Kệ, hàng này cứ ủ đấy đã, ai biết nác sông Lam răng là trong, là đục, hê hê (nhắc mới nhớ, các cụ ngày xưa vớ vỉn vãi, nác trong là răng, đục là răng mà còn phải hỏi, có nhất thiết phải mang kính lúp ra soi không?)
2 giờ chiều chở bà già đi.
Quanh co hơn mấy cây số, đến dốc tắt thì xuống xe, bắt đò ngang qua sông. Bên kia sông một màu xanh bạt ngàn của tre, xa xa là dải núi tím mờ, mây trắng vắt vẻo như chiếc khăn voan mềm mại. Cảnh đẹp mê mẩn, tự nhiên thấy hồn chùng xuống. Liệu bên kia sông có cô hàng xén răng đen, cười như mùa thu tỏa nắng đang đợi ta không nhỉ? Éo mệ, hôm nay lãng mạn kinh người, hehe.
Sang sông xong, hỏi đường mãi mới mò được vào ngõ ông kia. Bà già dặn “Vô đó thì cứ kêu dạo ni nhà túng thiếu bèo nhèo nghe chưa? Nói là xin được việc rồi, nhưng người ta đang cần tiền thuốc nước, cần gấp tiền”. Mình bảo “Đi đòi nợ cứ lừ lừ mắt nó mới sợ mà trả, nói nhiều vô ích”. Bà già “Bậy, tui có nhờ anh đánh nhau mô mà lừ lừ. Kêu túng là đủ rồi”.
Vào nhà chó sủa inh tai, chưa kịp định thần thì có con bé nhìn duyên vãi, lò dò bước ra, hỏi
“Bác với eng hỏi ai ạ?”Sững mẹ nó mất 5 giây. Trước đến nay vẫn nghe giang hồ đồn gái vùng này tắm nước sông Phố nên tóc dài mượt, trắng trẻo, giờ mới có dịp để tin giang hồ éo nói phét.
Ấn tượng đầu tiên là gương mặt tròn, ửng đỏ (chắc mới ngồi bếp ra), mắt to ngơ ngác con nai vàng, đôi má bầu bầu nhìn chỉ muốn véo cho phát đỡ ghét.
Hỏi thăm thì đúng là nhà ông kia đây luôn, con bé bảo:
“Bố cháu đau đầu đang nằm nghỉ, để cháu gọi dậy ạ”
Liếc qua một vòng quanh nhà mình kết luận bằng cảm tính, toàn bộ khung cảnh toát lên vắng lặng và buồn buồn, kiểu của một gia đình từng khá giả ở thôn quê. Vì nhà cửa xây tương đối kiên cố nhưng đồ đạc, trang trí khá đơn giản, nếu ko muốn nói là sơ sài. Rất có thể chủ nhân mới trải qua biến cố lớn, và sự khá giả chỉ còn lại dấu vết chăng???
Ngồi đợi một lát thì ông kia ra tiếp, thái độ vừa ngỡ ngàng vừa bối rối, trông mặt cứ sượng sượng, khổ khổ. Mẹ, mình cũng thấy tồi tội làm sao ấy.
Đến phần trình bày hoàn cảnh dẫn tới việc chậm trả nợ thì mình té ra ngoài, bỏ lại bà già chiến đấu (đợi khi có biến thì nhảy vào, hehe).
Đủng đỉnh ra sân ngó chim bồ câu, tranh thủ tia xem em kia ở đâu, tán phét tí cho đỡ nhạt miệng. Dưới bếp hình như có ai đó đang lục cục dọn dẹp, hé mắt vào thấy mái tóc dài lấp lóa, thoắt ẩn thoắt hiện mà tim xốn hết cả xang, bèn đánh liều đi xuống.
“Em gì ơi cho anh xin tí lửa”
Tiếng dép lẹp kẹp từ trong bước ra, ngộp thở vãi.
“Anh vô bếp mà châm tề, bật lửa em bỏ mô rồi a”
Lúc ấy tay đã run cầm cập mẹ nó rồi, cầm điếu thuốc mà mấy lần suýt rơi xuống đât. Em mặc quần thể thao, khoác áo ấm dày sụ, chân đi đôi tổ ong xanh, mắt nhìn toát lên sự ấm áp.
“Đang nấu chi mà thơm rứa em, có lẹ ăn được đây?”Mình ấp úng bên cái nồi đang phả khói phì phì trên bếp than rực hồng.
Bé con cười bẽn lẽn, duyên tệ:
“Anh đoán tài hè, đố anh mùi chi đó?”
Mình hít hà mấy cái, rồi ra vẻ trầm ngâm thẩm định.
“Mùi chi mà nghe quen lắm, khoai lang à em?”
“Hiii, đúng một nửa rồi”
“Khoai sọ?”
“Vẫn chưa đúng”
“Rứa tôi xin người dẫn lật ô chữ thứ 3 từ trái qua đi ạ!”
“Chữ M…có 1 chữ M. hihiiii”
“Tôi xin đoán đây là ô chữ…khoai Môn ạ!”
Cô nàng cười khanh khách:
“Đi thi chiếc nón kỳ diệu như ri thì mất hết điểm hè, mãi mới đoán trúng tê”
Mình làm bộ ngượng ngùng, gãi tai gãi đầu như thằng ngố.
“Hi hi, đứng trước MC với cả mùi khoai thơm quá nên líu lưỡi là phải rồi. Mà khi mô mới được ăn đây em? Thèm rồi đó nha!”
“Để em kiểm tra đã, chắc gần chín rồi. Nhưng mà khoai ni phải để nguội mới ăn được tề, anh có đợi được không đây?”. Bé vừa nói vừa lấy đũa chọc chọc vào nồi, mắt lim dim vì khói, động tác yêu vãi đi được.
Linh cảm bé này là em Huyền rồi, vì giọng nói với cách lấy hơi quen quen. Cơ mà hôm trước nó bảo nó chỉ là hàng xóm ông Việt thôi mà? Chả có nhẽ nó chơi mình? Nên nhân lúc em í đang lúi húi bên bếp, mình lôi đt ra gọi thử vào số Huyền xem sao.
Chuông đến lần thứ 2 rồi mà chả thấy em ấy đút tay vào túi áo, túi quần chi cả. Nghĩ thầm vậy là éo phải Huyền rồi, may thế.
“Huyền ơi có điện thoại tề, ai gọi tề!”
Ông bố ở nhà trên gọi với xuống. Bỏ mẹ tôi rồi, hóa ra đt em í bỏ ở tủ trên nhà, Huyền cmnr, tim đập như giã gạo đêm trăng trong ngực.
Bé con chạy lên khi chuông đã tắt (từ đây gọi là Huyền luôn). Nó quay xuống bấm bấm chi đó rồi liếc sang mình rất nhanh.
Cả hai thoáng nhìn nhau, má đỏ bừng…
Cả hai nhìn nhau không nói năng chi, hồi hộp vãi cả lúa. Điếu thuốc nãy giờ kẹp bên tai thế éo nào rơi xuống đất, mình cúi xuống nhặt lấy rồi lại gần bếp lửa châm, rít liền hai ba hơi cho đỡ căng thẳng. Cảm giác khi đó khó tả lắm, vui vui, sượng sượng và bối rối.
“Răng trong đt em chanh chúa rứa, nỏ bù ở ngoài hè”
Cạy mồm mãi mới nói được câu ấy, xong quay đi chỗ khác vì ngại. Ngại gì chả hiểu nữa.
“Nỏ quen thì rứa thôi, như anh là may đó, em còn nói chuyện. Chơ bình thường thấy số lạ em toàn lờ đi nỏ nghe mô”.
Em í vênh vênh cái mặt lên một cách đáng ghét. Mình xoa xoa hai bàn tay vào nhau nghĩ mãi éo kiếm ra câu gì hay ho để chém tiếp. Chợt em ấy reo lên nho nhỏ.
“Ôi có lẹ khoai chín rồi anh tề, để em bỏ ra cho nguội nha, hihi không anh ăn rụng răng đó!”
Mình láu táu xung phong nhấc cái nồi đang phả khói phì phì xuống bếp, nóng vãi ra. Xong, em ấy chạy lên nhà xách cái quạt điện xuống, bảo “Thổi cho nó nhanh nguội, chơ để anh chờ lâu tội nghiệp, hihi”.
Đang ngồi nhìn rổ khoai bốc khói ngi ngút thì ở nhà trên, cuộc chiến giữa bà già mình với bố em ấy đến hồi gay cấn đột xuất, vì loáng thoáng nghe to tiếng hơn. Ôi, ngại vật. Phụ huynh làm ăn kiểu ấy họa bằng giết nhau. Huyền thì thầm:
“Anh ơi, bố em vay tiền nhà anh à?”
Câu hỏi như lát dao cắt vào tim mình.
“Anh cũng nghe phong phanh rứa, nhưng thôi em, chuyện đó của người lớn mình biết vậy là được”
Huyền im lặng, vẻ mặt không vui, hai bàn tay đan vào nhau, thở dài khe khẽ…
Bực với bà già ghê, lúc đi thì dặn mình phải bình tĩnh không manh động, giờ bà lại to tiếng với người ta. Mình rút đt ra soạn cái tin vào máy bà “Mẹ nói nhỏ thôi, việc đâu có đấy, chi mà nhao ầm lên rứa?”tất nhiên là viết không dấu.
Vài phút sau bà già cầm đt chạy xuống, nói oang oang:
“Hây, hây…mi nhắn chi tau nỏ dịch được…À nhủ xuống ăn khoai chi?”Huyền chêm ngay vào:
“Dạ, đúng rồi ạ. Con mời