khóc sưng cả mắt ngày con Cu Cậu giã từ cõi đời.
Tôi cũng nhớ câu hỏi Tường từng hỏi tôi “Công chúa có thật trên đời không, anh Hai?”. Vẻ mặt nó lúc hỏi câu đó nom mơ màng đến mức tôi tin chắc nó đang tơ tưởng đến nàng công chúa trong câu chuyện và dĩ nhiên nó chính là chàng phò mã trong câu chuyện dở ẹc đó.
“Hồi xưa thì có, bây giờ tao nghĩ chắc là không có”, lúc đó tôi đã trả lời thằng Tường như thế và tôi nghĩ ý nghĩa của câu nói có lẽ đã ngấm vào vỏ não nó cho nên tôi không nghe nó lặp lại thắc mắc ngô nghê đó thêm một lần nào nữa.
Vậy mà bây giờ nó bỗng hô hoán lên như một kẻ vừa va đầu phải gốc cây.
Cố nén sự bấn loạn cứ chực khiến chân tôi nhảy lên, tôi tiếp tục dò xét bằng giọng điềm tĩnh:
– Em nhìn thấy công chúa ở đâu?
– Lúc nãy công chúa đứng cạnh cửa sổ. Cô ta giương mắt lên nhìn em. Công chúa còn mỉm cười với em nữa đó, anh Hai. _ Tường đáp giọng vui vẻ hiếm có, rõ ràng nó vẫn chưa ra khỏi trạng thái phấn khích.
Tôi lại hỏi, lần này giọng đã bắt đầu đứt khúc:
– Công chúa đứng ngoài cửa sổ nhìn vô… thật à? Em không hoa mắt… đó chứ?
– Thật mà, anh Hai! _ Tường mở to mắt, có vẻ hết sức ngạc nhiên khi thấy tôi tỏ ra ngờ vực _ Khi công chúa bỏ đi, em chồm dậy nhìn theo. Và… em ngồi lên được lúc nào không hay.
– Là nhờ nhìn theo công chúa đấy? _ Tôi hỏi, cái kiểu hỏi giống như châm biếm nhưng thực ra tôi chỉ muốn bày tỏ sự kinh ngạc.
– Dạ.
Tường gật đầu và không đợi tôi hỏi tiếp, nó liến thoắng kể:
– Công chúa đẹp lắm, anh Hai. Công chúa mặc áo đầm xanh, tay phồng, có tua ren màu hồng. Mái tóc cô ta cũng thắt nơ hồng. Trên cổ có đeo một xâu chuỗi ngọc màu tím nữa…
Vả mặt em tôi bỗng chìm vào mơ màng, giống như khuất sau một màn sương mỏng, cứ như nó đang nhìn thấy cô công chúa trong từng lời kể của mình. Tôi đã định kêu nó tả hình dáng của công chúa để kiểm tra xem đầu óc nó có đúng là đang gặp trục trặc hay không thì nó đã làm chuyện đó một cách hào hứng và chi tiết đến mức tôi không thể không tin đã có một nàng công chúa đứng ngoài cửa sổ mỉm cười với nó sáng nay.
69. công chúa
Niềm vui của mẹ tôi khi thấy thằng Tường ngồi dậy được có lẽ không có bút mực nào tả xiết.
Ngay ngày hôm đó, mẹ tôi đã tất tả chạy ra nhà ông Xung cảm ơn ông rối rít và mời ông vào nhà.
Ông Xung mặt tươi roi rói, ông thể hiện niềm vui đó bằng cách liên tục khoát tay:
– Tôi đã bảo rồi mà! Tôi đã bảo rồi!
Dĩ nhiên tôi không nói với mẹ tôi về nàng công chúa kỳ lạ bên cửa sổ. Tôi cũng dặn thằng Tường không được hé môi với bất cứ ai và khi nó trố mắt ra nhìn tôi, tôi giải thích với nó rằng đây là một bí mật kỳ diệu chỉ hai anh em biết với nhau thôi.
Thực ra tôi chỉ sợ mẹ tôi phát hoảng khi nghe câu chuyện khó tin đó. Chắc chắn mẹ tôi sẽ nghĩ đầu óc thằng Tường không bình thường, giống như tôi từng nghĩ.
Dĩ nhiên bây giờ tôi đã nhìn câu chuyện của Tường bằng ánh mắt khác. Tôi ngờ ngợ cô công chúa mà nó mô tả tỉ mỉ với tôi có thể là nó nhìn thấy thật. Nếu là ảo ảnh, Tường không thể nhớ rõ từng chi tiết trong cách ăn mặt như vậy. Cả chuyện tuổi tắc nữa.
Khi mẹ tôi tiễn ông Xung ra cửa, nó quay sang tôi, tươi tỉnh khoe:
– Cô công chúa đó nhỏ tuổi lắm, bằng cỡ em à, anh Hai!
Tôi tính hỏi lại “Mày có chắc không?” nhưng thấy câu hỏi đó chẳng có ý nghĩa gì, bèn buột miệng bâng quơ:
– Thế công chúa có nói gì với mày không?
– Công chúa không nói gì hết á. Cô ta chỉ giương mắt lên nhìn em. Rồi mỉm cười. Sau đó là bỏ đi.
Tôi tính hỏi “Bỏ đi về hướng nào?” nhưng một lần nữa tôi lại thay đổi ý định. Cô công chúa đó nếu có thật thì chắc thằng Tường cũng không thể biết cô ta đến từ đâu và đi về hướng nào. Tôi đoán cô ta đến từ phía nghĩa trang vì cửa sổ cạnh giường nằm của Tường quay về hướng đó. Phỏng đoán đó khiến tôi thấy chờn chợn. Tôi cố xua đuổi ý nghĩ đó là một hồn ma nhưng tóc sau gáy tôi dựng hết cả lên.
Hai ngày sau, cô công chúa hôm nọ lại xuất hiện. Lại đúng vào lúc mẹ tôi sai tôi qua nhà ông Bé mua cải con.
Tôi về tới nhà thì cô công chúa kỳ bí đã đi rồi, còn thằng Tường thì đan
đang đứng gác tay lên bậu cửa sổ nhìn ra bên ngoài.
Lần này tôi không sửng sốt bằng hôm trước nhưng sự vui mừng trong lòng tôi so với lần đầu tiên nhìn thấy Tường ngồi lên khỏi giường giống như một quả bóng được thổi phồng lên gấp đôi.
Tôi reo lớn:
– A, thằng Tường đứng lên được rồi, mẹ ơi!
Ngày hôm đó nhà tôi vui như mở tiệc. Mẹ tôi nước mắt lưng tròng, lại chạy đi tìm ông Xung.
Thằng Tường đã bỏ được chân xuống đất, đã tự mình đứng lên nhưng chưa bước đi được. Thậm chí để đứng vững, nó phải vịn vào cửa sổ. Nhưng ngay cả như vậy, đó cũng là một sự kiên đáng để mẹ tôi hớn hở đi khoe khắp làng.
Thực sự tôi cũng không rõ những chuyển biến tích cực về bệnh tình của thằng Tường là do tác dụng của thuốc bắc hay do sự xuất hiện của cô công chúa, hay là do cả hai. Mặc dù điều đó chẳng có gì quan trọng so với kết quả mà nó đem lại, tôi vẫn tò mò hỏi Tường khi chỉ có hai anh em:
– Công chúa lại đến hở mày?
– Dạ.
– Cũng mặc chiếc áo đầm xanh như hôm nọ hở?
– Dạ. _ Tường chớp chớp mắt và lúc lắc mái tóc mượt _ Nhưng hôm nay công chúa thắt nơ màu trắng.
Tôi nheo mắt:
– Thế lần này công chúa có nói gì với mày không?
– Có. _ Mặt thằng Tường ửng lên _ Công chúa chỉ nói có… hai tiếng thôi, anh Hai.
– Hai tiếng gì? _ Tôi hỏi và nắm chặt lấy tay nó, vừa như muốn truyền hơi ấm để nó thêm can đảm vừa sợ nếu không làm thế thì nó sẽ không đời nào chịu mở miệng.
Tường lộ vẻ bối rối. Phải rất vất vả câu trả lời mới lọt ra khỏi đôi môi nó, với một âm vực thấp đến độ tôi phải vừa vểnh tai vừa nhìn chằm chằm vào mặt nó để đoán xem nó (hay công chúa cũng thế) nói gì:
– Công chúa nói: “Phò mã”.
Suýt chút nữa tôi đã ôm bụng cười. Nhưng tôi đã kịp kềm cử chỉ bất nhã đó lại. Tôi cố sửa giọng ngay ngắn nhưng vẫn không giấu được cảm hứng giễu cợt:
– Thế công chúa gọi mày là “phò mã” đấy?
Tường