Học kì đầu tiên, về cơ bản điện thoại của phòng là gọi cho tôi, La Nghệ Lâm và Tô Tiêu. Gọi điện thoại đến có bạn học cũ, có người nhà người thân, nhưng điều khiến chúng tôi hoan hỉ hơn cả là điện thoại của những nam sinh lạ hoắc. Ví dụ, có điện thoại gọi đến, đầu bên kia có một nam sinh trẻ măng đang hỏi, xin hỏi phòng các bạn có phải có một bạn nữ sinh hay mặc áo màu phấn hồng, làn da trắng không? Còn nữa, từ 3 giờ đến 5 giờ chiều qua bạn ấy đã đến thư viện à?
Các bạn đừng cười, phòng chúng tôi thực sự là đã từng nhận một số lượng nhất định những cuộc điện thoại như thế. Cuối cùng người cần tìm ấy vẫn là Tô Tiêu với số lần nhiều nhất, tôi và La Nghệ Lâm mỗi người chỉ từng có hai lần trải qua chuyện lạ như vậy.
Cảm giác đó vô cùng tự hào, trong lòng vô cùng sung sướng. Nhưng bình thường không ai để ý. Càng để ý chúng tôi như vậy chúng tôi càng làm cao. Có chút ánh nắng là rực rỡ, ai mà chẳng vậy.
Điện thoại bận tíu tít như vậy đấy, lúc đầu tình trạng này không hề thu hút sự chú ý đăc biệt của tôi, đến khi có một lần La Nghệ Lâm nằm bò ra phía trước cái điện thoại và viết mấy con số: 28, 29 của tôi; 34, 35 của Tô Tiêu; 33, 34 của Dịch Phấn Hàn. Còn lại 12 cuộc kia chia đều cho các bạn khác. Cô ấy đang thống kê số lần các cuộc điện thoại trong phòng của tuần đó (máy có hiển thị các cuộc gọi đến). Bởi vì không tiện thống kê số lượng người theo đuổi của mỗi bạn, nên thống kê số điện thoại gọi đến. Chuyện này e là cũng chỉ có La Nghệ Lâm mới làm. Tôi chợt cảm thấy nguy cơ tiềm ẩn khắp nơi. Lòng hiếu thắng bị kích động, hôm đó ở trên mạng, một đứa từ trước tới nay không bao giờ cho bạn trên mạng số điện thoại như tôi lại truyền bá rộng rãi số điện thoại của mình. Tôi muốn gia tăng hết cỡ đội ngũ người theo đuổi trong đám người quen có hạn của mình.
Cái trò thống kê để tiêu khiển nhạt nhẽo, vô nghĩa của La Nghệ Lâm biến thành một sự cạnh tranh có ý nghĩa. Một tiếng chuông vang lên cũng ẩn chứa ý nghĩ giết người. Sự cạnh tranh của con gái không nơi nào là không có, họ tận dụng mọi khả năng có thể.
Về sau, sự cạnh tranh này không chỉ thể hiện trên số lần nghe điện thoại mà thể hiện cả trên chất lượng cuộc gọi. Ví dụ, Tô Tiêu đứng đầu bảng về yêu cầu bạn trai ở đầu bên kia hát một bài để tăng thêm sở thích gọi điện thoại, La Nghệ Lâm thì giận một nỗi không thể yêu cầu đối phương hát một bài tình ca. Đứng ngoài mà xét, tôi cảm thấy không thể làm những việc thiển cận như thế, bài hát nam sinh đã hát rồi, tâm hồn cũng bị tổn thương rồi, thể diện cũng chẳng còn, không tin thì tự bạn thử đi, bạn gọi điện cho một nam sinh mà bạn thích, cậu ấy yêu cầu bạn hát, lại còn mang ra làm chủ đề để mọi người trong phòng bình phẩm một lượt, vậy bạn có đau lòng không? Hãy đặt mình vào vị trí ấy xem. Thế là trong lúc gọi điện tôi đã dùng máy ghi âm giọng hát để bật cho họ nghe, những lời ca có tình có ý của tôi hát lên khiến họ mất cả tập trung chú ý, cứ như thế điện thoại của tôi càng ngày càng nhiều và hai cô bạn kia dần dần rơi vào thế yếu.
Một người con gái nếu có rất nhiều đàn ông theo đuổi thì hoặc là cô ấy có sức hấp dẫn đặc biệt, mọi mặt đều hết sức hoàn mĩ; hoặc là cô ấy quá quen với tâm lý đàn ông, có khả năng biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Đến năm thứ ba, rồi năm thứ tư, điện thoại của phòng chúng tôi cơ bản rơi vào trạng thái “tắt lửa”. Bây giờ, nhìn điện thoại phòng tôi hai ngày cũng không kêu một tiếng, lại nhớ hồi năm thứ nhất, đó là những ngày tháng nghe điện thoại điên cuồng, giờ đây chúng tôi cảm thấy mình đã già rồi.
9. Những nam sinh vô vị
Nói về năm thứ nhất, vì chuyện các nam sinh gọi điện đến đã dẫn tới sự phân tranh, tôi không thể không nhắc đến một số chuyện tôi gặp phải trong những hoàn cảnh khác. Một số chuyện liên quan đến những người theo đuổi.
Năm thứ nhất tôi từng gặp phải vài cậu nam sinh vô vị. Bây giờ tôi cũng đang cảm thấy rất vô vị nên viết về họ cũng thật nhạt nhẽo, mọi người cứ đọc tự nhiên: Không phải trả tiền.
Hồi đó trong lòng tôi vẫn còn nhớ tới cậu bạn học thời trung học. Đời tôi có những duyên nợ với trường đại học danh tiếng, bởi vì tôi đã không thi đỗ vào trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc, cho nên khi bước vào trường đại học này tôi đã hạ quyết tâm loại bỏ mọi khó khăn, nhất định phải tìm một người đàn ông học ở một trường danh tiếng nhất Trung Quốc làm bạn trai. Ý nghĩ này bao giờ cũng rất kiên định. Các bạn không nên cười tôi, cũng chẳng bõ công mắng tôi ngốc nghếch. Tôi cũng biết rằng trường danh tiếng không đại diện cho tất cả. Nhưng tôi thích. Cũng giống như có người thích quần áo hàng hiệu, thực ra kiểu dáng, chất lượng của những bộ quần áo đó rất bình thường, không chắc đã hợp với một cô gái, mặc lên cũng không thay đổi được gì, nhưng cô gái thấy thích và phải tiêu bao nhiêu tiền cũng cam lòng, dù là giảm giá cũng mua. Năm thứ nhất tôi đã có tâm lý như vậy về tình yêu. Không có cách nào thoát ra khỏi vết đen của sự thất bại trong kì thi đại học, nên tôi mang niềm hi vọng của mình về một trường đại học danh tiếng từ khi học trung học đặt vào nửa kia của mình. Nghĩ lại mới thấy, hồi đó các nam sinh của trường chúng tôi không hề có địa vị gì trong lòng tôi. Nói hơi khoa trương một chút, ở trường, từ trước tới nay tôi chưa từng để ý tới bất cứ một nam sinh nào. Bởi vì hoàn toàn không cần thiết. Nam sinh của cả trường này đều không phù hợp với điều kiện tìm bạn trai mà tôi đã nêu ở trên.
Nhưng khi đó, tôi không có nhiều cơ hội quen biết các nam sinh của trường danh tiếng như trường Đại học Thanh Hoa. May thay, cậu bạn mà tôi thích trường trung học đã đến Thanh Hoa học. Thế là tôi tự nhiên cứ tiếp tục kéo dài tình cảm đó. Bây giờ tôi sẽ phân tích tình cảm của tôi với cậu ấy như thế này. Năm thứ nhất, tình cảm của tôi đối với cậu ấy không còn là thích đơn thuần nữa mà đã trở thành một kiểu gửi gắm lí tưởng.
Với trạng thái tâm lí này, nhớ lại những nam sinh từng gặp hồi năm thứ nhất tôi đều thấy buồn cười. Tôi cảm thấy, nếu tôi viết về những người từng theo đuổi tôi với thái độ như thế có thể gây ra sự bất mãn của một bộ phận bạn đọc, bởi vì có lẽ họ cũng từng làm chuyện tương tự với các nữ sinh khác. Khi đọc đến những dòng dưới đây, họ có thể sẽ lo lắng rằng những nữ sinh lúc đầu họ theo đuổi cũng đã có lúc giễu cợt họ như vậy.
Tôi do dự hết lần này đến lần khác nhưng vẫn quyết định viết ra, dù cho có làm hỏng hình ảnh của chính mình. Mục đích là để nói với những nam sinh chưa từng theo đuổi nữ sinh rằng, trong khi theo đuổi không nên mắc phải những lỗi tương tự như thế nữa. Con trai theo đuổi con gái, khó khăn như vượt đèo. Câu nói này quả không sai.
Nam sinh vô vị đầu tiên mà tôi gặp là ở thư viện.
Năm thứ nhất, theo thông lệ, tối tối tôi thường đến thư viện. Đọc sách một lúc. Đột nhiên một cuốn sách từ ghế đối diện trượt qua. Tôi đọc những dòng viết trên đó: Dáng vẻ