Người dành trọn cả yêu thương… - Truyện Ngắn - thichdoctruyen.yn.lt
Pair of Vintage Old School Fru

Người dành trọn cả yêu thương… (xem 195)

Người dành trọn cả yêu thương…

(ThichDocTruuen.Yn.Lt) – Còn nhớ, có lần cô giáo hỏi tôi về hạnh phúc, tôi ngây ngô trả lời: “Dạ, con cảm thấy hạnh phúc nhất là khi anh con lên cấp 3. Anh con có phòng riêng, đồng nghĩa với việc sẽ không có ai giành Nội với con mỗi tối nữa.”


***


Ông tôi có bốn người con trai, hai bác thì đã mất vì căn bệnh sốt rét rừng lúc còn chiến tranh, còn lại bác tư và bố tôi. Bác thì theo phía vợ ở xa, lâu lâu có dịp lễ, tết hay có giỗ thì mới về thăm Nội. Bà Nội tôi ngày xưa sinh đông con, tới tận 13 người. Thế nên cháu nội, ngoại trai gái có đủ cả. Các cô người thì ở Đà Lạt, Nha Trang, Phú Yên, …


Người ta bảo: “Xa thương gần thường” – con cháu ở xa lâu lâu về thăm sẽ được quí hơn ở gần. Ấy vậy mà… với ông tôi thì chẳng đúng đâu. Tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay của Nội, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ nghe một tiếng la mắng hay đánh đòn từ ông. Thậm chí, các anh chị con của bác và các cô phải ganh tỵ mà bảo: “Tụi chị lâu ngày về thăm mà cũng không được Nội chiều chuộng như em.”


Người dành trọn cả yêu thương…
TẢI ẢNH VỀ MÁY


Ảnh minh họa



Mẹ bảo, tôi sinh ra đời là niềm vui lớn không tả xiết của ông và là sự mong mỏi của cả nhà. “Ngày anh hai con sinh ra, Nội cũng không vui như vậy”. Đúng thật, ông xem tôi như viên ngọc vậy.


Mẹ và các cô kể, ngày ấy cả nhà ai cũng tranh nhau đặt tên cho tôi từ lúc đang còn trong bụng mẹ. Các cô thích tên Mỹ Duyên của diễn viên nổi tiếng hồi đấy, ấy thế mà làm giấy khai sinh về rồi Nội nhất định không chịu, “phải là Đức Duyên”, “Đức trong từ đạo đức, đức hạnh. Duyên trong từ duyên dáng”. Nội bảo: “Là con gái, phải dịu dàng, nhẹ nhàng và duyên dáng”. “Dù có làm việc gì đi nữa, có thành công hay thất bại, chức cao hay thấp, có làm ông này bà nọ đi nữa thì phải luôn sống có đạo đức, phải biết yêu thương và chia sẻ, để đức cho con cháu sau này”. Thế là, Nội lặn lội lên tận Ủy Ban đổi tên trong giấy khai sinh là Đức Duyên cho bằng được. Với tôi, cái tên ấy không chỉ là một cái tên để xưng hô, nó là cả sự yêu thương, sự kì vọng của Nội dành cho đứa cháu yêu. Tôi xem nó như một món ý nghĩa và đáng quý nhất mà Nội dành cho tôi. Có được tôi như ngày hôm nay cũng là nhờ vào những bài học của Nội ngày ấy…


Ngày sinh tôi ra, gia đình còn khó khăn, ba mẹ tôi còn vất vả với công việc buôn bán, cả ngày hầu như mẹ ở chợ là chính. Thế là mới hơn một tháng tuổi, tôi đã quen với sự chăm sóc của Nội. Thời gian gần gũi với Nội còn nhiều hơn cả với mẹ.


Ký ức trong tôi về những lần ngủ chung với mẹ rất hiếm mà mờ nhạt. Chỉ nhớ như in ngày nhỏ, tối nào tôi và anh cũng tranh nhau giành ngủ với Nội. Nhất định Nội phải nằm giữa, anh bên trái, em bên phải, mỗi đứa ôm một cánh tay và gác một chân. Nội mà nghiêng qua một bên là hai anh em mè nheo ngay. Thế là tối nào cũng vậy, phải đợi đến khi hai đứa cháu ngủ say thì Nội mới được xoay người cho đỡ mỏi.


Còn nhớ, có lần cô giáo hỏi tôi về hạnh phúc, tôi ngây ngô trả lời: “Dạ, con cảm thấy hạnh phúc nhất là khi anh con lên cấp 3. Anh con có phòng riêng, đồng nghĩa với việc sẽ không có ai giành Nội với con mỗi tối nữa.”


Những buổi tối mùa đông, thứ tiết trời lạnh giá mà tôi ghét nhất trong năm bởi tôi là đứa chịu lạnh dở. Tối nào Nội cũng ôm tôi vào lòng, Nội bảo tôi gác hẳn hai chân lên chân Nội để Nội sưởi ấm cho khỏi lạnh. Những hôm tôi ngủ say, trời lạnh tôi kéo hẳn cả cái chăn và cuộn tròn vào người. Nhìn đứa cháu gái ngủ say một cách ấm áp mà Nội không nỡ kéo chăn qua vì sợ cháu thức giấc. Ba mẹ biết và không cho cháu ngủ với ông, ông còn la ba mẹ tôi. Thế là cháu vẫn ngủ với ông mỗi tối.


Những chiều cuối tuần, Nội lại cho đi theo “đàm đạo” với bạn già của Nội về cây cảnh, thơ Nôm và cờ tướng. Cờ tướng là niềm vui và đam mê tuổi già của Nội. Nội có hẳn cả bàn cờ bằng đá, và món quà đầu tiên tôi tặng Nội đó là bộ cờ tướng bằng nhựa đúc. Nội vẫn hay chơi cờ với bạn vào thời gian rãnh. Có lẽ vì sở thích chơi cờ đó mà ngoài 80, Nội vẫn rất minh mẫn, còn giúp ba mẹ tôi nhiều việc lắm.


Khi tôi đến tuổi đi học, thầy cô giáo chủ nhiệm chẳng ai biết mặt ba mẹ tôi đâu. Bởi ông toàn đưa cháu đi học và cả những buổi họp PHHS, chả cần ba mẹ nhờ ông cũng tranh đi họp. ^.^ Mà tôi cũng thích ông đi họp lắm, bởi hôm nào có lỡ vi phạm gì thì về nhà Nội cũng bảo “Thầy nói ngoan hiền, không có vi phạm gì” . Nói thế thôi, chứ tôi biết ngày nhỏ đến giờ tôi vẫn luôn là niềm tự hào của Nội và cả nhà. Đi đâu, nói chuyện với ai, Nội cũng hãnh diện khi nhắc về cháu yêu của mình.


Ông và cháu còn gắn bó với nhau còn hơn là với ba mẹ. Còn nhớ, ngày đi học Đại học, mỗi lần gọi điện về nói với mẹ mai con về nhà, là kiểu gì bước xuống xe cũng thấy Nội đứng trên đường đợi sẵn với nụ cười hạnh phúc. Nhớ có lần, mùa mưa, tôi dặn mẹ đừng nói Nội biết vì sợ Nội lên đường đón mà cảm lạnh. Thế mà…mẹ nói với ba, Nội nghe được. Đúng 12h trưa, vừa bước xuống xe đã thấy dáng người cao cao với cái ô trên tay đợi sẵn. Con trách Nội sao không để ba lên chở con được rồi mà Nội đi bộ chi cho cực vậy. Nội bảo: “tao kêu ba bây đi mà ba bây cứ kêu còn sớm, lên trễ sợ con đứng chờ ướt mình về bệnh”. Con xúc động đến rơi nước mắt mà mắc cỡ nên cố lau đi không cho Nội thấy.


Cháu từ nhỏ sinh ra đã ốm yếu, sức đề kháng thấp nên bệnh suốt. Lần cháu bệnh, ông chẳng làm được gì, cứ luẩn quẩn quanh giường cháu và đọc mãi điệp khúc “Đỡ hơn chưa con? Thà Nội bệnh, chứ con bệnh Nội lo lắm”, “Nội dặn rồi, ăn uống phải cẩn thận, không được ăn lung tung sướng cái miệng nhưng hại sau này con ah, có phải Nội ham ăn với cháu đâu”, “Mệt thì nằm nghỉ đi, để chén bát Nội dọn rửa cho”. Đến cả quần áo, Nội cũng giặt cho luôn.


Chiều nào cũng vậy, cả khi tôi đã tốt nghiệp đi làm, Nội cũng giữ thói quen nấu sẵn cho tôi ấm nước, dù trời mùa đông rét mướt hay mùa hè oi bức, có hôm Nội còn pha sẵn ra thau và nhắc cháu tắm chứ sợ nước nguội mà cảm lạnh. Có hôm thấy tôi vội vàng soạn bài đi dạy rồi tranh thủ rửa chén trước khi đi. Tối đi dạy ở Trung Tâm về Nội kêu lại bảo: “Lần sau, con bận dạy thì cứ đi đi con. Để chén bát Nội rửa cho. Tội con”. Đứa mau nước mắt như tôi thì làm sao mà không rưng rưng cho được chứ? Chỉ nói đùa đùa lại với Nội: “Nội mà cứ chìu con như vậy mãi là không ai chịu làm cháu rể Nội đâu đấy nhé….”


Cháu càng lớn, càng trưởng thành hơn thì tuổi của ông cũng cao hơn và ông ngày càng yếu đi. Mấy lần còn học Đại học, tôi sợ nhất là những cuộc gọi của người thân lúc nửa đêm. Bình thường cách hai ngày là tôi gọi về “tám” chuyện với mẹ một lần, đủ thứ chuyện về bạn bè, việc học và chuyện mọi người ở nhà. Một lần, 11h đêm, nhận được cuộc gọi của mẹ, biết ngay là không ổn, mẹ bảo: “Nội bệnh mấy hôm nay rồi, không ăn

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Cậu là ai?

Làm Thằng Đàn Ông Tốt Không Phải Lúc Nào Cũng Hay

Bí mật kinh hoàng đêm tân hôn

Cay Cú Vì Bị Bạn Thân “Con Chấy Cắn Đôi” Cướp Người Yêu

Con dâu ở cùng mẹ chồng suốt 10 năm bất ngờ có bầu và sự thật không ngờ