ngủ qua đêm, mặc dù trái giờ giấc, nhưng hai cha con tôi vẫn ngủ say như chết vì đi đường xa mỏi mệt.
Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 28/1/2006. Cậu Năm đánh thức chúng tôi dậy để chuẩn bị lên đường về quê cho kịp đón giao thừa với gia đình. Aên điểm tâm qua loa vừa xong, chiếc xe van do cậu mướn cũng vừa dừng trước cửa. Tôi lấy mấy cái bao 'lì xì' màu đỏ của Quyên đã chuẩn bị sẵn để biếu mấy em, con của cậu mợ Năm, và cả bác tài xế để lấy lộc đầu năm.
Lúc xe leo dốc cầu cầu Mỹ Thuận, bác tài hỏi tôi:
- Ở bên Mỹ có cây cầu nào vĩ đại bằng cây cầu Mỹ Thuận nầy không hả cậu?
Tôi chỉ cười không trả lời. Cậu Năm nói:
- Nhưng, cũng nhờ cây cầu nầy mà cuộc hành trình về Miền Tây đã rút ngắn được ít nhất cũng được vài ba tiếng đồng hồ.
Thật vậy, khoảng 11 giờ trưa. Chiếc xe van đã đưa chúng tôi vào thị xã Vĩnh Long, rồi theo quốc lộ 1A để đi về Cái Vồn là quê nội của tôi. Khi xe chạy qua thị trấn Ba Càng, rồi đến cầu Rạch Mút và khi vừa vượt qua cầu Cái Vồn Lớn thì cậu Năm bảo tài xế ngừng lại ở dãy quán cóc bên đường.
Cha tôi và một người chú họ đang nóng ruột ngồi trong quán chờ. Rời quê hương gần 31 năm, đây là lần đầu tiên tôi gặp lại cha. Tôi rất ngạc nhiên, tuổi đời của cha ngoài thất tuần, nhưng trông người vẫn còn khá khỏe mạnh, đôi mắt vẫn còn tinh anh. Hai cha con ôm nhau mà nước mắt chảy giàn giụa.
Thằng Cường nhìn ông nội, rồi ngơ ngác hỏi tôi:
- Who is he, daddy?
Tôi trả lời:
- He is your grandpa!
Thằng Cường chìa tay ra bắt tay ông nội, theo lối xã giao phương Tây:
- Hello, Grandpa! How are you doing?
Cha tôi nhìn thằng cháu đích tôn trân trối, nét thất vọng hẹn rõ trên gương mặt già cỗi của người. Cha tôi nói, giọng bất mãn ra mặt:
- Bộ thằng con mầy không biết kêu ông nội bằng tiếng Việt sao hả, Bỉnh?
Tôi mỉm cười, nói:
- Con là công dân Mỹ, phải làm nghĩa vụ đối với đất nước đã cưu mang người tỵ nạn Việt Nam, còn vợ con đi làm suốt ngày, đến tối mò mới về nhà. Làm sao tụi con có thì giờ dạy nó nói tiếng Việt. Cha thông cảm cho tụi con đi!
Sau khi biết sự thật khá phủ phàng. Cha tôi mất thiện cảm đối với thằng cháu nội đích tôn và ngậm ngùi nói:
- Cha cầm bằng kể như không có thằng cháu nội đích tôn nầy đi! Làm người Việt Nam mà không biết nói tiếng mẹ đẻ là người vong bản. Lớn lên, nó lấy một con vợ Mỹ, rồi đẻ ra một lô con lai Mỹ, thế là mất gốc luôn!
Cậu Năm nói an ủi:
- Thôi, đừng buồn mà anh Giáo! Thằng cháu nội đích tôn của anh nó sanh ở bên Mỹ, ăn đồ Mỹ, học trường Mỹ thì nó phải nói tiếng Mỹ là đúng rồi! Có trách là trách người lớn kìa, như con mẹ Năm bán cá ở chợ Cầu Ông Lãnh, mới bỏ nước ra đi theo diện ODP được năm, sáu năm gì đó, mà khi trở về nước đã quên hết tiếng Việt, đi đâu cũng dẫn con em theo tò tò để làm 'thông dịch viên'. Thế mới là dị hợm chớ!
Cha nhìn tôi, hỏi:
- Con về thăm Việt Nam, định ở chơi với cha bao lâu?
Tôi thưa:
- Dạ, đúng một tuần lễ! Mùng 8 con trở lên Sài Gòn, mua sắm một ít quà tặng gia đình và bè bạn. Mùng 10, con và thằng Cường lên máy bay trở qua Mỹ. Con còn phải lo công ăn việc làm. Sau khi việc làm ổn định, con hứa năm sau sẽ về thăm cha và sẽ ở lâu hơn.
Cha hỏi về chú tôi:
- Còn chú thím Ba mầy dạo nầy thế nào? Sao, không cùng về Việt Nam cho cha gặp mặt?
Tôi nói:
- Về Việt Nam đi bằng đầu gối, còn phải nạp tiền hối lộ cho tụi công an Hải quan ở phi trường. Chú Ba dứt khoát không trở về Việt Nam đâu, cha ơi!
Cha tôi hỏi:
- Còn con thì sao? Có hối lộ cho tụi nó không?
Tôi trả lời bằng sự thật:
- Có chớ sao không, cha! Ai sao mình vậy mà; vả lại, con không muốn họ bắt chẹt, làm khó dễ tháo tung hành lý, lục lọi quà cáp của con đem về biếu cha và bà con mình.
Cậu Năm nhìn đồng hồ, rồi đến bắt tay cha và tôi, chào từ giã:
- Bây giờ tôi phải trở về Sài Gòn để còn kịp cúng giao thừa. Sáng mùng tám, khoảng giờ nầy, tôi sẽ có mặt tại đây để đón hai cháu về Sài Gòn.
Chờ khi chiếc van nổ máy, quay trở về hướng Sài gòn. Cha dẫn tôi và thằng Cường xuống bờ rạch Cái Vồn Lớn, một chiếc ghe tam bản có gắn máy đuôi tôm đang cắm sào dưới chân cây cầu dừa. Chờ mọi người xuống ghe xong, người chú họ cho nổ máy, chiếc ghe tam bản lồng lên, cất mũi, chạy ngược về phía trong rạch Cái Vồn. Hai bên bờ rạch với những xóm nhà lá mọc san sát bên nhau, nhà nào cũng đào mương, lên líp, lập vườn trồng cây ăn trái; thỉnh thoảng, mới thấy vài căn nhà ngói ba gian của các điền chủ thời xa xưa. Thằng Cường nằm trong khoang ghe, gối đầu lên cái xách tay ngủ vùi. Còn cha tôi ngồi xếp bằng trước mũi ghe yên lặng, ánh mắt đăm chiêu nhìn dòng sông cuộn chảy; thỉnh thoảng, người lại thở dài... Tánh cha tôi bảo thủ, người thất vọng vì thằng cháu đích tôn vong bản, không biết nói tiếng Việt. Còn tôi, len lén nhìn cha rồi nhớ đến người mẹ kính yêu đã quá vãng mà nước mắt bỗng trào ra.12»
Đánh giá
Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 28/1/2006. Cậu Năm đánh thức chúng tôi dậy để chuẩn bị lên đường về quê cho kịp đón giao thừa với gia đình. Aên điểm tâm qua loa vừa xong, chiếc xe van do cậu mướn cũng vừa dừng trước cửa. Tôi lấy mấy cái bao 'lì xì' màu đỏ của Quyên đã chuẩn bị sẵn để biếu mấy em, con của cậu mợ Năm, và cả bác tài xế để lấy lộc đầu năm.
Lúc xe leo dốc cầu cầu Mỹ Thuận, bác tài hỏi tôi:
- Ở bên Mỹ có cây cầu nào vĩ đại bằng cây cầu Mỹ Thuận nầy không hả cậu?
Tôi chỉ cười không trả lời. Cậu Năm nói:
- Nhưng, cũng nhờ cây cầu nầy mà cuộc hành trình về Miền Tây đã rút ngắn được ít nhất cũng được vài ba tiếng đồng hồ.
Thật vậy, khoảng 11 giờ trưa. Chiếc xe van đã đưa chúng tôi vào thị xã Vĩnh Long, rồi theo quốc lộ 1A để đi về Cái Vồn là quê nội của tôi. Khi xe chạy qua thị trấn Ba Càng, rồi đến cầu Rạch Mút và khi vừa vượt qua cầu Cái Vồn Lớn thì cậu Năm bảo tài xế ngừng lại ở dãy quán cóc bên đường.
Cha tôi và một người chú họ đang nóng ruột ngồi trong quán chờ. Rời quê hương gần 31 năm, đây là lần đầu tiên tôi gặp lại cha. Tôi rất ngạc nhiên, tuổi đời của cha ngoài thất tuần, nhưng trông người vẫn còn khá khỏe mạnh, đôi mắt vẫn còn tinh anh. Hai cha con ôm nhau mà nước mắt chảy giàn giụa.
Thằng Cường nhìn ông nội, rồi ngơ ngác hỏi tôi:
- Who is he, daddy?
Tôi trả lời:
- He is your grandpa!
Thằng Cường chìa tay ra bắt tay ông nội, theo lối xã giao phương Tây:
- Hello, Grandpa! How are you doing?
Cha tôi nhìn thằng cháu đích tôn trân trối, nét thất vọng hẹn rõ trên gương mặt già cỗi của người. Cha tôi nói, giọng bất mãn ra mặt:
- Bộ thằng con mầy không biết kêu ông nội bằng tiếng Việt sao hả, Bỉnh?
Tôi mỉm cười, nói:
- Con là công dân Mỹ, phải làm nghĩa vụ đối với đất nước đã cưu mang người tỵ nạn Việt Nam, còn vợ con đi làm suốt ngày, đến tối mò mới về nhà. Làm sao tụi con có thì giờ dạy nó nói tiếng Việt. Cha thông cảm cho tụi con đi!
Sau khi biết sự thật khá phủ phàng. Cha tôi mất thiện cảm đối với thằng cháu nội đích tôn và ngậm ngùi nói:
- Cha cầm bằng kể như không có thằng cháu nội đích tôn nầy đi! Làm người Việt Nam mà không biết nói tiếng mẹ đẻ là người vong bản. Lớn lên, nó lấy một con vợ Mỹ, rồi đẻ ra một lô con lai Mỹ, thế là mất gốc luôn!
Cậu Năm nói an ủi:
- Thôi, đừng buồn mà anh Giáo! Thằng cháu nội đích tôn của anh nó sanh ở bên Mỹ, ăn đồ Mỹ, học trường Mỹ thì nó phải nói tiếng Mỹ là đúng rồi! Có trách là trách người lớn kìa, như con mẹ Năm bán cá ở chợ Cầu Ông Lãnh, mới bỏ nước ra đi theo diện ODP được năm, sáu năm gì đó, mà khi trở về nước đã quên hết tiếng Việt, đi đâu cũng dẫn con em theo tò tò để làm 'thông dịch viên'. Thế mới là dị hợm chớ!
Cha nhìn tôi, hỏi:
- Con về thăm Việt Nam, định ở chơi với cha bao lâu?
Tôi thưa:
- Dạ, đúng một tuần lễ! Mùng 8 con trở lên Sài Gòn, mua sắm một ít quà tặng gia đình và bè bạn. Mùng 10, con và thằng Cường lên máy bay trở qua Mỹ. Con còn phải lo công ăn việc làm. Sau khi việc làm ổn định, con hứa năm sau sẽ về thăm cha và sẽ ở lâu hơn.
Cha hỏi về chú tôi:
- Còn chú thím Ba mầy dạo nầy thế nào? Sao, không cùng về Việt Nam cho cha gặp mặt?
Tôi nói:
- Về Việt Nam đi bằng đầu gối, còn phải nạp tiền hối lộ cho tụi công an Hải quan ở phi trường. Chú Ba dứt khoát không trở về Việt Nam đâu, cha ơi!
Cha tôi hỏi:
- Còn con thì sao? Có hối lộ cho tụi nó không?
Tôi trả lời bằng sự thật:
- Có chớ sao không, cha! Ai sao mình vậy mà; vả lại, con không muốn họ bắt chẹt, làm khó dễ tháo tung hành lý, lục lọi quà cáp của con đem về biếu cha và bà con mình.
Cậu Năm nhìn đồng hồ, rồi đến bắt tay cha và tôi, chào từ giã:
- Bây giờ tôi phải trở về Sài Gòn để còn kịp cúng giao thừa. Sáng mùng tám, khoảng giờ nầy, tôi sẽ có mặt tại đây để đón hai cháu về Sài Gòn.
Chờ khi chiếc van nổ máy, quay trở về hướng Sài gòn. Cha dẫn tôi và thằng Cường xuống bờ rạch Cái Vồn Lớn, một chiếc ghe tam bản có gắn máy đuôi tôm đang cắm sào dưới chân cây cầu dừa. Chờ mọi người xuống ghe xong, người chú họ cho nổ máy, chiếc ghe tam bản lồng lên, cất mũi, chạy ngược về phía trong rạch Cái Vồn. Hai bên bờ rạch với những xóm nhà lá mọc san sát bên nhau, nhà nào cũng đào mương, lên líp, lập vườn trồng cây ăn trái; thỉnh thoảng, mới thấy vài căn nhà ngói ba gian của các điền chủ thời xa xưa. Thằng Cường nằm trong khoang ghe, gối đầu lên cái xách tay ngủ vùi. Còn cha tôi ngồi xếp bằng trước mũi ghe yên lặng, ánh mắt đăm chiêu nhìn dòng sông cuộn chảy; thỉnh thoảng, người lại thở dài... Tánh cha tôi bảo thủ, người thất vọng vì thằng cháu đích tôn vong bản, không biết nói tiếng Việt. Còn tôi, len lén nhìn cha rồi nhớ đến người mẹ kính yêu đã quá vãng mà nước mắt bỗng trào ra.12»
Đánh giá