vẻ đã bung ra, vài sợi tóc rối và vương trên mặt bết dính lại với nhau do mồ hôi. Bé còn quá nhỏ, quá nhỏ để chấp nhận những điều cay đắng. Bé hoàn toàn có quyền được sống trong một mái ấm có cả ba và mẹ, có tình yêu, có vật chất, có tất cả… Bé vô tội mà.
- Thảo! Nguyên Thảo! Con ơi…!
Tâm Lan đưa tay vẫy gọi đứa con gái. Bé Thảo chạy nhanh như chú sóc con về phía cô đứng. Vòng tay cô ôm gọn con gái trong lòng và đặt nụ hôn ngọt ngào lên bầu má. Rồi cô ôm con bé và hôn khắp lên mặt, lên cổ, lên mu bàn tay con bé. Bé Thảo chun chun mũi:
- Con khó thở quá. Con khó thở quá mẹ Lan ơi!
- Mẹ xin lỗi. Mẹ xin lỗi.
Tâm Lan cuống quýt bỏ tay mình ra khỏi người con bé. Lúc này, cô chỉ nghĩ tới Nguyên Thảo và đứa bé trong bụng mình. Cô đã chắc chắn về điều này. Chúng là hơi thở nuôi cô sống. Cô đã và sẽ luôn nghĩ như thế.
Con bé thơ ngây với đôi mắt tròn xoe và sáng như hai viên bi ve. Nó nhìn cô gặng hỏi:
- Sao mẹ Lan khóc ạ? Sao bữa nay, ba Minh không tới đón con? Con với mẹ về cùng nấu ăn, chờ ba đi làm về, mẹ nha.
- Ba con đi công tác xa, tận ngoài Hà Nội lận. Tối nay, mẹ đưa con về bên ngoại chơi nhưng phải ngoan, phải nghe lời. Con có thích không?
- Dạ. Con thích.
Tâm Lan nhắm nghiền đôi mắt lại, hít thật sâu rồi thở dài: “Xin lỗi vì mẹ phải nói dối con”.
Bé Nguyên Thảo đeo ba lô sau lưng, nó vòng tay khoanh trước ngực chào cô giáo và bạn bè rồi chạy vội. Cứ mỗi lần bé Thảo được về ngoại, là con bé vui mừng hết biết. Cô không muốn về nhà, không muốn về cái nơi mà từng ngóc ngách nhỏ cũng đều có hình bóng của Hoàng Minh, hơi thở của Hoàng Minh, từng kỷ vật, đồ dùng trong nhà đều có bàn tay Hoàng Minh đụng đến. Cô phải trốn tránh tất cả.
Tâm Lan dìu bé Thảo ngồi ngay ngắn sang bên cạnh, miệng con bé bi bô kể cho cô nghe hôm nay cô giáo dạy nó hát bài gì hay tập vẽ ra sao. Còn cô, đôi mắt trân trân nhìn về cửa kính xe. Xa xa, Hoàng Minh và Kiều Thanh đang đứng đó, hai người nheo mắt nhìn theo chiếc taxi khuất dần. Cô phẫn nộ đầy ấm ức: “Vì sao anh có thể đưa một người đàn bà khác đến đón con gái của chúng ta. Vì sao chứ? Anh muốn nó làm quen với một người phụ nữ mới và tập gọi cô ta bằng dì ghẻ à? Anh là kẻ tồi tệ và nhẫn tâm mà”.
Tâm Lan đau khổ với tất cả những gì đang xảy ra, chúng đều vượt quá ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Cô như con thú bị bỏ hoang giữa chốn rừng già, như đứa trẻ mải la cà rong chơi mà lạc mất người thân giữa chốn người đông đúc xa lạ. Cô hoang mang giữa thế giới sống vẫn đang tiếp diễn không ngừng nghỉ nơi Sài Gòn phồn hoa. Cô hiểu mình cần phải đạp lên tất cả để trụ vững: dư luận, sự cô đơn, sự phản bội, chèn ép… Tất cả, thật khó khăn với sức chịu đựng của một người phụ nữ với tâm hồn vốn mỏng manh và yếu đuối như cô.
Trên suốt chuyến taxi dài hơn mười cây số, cô gần như lặng thinh và nghĩ về đứa trẻ trong bụng. Bé Nguyên Thảo hỏi cô: “Mẹ đi làm về nên mệt phải không?”. Cô gật đầu và xoa xoa bàn tay con bé:“Con hãy tự chơi một mình xíu nhé!”. Nó là đứa trẻ ngoan ngoãn nên thôi nhõng nhẽo và bắt đầu bắt chuyện với anh tài xế. Giọng con bé lanh lảnh.
- Bé Thảo. Con có thích em bé không? – Tâm Lan vừa xoa xoa bụng mình vừa vuốt một bên bím tóc đã hơi rối của đứa con gái.
- Mẹ Lan hết mệt rồi ạ? Mà em bé ạ? Trông nó sẽ như thế nào vậy mẹ?
- Ừ. Em bé là em của con. Nói thế nào để con dễ hiểu nhỉ? Em bé cũng giống như búp bê mà hằng ngày con vẫn thường hay chơi đó.
- Nghĩa là con sẽ chải tóc rồi thắt bím xinh cho em bé đấy ạ? Chiều
nào đi học về, em bé cũng cùng con ra ngoài cổng chơi với tụi bạn ở khu phố đấy ạ?
- Đúng rồi. – Cô cười mỉm.
- Thế thì thích thật, mẹ ạ. Vậy tối nay, mẹ đưa ngoại và con đi siêu thị mua em bé được không mẹ?
Anh tài xế bật cười khanh khách trước sự hồn nhiên và câu hỏi của bé Nguyên Thảo. Con bé cạu mày nhìn Tâm Lan để chờ câu đồng ý. Giọng nó lại lanh lảnh.
- Con sẽ mua sữa trong siêu thị cho em bé nữa.
- Không phải, không phải. Em bé không phải mua trong siêu thị. Nó ở đây.
- Ở đây ạ? – Tay bé Nguyên Thảo được tay Tâm Lan đặt vào trước bụng của cô.
- Ừ. Ở đó. – Tâm Lan dịu dàng nói.
Bé Nguyên Thảo gần như không hiểu gì: “Mẹ Lan đang đau đầu ạ? Hay là mẹ Lan còn bị đau bụng nữa? Chút xíu nữa là về tới nhà ngoại, mẹ Lan nhớ đi nghỉ nha”.
Anh taxi chứng kiến cuộc nói chuyện của mẹ con Tâm Lan và không tiếc lời khen Tâm Lan có cô con gái tuyệt vời.
Chiếc taxi vừa dừng lại, bé Thảo đã nhảy cẫng lên khi nhìn thấy ngoại đang tỉa rau ngoài vườn. Bà Xuân cười rất tươi và dang vòng tay chào đón đứa cháu gái. Nhưng sắc mặt bà Xuân bỗng thay đổi hẳn khi nhìn thấy Tâm Lan vừa thanh toán xong tiền taxi và đang đi phía sau.
Vẻ mặt Tâm Lan rầu rĩ cùng những vết loang lổ bởi nước mắt trên gò má đến tái nhợt. Bà Xuân vội thả cháu gái xuống và bảo Nguyên Thảo vào nhà chơi với thằng Khánh, con nhà cậu Lộc. Bà Xuân nhìn cô, trìu mến:
- Ngồi xuống đây. Mẹ nghĩ là… con ổn. Phải không Tâm Lan?
- Con ổn. Rất, rất ổn ạ.
Tâm Lan ngồi xuống chiếc ghế gỗ mà bà Xuân vừa đưa cho và cười gượng gạo. Nhưng những giọt nước mắt đã phản bội cô, chúng vội vã nối đuôi nhau chảy ra không ngừng nghỉ.
- Tâm Lan, chuyện gì đã xảy ra thế con?
Bà Xuân ngồi xuống cạnh, giọng bà hốt hoảng. Bà đưa bàn tay mình vuốt dọc theo mái tóc của cô con gái, tay kia nắm lấy đôi tay đang run lẩy bẩy của Tâm Lan.
- Nếu là chuyện cãi vã với thằng Minh thì mẹ nghĩ con không nên đưa bé Thảo về đây. Chuyện vợ chồng cãi nhau xưa nay thì có gia đình nào là tránh khỏi. Con là vợ, là mẹ phải học cách nhẫn nhịn và chịu đựng chứ.
Tâm Lan ngẩng mặt lên, đôi mắt cô ngân ngấn nước nhìn bà. Bà Xuân thêm phần hoảng hốt, rồi vội vã nói tiếp để an ủi cô:
- Thôi được rồi, hãy nói mẹ nghe, chuyện gì đã xảy ra để con phải tới nông nỗi này?
- Chúng con sẽ ra tòa. – Tâm Lan khóc òa lên như một đứa trẻ.
- Bình tĩnh nào con gái. Mẹ tin Hoàng Minh là người đàn ông tốt. Đừng có giận nó quá mà nói linh tinh, tội nghiệp cho nó, con à.
Bà Xuân ôm con gái vào lòng, sự can đảm của mình không cho phép bà rơi nước mắt. Chưa bao giờ bà nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra. Bà luôn tin tưởng vào người chồng mà Tâm Lan đã chọn và hết mức yêu thương suốt nhiều năm qua. Bà luôn tin vào chàng con rể, một hai nhất quyết không thay lòng. Bà nhìn Tâm Lan với ánh mắt dịu dàng nhất có thể nhưng tận sâu trong đáy mắt lại chứa vẻ mệt mỏi và âu lo.
Con gái bà có khuôn mặt thanh tân, mang vẻ đẹp tự nhiên như một món quà mà chúa trời đã ban tặng. Không quá tuyệt sắc như một giai nhân, không quá cầu kỳ bởi phấn son tô vẽ. Cô mong manh như cánh bướm, yếu mềm như cánh hoa và luôn run rẩy, lay động khẽ khàng trước mọi cơn gió. Sau bao cố gắng trong đợi chờ, cứ ngỡ cô sẽ được hạnh phúc, được yêu thương, được chở che bởi tình yêu vốn luôn tôn thờ đấy thì giờ đây, trái tim cô như trái táo bị con sâu oằn oại, đục rỗng và ăn mòn.
Nỗi đau cuồng nộ chạy dọc trong cơ thể cô như đang rữa nát ra bởi tất cả những gì vây quanh. Những kỷ niệm xưa cũ vẫn còn đây: ở khu vườn hoa trước mặt, anh đã nói yêu cô; tại mảnh hiên trước nhà, trong chiếc áo cưới trắng mềm, voan trắng cô dâu bay tung giữa buổi chiều lộng gió; ở bàn thờ tổ tiên kia, anh đã thề sẽ
- Thảo! Nguyên Thảo! Con ơi…!
Tâm Lan đưa tay vẫy gọi đứa con gái. Bé Thảo chạy nhanh như chú sóc con về phía cô đứng. Vòng tay cô ôm gọn con gái trong lòng và đặt nụ hôn ngọt ngào lên bầu má. Rồi cô ôm con bé và hôn khắp lên mặt, lên cổ, lên mu bàn tay con bé. Bé Thảo chun chun mũi:
- Con khó thở quá. Con khó thở quá mẹ Lan ơi!
- Mẹ xin lỗi. Mẹ xin lỗi.
Tâm Lan cuống quýt bỏ tay mình ra khỏi người con bé. Lúc này, cô chỉ nghĩ tới Nguyên Thảo và đứa bé trong bụng mình. Cô đã chắc chắn về điều này. Chúng là hơi thở nuôi cô sống. Cô đã và sẽ luôn nghĩ như thế.
Con bé thơ ngây với đôi mắt tròn xoe và sáng như hai viên bi ve. Nó nhìn cô gặng hỏi:
- Sao mẹ Lan khóc ạ? Sao bữa nay, ba Minh không tới đón con? Con với mẹ về cùng nấu ăn, chờ ba đi làm về, mẹ nha.
- Ba con đi công tác xa, tận ngoài Hà Nội lận. Tối nay, mẹ đưa con về bên ngoại chơi nhưng phải ngoan, phải nghe lời. Con có thích không?
- Dạ. Con thích.
Tâm Lan nhắm nghiền đôi mắt lại, hít thật sâu rồi thở dài: “Xin lỗi vì mẹ phải nói dối con”.
Bé Nguyên Thảo đeo ba lô sau lưng, nó vòng tay khoanh trước ngực chào cô giáo và bạn bè rồi chạy vội. Cứ mỗi lần bé Thảo được về ngoại, là con bé vui mừng hết biết. Cô không muốn về nhà, không muốn về cái nơi mà từng ngóc ngách nhỏ cũng đều có hình bóng của Hoàng Minh, hơi thở của Hoàng Minh, từng kỷ vật, đồ dùng trong nhà đều có bàn tay Hoàng Minh đụng đến. Cô phải trốn tránh tất cả.
Tâm Lan dìu bé Thảo ngồi ngay ngắn sang bên cạnh, miệng con bé bi bô kể cho cô nghe hôm nay cô giáo dạy nó hát bài gì hay tập vẽ ra sao. Còn cô, đôi mắt trân trân nhìn về cửa kính xe. Xa xa, Hoàng Minh và Kiều Thanh đang đứng đó, hai người nheo mắt nhìn theo chiếc taxi khuất dần. Cô phẫn nộ đầy ấm ức: “Vì sao anh có thể đưa một người đàn bà khác đến đón con gái của chúng ta. Vì sao chứ? Anh muốn nó làm quen với một người phụ nữ mới và tập gọi cô ta bằng dì ghẻ à? Anh là kẻ tồi tệ và nhẫn tâm mà”.
Tâm Lan đau khổ với tất cả những gì đang xảy ra, chúng đều vượt quá ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Cô như con thú bị bỏ hoang giữa chốn rừng già, như đứa trẻ mải la cà rong chơi mà lạc mất người thân giữa chốn người đông đúc xa lạ. Cô hoang mang giữa thế giới sống vẫn đang tiếp diễn không ngừng nghỉ nơi Sài Gòn phồn hoa. Cô hiểu mình cần phải đạp lên tất cả để trụ vững: dư luận, sự cô đơn, sự phản bội, chèn ép… Tất cả, thật khó khăn với sức chịu đựng của một người phụ nữ với tâm hồn vốn mỏng manh và yếu đuối như cô.
Trên suốt chuyến taxi dài hơn mười cây số, cô gần như lặng thinh và nghĩ về đứa trẻ trong bụng. Bé Nguyên Thảo hỏi cô: “Mẹ đi làm về nên mệt phải không?”. Cô gật đầu và xoa xoa bàn tay con bé:“Con hãy tự chơi một mình xíu nhé!”. Nó là đứa trẻ ngoan ngoãn nên thôi nhõng nhẽo và bắt đầu bắt chuyện với anh tài xế. Giọng con bé lanh lảnh.
- Bé Thảo. Con có thích em bé không? – Tâm Lan vừa xoa xoa bụng mình vừa vuốt một bên bím tóc đã hơi rối của đứa con gái.
- Mẹ Lan hết mệt rồi ạ? Mà em bé ạ? Trông nó sẽ như thế nào vậy mẹ?
- Ừ. Em bé là em của con. Nói thế nào để con dễ hiểu nhỉ? Em bé cũng giống như búp bê mà hằng ngày con vẫn thường hay chơi đó.
- Nghĩa là con sẽ chải tóc rồi thắt bím xinh cho em bé đấy ạ? Chiều
nào đi học về, em bé cũng cùng con ra ngoài cổng chơi với tụi bạn ở khu phố đấy ạ?
- Đúng rồi. – Cô cười mỉm.
- Thế thì thích thật, mẹ ạ. Vậy tối nay, mẹ đưa ngoại và con đi siêu thị mua em bé được không mẹ?
Anh tài xế bật cười khanh khách trước sự hồn nhiên và câu hỏi của bé Nguyên Thảo. Con bé cạu mày nhìn Tâm Lan để chờ câu đồng ý. Giọng nó lại lanh lảnh.
- Con sẽ mua sữa trong siêu thị cho em bé nữa.
- Không phải, không phải. Em bé không phải mua trong siêu thị. Nó ở đây.
- Ở đây ạ? – Tay bé Nguyên Thảo được tay Tâm Lan đặt vào trước bụng của cô.
- Ừ. Ở đó. – Tâm Lan dịu dàng nói.
Bé Nguyên Thảo gần như không hiểu gì: “Mẹ Lan đang đau đầu ạ? Hay là mẹ Lan còn bị đau bụng nữa? Chút xíu nữa là về tới nhà ngoại, mẹ Lan nhớ đi nghỉ nha”.
Anh taxi chứng kiến cuộc nói chuyện của mẹ con Tâm Lan và không tiếc lời khen Tâm Lan có cô con gái tuyệt vời.
Chiếc taxi vừa dừng lại, bé Thảo đã nhảy cẫng lên khi nhìn thấy ngoại đang tỉa rau ngoài vườn. Bà Xuân cười rất tươi và dang vòng tay chào đón đứa cháu gái. Nhưng sắc mặt bà Xuân bỗng thay đổi hẳn khi nhìn thấy Tâm Lan vừa thanh toán xong tiền taxi và đang đi phía sau.
Vẻ mặt Tâm Lan rầu rĩ cùng những vết loang lổ bởi nước mắt trên gò má đến tái nhợt. Bà Xuân vội thả cháu gái xuống và bảo Nguyên Thảo vào nhà chơi với thằng Khánh, con nhà cậu Lộc. Bà Xuân nhìn cô, trìu mến:
- Ngồi xuống đây. Mẹ nghĩ là… con ổn. Phải không Tâm Lan?
- Con ổn. Rất, rất ổn ạ.
Tâm Lan ngồi xuống chiếc ghế gỗ mà bà Xuân vừa đưa cho và cười gượng gạo. Nhưng những giọt nước mắt đã phản bội cô, chúng vội vã nối đuôi nhau chảy ra không ngừng nghỉ.
- Tâm Lan, chuyện gì đã xảy ra thế con?
Bà Xuân ngồi xuống cạnh, giọng bà hốt hoảng. Bà đưa bàn tay mình vuốt dọc theo mái tóc của cô con gái, tay kia nắm lấy đôi tay đang run lẩy bẩy của Tâm Lan.
- Nếu là chuyện cãi vã với thằng Minh thì mẹ nghĩ con không nên đưa bé Thảo về đây. Chuyện vợ chồng cãi nhau xưa nay thì có gia đình nào là tránh khỏi. Con là vợ, là mẹ phải học cách nhẫn nhịn và chịu đựng chứ.
Tâm Lan ngẩng mặt lên, đôi mắt cô ngân ngấn nước nhìn bà. Bà Xuân thêm phần hoảng hốt, rồi vội vã nói tiếp để an ủi cô:
- Thôi được rồi, hãy nói mẹ nghe, chuyện gì đã xảy ra để con phải tới nông nỗi này?
- Chúng con sẽ ra tòa. – Tâm Lan khóc òa lên như một đứa trẻ.
- Bình tĩnh nào con gái. Mẹ tin Hoàng Minh là người đàn ông tốt. Đừng có giận nó quá mà nói linh tinh, tội nghiệp cho nó, con à.
Bà Xuân ôm con gái vào lòng, sự can đảm của mình không cho phép bà rơi nước mắt. Chưa bao giờ bà nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra. Bà luôn tin tưởng vào người chồng mà Tâm Lan đã chọn và hết mức yêu thương suốt nhiều năm qua. Bà luôn tin vào chàng con rể, một hai nhất quyết không thay lòng. Bà nhìn Tâm Lan với ánh mắt dịu dàng nhất có thể nhưng tận sâu trong đáy mắt lại chứa vẻ mệt mỏi và âu lo.
Con gái bà có khuôn mặt thanh tân, mang vẻ đẹp tự nhiên như một món quà mà chúa trời đã ban tặng. Không quá tuyệt sắc như một giai nhân, không quá cầu kỳ bởi phấn son tô vẽ. Cô mong manh như cánh bướm, yếu mềm như cánh hoa và luôn run rẩy, lay động khẽ khàng trước mọi cơn gió. Sau bao cố gắng trong đợi chờ, cứ ngỡ cô sẽ được hạnh phúc, được yêu thương, được chở che bởi tình yêu vốn luôn tôn thờ đấy thì giờ đây, trái tim cô như trái táo bị con sâu oằn oại, đục rỗng và ăn mòn.
Nỗi đau cuồng nộ chạy dọc trong cơ thể cô như đang rữa nát ra bởi tất cả những gì vây quanh. Những kỷ niệm xưa cũ vẫn còn đây: ở khu vườn hoa trước mặt, anh đã nói yêu cô; tại mảnh hiên trước nhà, trong chiếc áo cưới trắng mềm, voan trắng cô dâu bay tung giữa buổi chiều lộng gió; ở bàn thờ tổ tiên kia, anh đã thề sẽ