Người đàn bà đa tình
Theo dõi
Ngày mợ mới về nhà cậu Thị. Người mẹ có bảy tám nếp nhăn trên trán của Đĩnh lắc đầu. - Vợ thằng Thị, bây qua đây tao cho cặp kiếng đen với cái khăn đội đầu. - Má, mợ Thị đâu có cận mà má cho cặp kiếng. Vấn cái khăn như má nhìn nực nội muốn chết. - Thằng mất dại, biết gì mà ăn cơm hớt. Đĩnh thấy mình ngu. Anh không hiểu hết ý cặp kiếng đen của má. Đĩnh còn ngu lâu. Nhà anh phơi lá gòn. Bột gòn chất bao bao. Nó quá quen. Nhưng Đĩnh thường hỏi màu xanh này ở đâu. Lá phơi khô màu xám. Vậy thì màu xanh ở đâu khi xay nó nhừ ra. Có những điều rất ngộ. Ví dụ như vì sao mợ Thị giấu tóc. Nó đen nhức nhối, xức dầu dừa mướt rượt nhưng lai búi cục, đội khăn quanh năm. Hình như có lúc Đĩnh cũng hiểu. Nếu mợ để cho nó bay tự do thì lôi thôi. Mấy lần mợ gội đầu, nước con sông dường như không muốn chảy nữa. Thật ra chỉ có tóc không thôi thì cũng không đến nổi. Nhưng nếu nó chảy hai bên, trên là trán phẳng, dưới là từng nét từng nét mượt mà. Đố ai không bị ám ảnh. Ấn tượng mạnh. Chỉ có cậu Thị là không bị ngợp. Quá nhàm. Cậu mê thứ khác. Thà bỏ vợ chớ không bỏ mấy con gà trống, những ông tây trong lá bài. Ai cũng nhìn Thị. Kỳ vậy. Ôm một người người đàn bà đẹp như mợ không thấy ghiền sao, không sợ mất sao. Cậu Thị hỏi sợ gì? Mợ dám hó hé sao? Với ai? Đàn ông xóm này có ai không thèm mợ. Nhưng mấy thằng có gan bán trời không mời thiên lôi đã trót chơi thân với cậu Thị rồi. Ngu mới rề rà với vợ bạn, giang hồ ỉa vô mặt. Số người khác đàng hoàng hơn một chút thì nhìn mặt cậu Thị là muốn cóng giò. Cậu thả lang mợ. Mợ được thả lang từ nhỏ. Mồ côi hồi tám tuổi. Chú Ba nuôi hai chị em mợ chưa khôn đã lớn. Năm mười tám có một người thương mợ. Đồ ngu, thương cháu mà gây thù với chú. Mợ đi theo người đó. Chú ba nói vậy thì thì đi luôn, khỏi gặp lại thằng em nữa. Mợ bỏ người trai đó theo chú đảo về nhà. Cậu Thị là công tử. Một lần đi chơi nhìn thấy người con gái tóc cột buông dài, vo quần tới gối, bầm chuối, quét nhà, rửa chuồng heo… Chọc ghẹo cỡ nào mợ cũng không cười. Vậy mà say la đà. Mợ nói mợ đã có một đời chồng nhắm thương được không. Cậu hoảng. Mấy ngày kế bỏ ăn. Biết mình không thể quên được người con gái có mái tóc đen nhức đó. Đám giang hồ cười cậu “cưới đàn bà ngóc đầu lên nổi tao kê cổ cho khứa”. Yếu bóng vía mới tin. Nhưng cậu bại trận hoài. Trong bụng không khi nào thấy vui. Cậu hận mình. Cái mùi trinh nguyên nó ra làm sao. Những lúc kề cận nhau cậu hay hỏi “mày còn tưởng nhớ thằng đó phải không”. Mợ không nói được. Cậu cắm đầu với mấy chuồng gà. Mấy chục công đất cha mẹ để lại bay theo những cú nhảy vọt máu của đám gà. Mợ muốn nấu một nồi bánh canh bán nhưng má Đĩnh bàn ra. Xóm có vài trăm nóc nhà, mới ba giờ nhà nào cũng có người thức sớm nấu cơm. Đi buôn bán xa thì cậu biểu đi luôn. Đi mót lúa cậu nói “có phải mày đổi lấy cái của mày có được bao lúa này không”. Cậu nghĩ đúng. Người như mợ bước ra đường đàn ông họ đang có cái gì sẵn sàng dâng hết cái đó. Mợ chỉ biết ra cái vườn tạp sau nhà quét lá ung lấy tro. Mợ Thị bán tro mua gạo… Cậu Thị cũng ăn miếng cơm nồng mùi tro nhưng cậu rất ghét tro. Mấy lúc muốn bán tro phải đợi cậu không có ở nhà. Chớ đong tro bụi bay mịt trời cậu chửi tắt… bụi. Mợ không sợ bụi, mê tro. Có khi mợ đứng bên mấy gốc cây tạp nhìn tàn lá xanh um, ước tụi nó rụng nhiều nhiều… Rồi tự nhiên thấy mình dã man quá. Mình đã đốt rụi bao nhiêu xác lá? Đĩnh thấy mình có tội. Nếu nhà Đĩnh trồng còng thì mợ có cái để đốt. Lá còng dầy, cháy tốt nhiều tro. Đằng này nhà Đĩnh trồng toàn gòn. Mà gòn mới đâm tượt được vài thước, lá còn xanh um đã bị Đĩnh đốn, phơi khô xay bột, bán cho bè cá, bán cho xưởng làm nhang. Nhìn cái vườn gòn không có miếng lá rụng, Đĩnh thấy mình vi phú bất nhân. Bên nhà Đĩnh không có cái gì để mợ Thị có thể gom rồi đốt. Vì má anh cũng thức hồi ba giờ quét sàn sạt, gom gọn ung khói mù trời. Khói đuổi muỗi cho heo, cho gà, cho người. Mùa lạnh còn có thể ngồi quanh đống ung hơ lửa, kể chuyện xưa. Mấy cô gái muốn dễ lấy chồng phải biết quét sân, quét sàn ung lá. Má Đĩnh đã có thói quen này từ hồi mới về làm dâu. Cho nên nhà Đĩnh trước sau không có một cái lá. Mỗi lần phơi lá gòn Đĩnh luôn tự hỏi mấy cái lá này đốt có nhiều tro không? Lúc cầm thau trút bột gòn vô bao Đĩnh nghĩ cũng là bột lá, sao bột này màu xanh, không bụi, bột tro bụi bay đầy đầu. Mợ Thị mỗi ngày sàng vài chục đống tro. Tro bu đầy hàng mày, hàng mi mướt xanh của mợ. Mắt xanh mi bạc. Không làm mợ già đi, xấu đi, chỉ thấy ngộ. Như là khói giăng mặt hồ. Ai rớt vô đó cũng ngập ngụa mà không hề biết là mình đang ngập ngụa. Hồi năm mợ hai mươi lăm đã có ba đứa con rồi mà mấy anh chàng đi mua tro lần nào tới xứ này cũng ghé hỏi có tro không? Có khi mới bán hai bữa trước bữa sau đã ghé lại hỏi. Mợ nói tro này có người mua rồi. Mợ bắt mối mấy người phụ nữ dù cái thúng họ lớn gấp đôi cái thúng phơi lúa nhà mợ. Như vậy mới yên thân. Ví dụ thấy một ai đó dòm ngó mợ, cậu hỏi “mày nhìn nó kiểu gì nên nó mới vậy. Đàn bà thiếu gì sao tụi nó xúm dê mày”. Đĩnh thấy mợ hình như cũng đâu có sợ cậu. Chẳng qua mợ không muốn nghe một lời tán tỉnh nào nữa hết. Nghe có thấy vui gì đâu. Tối ngày mợ chỉ lủi thủi với đám tro. Nói chuyện với đống ung. Hơi thở đã mặn mùi tro. Khi vướng vấp đâu đó trong cổ khạc ra cũng chỉ thấy tro. Mà Đĩnh biết hai thứ bột gòn và bột tro nó giống nhau. Nếu đem đổ xuống đất mười ngày sau chúng thành đất hết. Bột gòn nhà Đĩnh vô bao che chắn kỹ. Mợ Thị không có nhiều bao, không có tấm ni-lông lớn. Nhà mợ tro để đầy cặp bên hông, trước nhà sau nhà đều có tro. Chỉ trừ dưới sàn nhà cậu Thị cất chuồng gà. Mợ chỉ được chui xuống đó quét cứt gà hoặc là lấy tro rãi đuổi đám mạc mẹ, mạc con chớ không được vựa tro chỗ đó. Mùa mưa mợ lấy lá chuối lợp nhiều lớp. Khi bán, một lớp dầy dưới đáy bị ướt không ai mua hoặc là nó đã bị mục thành đất. Như mồ hôi mợ về với đất. Đĩnh lén má lấy mấy cái bao cũ đem bỏ ra hè, chỗ mợ quét lá. Mợ quét tránh mấy cái bao. Đốt cũng tránh mấy cái bao. Đĩnh tự hỏi vì cái gì mợ không lượm mấy cái bao hốt tro. Vậy thì thôi mợ lùa tụi nó vô đống ung đốt phức cho rồi. Má Đĩnh cằn nhằn. - Thằng hủy của. Bao tao còn lành bon mà đem giục. Đĩnh đốn sát gốc một đám gòn, còn đang tiếp tục đốn nữa. Má chạy tới giựt cây dao. - Thằng trời đánh,mày đốn hết đám gòn rồi lấy lá đâu xay. - Con trồng còng. - Trồng còng chi? - Cho nó rụng lá… Tới đây thì má của Đĩnh đã hiểu. - Mày vô đốt nhà, thảy tao vô đó luôn cho nó nhiều tro. Đĩnh quay lui, vác rựa vô nhà. Đi qua mấy đống ung nhà mợ Thị, Đĩnh ao ước mình trở về thời con nít. Mùa nước giựt mạnh gió bấc thổi già, cái lạnh cũng đặc sệt như có thể đông cứng con người. Mấy người mạnh giỏi đi cắt lúa sạ. Người già con nít ở nhà ngồi quây bên những đống ung, vừa ấm vừa tránh được muỗi. Đĩnh hình như thấy mình thành người lớn là nhờ những đống ung. Trong xóm có một người đọc truyện Tàu rất nhiều kể cho con nít nghe mỗi ngày một khúc như người ta chiếu phim nhiều tập. Đĩnh với mấy đứa cùng cỡ đêm nằm ngủ trông cho mau sáng đặng tới đống ung nghe chuyện. Ông kể Kiều Phong trượng nghĩa chung tình. Th
Theo dõi
Ngày mợ mới về nhà cậu Thị. Người mẹ có bảy tám nếp nhăn trên trán của Đĩnh lắc đầu. - Vợ thằng Thị, bây qua đây tao cho cặp kiếng đen với cái khăn đội đầu. - Má, mợ Thị đâu có cận mà má cho cặp kiếng. Vấn cái khăn như má nhìn nực nội muốn chết. - Thằng mất dại, biết gì mà ăn cơm hớt. Đĩnh thấy mình ngu. Anh không hiểu hết ý cặp kiếng đen của má. Đĩnh còn ngu lâu. Nhà anh phơi lá gòn. Bột gòn chất bao bao. Nó quá quen. Nhưng Đĩnh thường hỏi màu xanh này ở đâu. Lá phơi khô màu xám. Vậy thì màu xanh ở đâu khi xay nó nhừ ra. Có những điều rất ngộ. Ví dụ như vì sao mợ Thị giấu tóc. Nó đen nhức nhối, xức dầu dừa mướt rượt nhưng lai búi cục, đội khăn quanh năm. Hình như có lúc Đĩnh cũng hiểu. Nếu mợ để cho nó bay tự do thì lôi thôi. Mấy lần mợ gội đầu, nước con sông dường như không muốn chảy nữa. Thật ra chỉ có tóc không thôi thì cũng không đến nổi. Nhưng nếu nó chảy hai bên, trên là trán phẳng, dưới là từng nét từng nét mượt mà. Đố ai không bị ám ảnh. Ấn tượng mạnh. Chỉ có cậu Thị là không bị ngợp. Quá nhàm. Cậu mê thứ khác. Thà bỏ vợ chớ không bỏ mấy con gà trống, những ông tây trong lá bài. Ai cũng nhìn Thị. Kỳ vậy. Ôm một người người đàn bà đẹp như mợ không thấy ghiền sao, không sợ mất sao. Cậu Thị hỏi sợ gì? Mợ dám hó hé sao? Với ai? Đàn ông xóm này có ai không thèm mợ. Nhưng mấy thằng có gan bán trời không mời thiên lôi đã trót chơi thân với cậu Thị rồi. Ngu mới rề rà với vợ bạn, giang hồ ỉa vô mặt. Số người khác đàng hoàng hơn một chút thì nhìn mặt cậu Thị là muốn cóng giò. Cậu thả lang mợ. Mợ được thả lang từ nhỏ. Mồ côi hồi tám tuổi. Chú Ba nuôi hai chị em mợ chưa khôn đã lớn. Năm mười tám có một người thương mợ. Đồ ngu, thương cháu mà gây thù với chú. Mợ đi theo người đó. Chú ba nói vậy thì thì đi luôn, khỏi gặp lại thằng em nữa. Mợ bỏ người trai đó theo chú đảo về nhà. Cậu Thị là công tử. Một lần đi chơi nhìn thấy người con gái tóc cột buông dài, vo quần tới gối, bầm chuối, quét nhà, rửa chuồng heo… Chọc ghẹo cỡ nào mợ cũng không cười. Vậy mà say la đà. Mợ nói mợ đã có một đời chồng nhắm thương được không. Cậu hoảng. Mấy ngày kế bỏ ăn. Biết mình không thể quên được người con gái có mái tóc đen nhức đó. Đám giang hồ cười cậu “cưới đàn bà ngóc đầu lên nổi tao kê cổ cho khứa”. Yếu bóng vía mới tin. Nhưng cậu bại trận hoài. Trong bụng không khi nào thấy vui. Cậu hận mình. Cái mùi trinh nguyên nó ra làm sao. Những lúc kề cận nhau cậu hay hỏi “mày còn tưởng nhớ thằng đó phải không”. Mợ không nói được. Cậu cắm đầu với mấy chuồng gà. Mấy chục công đất cha mẹ để lại bay theo những cú nhảy vọt máu của đám gà. Mợ muốn nấu một nồi bánh canh bán nhưng má Đĩnh bàn ra. Xóm có vài trăm nóc nhà, mới ba giờ nhà nào cũng có người thức sớm nấu cơm. Đi buôn bán xa thì cậu biểu đi luôn. Đi mót lúa cậu nói “có phải mày đổi lấy cái của mày có được bao lúa này không”. Cậu nghĩ đúng. Người như mợ bước ra đường đàn ông họ đang có cái gì sẵn sàng dâng hết cái đó. Mợ chỉ biết ra cái vườn tạp sau nhà quét lá ung lấy tro. Mợ Thị bán tro mua gạo… Cậu Thị cũng ăn miếng cơm nồng mùi tro nhưng cậu rất ghét tro. Mấy lúc muốn bán tro phải đợi cậu không có ở nhà. Chớ đong tro bụi bay mịt trời cậu chửi tắt… bụi. Mợ không sợ bụi, mê tro. Có khi mợ đứng bên mấy gốc cây tạp nhìn tàn lá xanh um, ước tụi nó rụng nhiều nhiều… Rồi tự nhiên thấy mình dã man quá. Mình đã đốt rụi bao nhiêu xác lá? Đĩnh thấy mình có tội. Nếu nhà Đĩnh trồng còng thì mợ có cái để đốt. Lá còng dầy, cháy tốt nhiều tro. Đằng này nhà Đĩnh trồng toàn gòn. Mà gòn mới đâm tượt được vài thước, lá còn xanh um đã bị Đĩnh đốn, phơi khô xay bột, bán cho bè cá, bán cho xưởng làm nhang. Nhìn cái vườn gòn không có miếng lá rụng, Đĩnh thấy mình vi phú bất nhân. Bên nhà Đĩnh không có cái gì để mợ Thị có thể gom rồi đốt. Vì má anh cũng thức hồi ba giờ quét sàn sạt, gom gọn ung khói mù trời. Khói đuổi muỗi cho heo, cho gà, cho người. Mùa lạnh còn có thể ngồi quanh đống ung hơ lửa, kể chuyện xưa. Mấy cô gái muốn dễ lấy chồng phải biết quét sân, quét sàn ung lá. Má Đĩnh đã có thói quen này từ hồi mới về làm dâu. Cho nên nhà Đĩnh trước sau không có một cái lá. Mỗi lần phơi lá gòn Đĩnh luôn tự hỏi mấy cái lá này đốt có nhiều tro không? Lúc cầm thau trút bột gòn vô bao Đĩnh nghĩ cũng là bột lá, sao bột này màu xanh, không bụi, bột tro bụi bay đầy đầu. Mợ Thị mỗi ngày sàng vài chục đống tro. Tro bu đầy hàng mày, hàng mi mướt xanh của mợ. Mắt xanh mi bạc. Không làm mợ già đi, xấu đi, chỉ thấy ngộ. Như là khói giăng mặt hồ. Ai rớt vô đó cũng ngập ngụa mà không hề biết là mình đang ngập ngụa. Hồi năm mợ hai mươi lăm đã có ba đứa con rồi mà mấy anh chàng đi mua tro lần nào tới xứ này cũng ghé hỏi có tro không? Có khi mới bán hai bữa trước bữa sau đã ghé lại hỏi. Mợ nói tro này có người mua rồi. Mợ bắt mối mấy người phụ nữ dù cái thúng họ lớn gấp đôi cái thúng phơi lúa nhà mợ. Như vậy mới yên thân. Ví dụ thấy một ai đó dòm ngó mợ, cậu hỏi “mày nhìn nó kiểu gì nên nó mới vậy. Đàn bà thiếu gì sao tụi nó xúm dê mày”. Đĩnh thấy mợ hình như cũng đâu có sợ cậu. Chẳng qua mợ không muốn nghe một lời tán tỉnh nào nữa hết. Nghe có thấy vui gì đâu. Tối ngày mợ chỉ lủi thủi với đám tro. Nói chuyện với đống ung. Hơi thở đã mặn mùi tro. Khi vướng vấp đâu đó trong cổ khạc ra cũng chỉ thấy tro. Mà Đĩnh biết hai thứ bột gòn và bột tro nó giống nhau. Nếu đem đổ xuống đất mười ngày sau chúng thành đất hết. Bột gòn nhà Đĩnh vô bao che chắn kỹ. Mợ Thị không có nhiều bao, không có tấm ni-lông lớn. Nhà mợ tro để đầy cặp bên hông, trước nhà sau nhà đều có tro. Chỉ trừ dưới sàn nhà cậu Thị cất chuồng gà. Mợ chỉ được chui xuống đó quét cứt gà hoặc là lấy tro rãi đuổi đám mạc mẹ, mạc con chớ không được vựa tro chỗ đó. Mùa mưa mợ lấy lá chuối lợp nhiều lớp. Khi bán, một lớp dầy dưới đáy bị ướt không ai mua hoặc là nó đã bị mục thành đất. Như mồ hôi mợ về với đất. Đĩnh lén má lấy mấy cái bao cũ đem bỏ ra hè, chỗ mợ quét lá. Mợ quét tránh mấy cái bao. Đốt cũng tránh mấy cái bao. Đĩnh tự hỏi vì cái gì mợ không lượm mấy cái bao hốt tro. Vậy thì thôi mợ lùa tụi nó vô đống ung đốt phức cho rồi. Má Đĩnh cằn nhằn. - Thằng hủy của. Bao tao còn lành bon mà đem giục. Đĩnh đốn sát gốc một đám gòn, còn đang tiếp tục đốn nữa. Má chạy tới giựt cây dao. - Thằng trời đánh,mày đốn hết đám gòn rồi lấy lá đâu xay. - Con trồng còng. - Trồng còng chi? - Cho nó rụng lá… Tới đây thì má của Đĩnh đã hiểu. - Mày vô đốt nhà, thảy tao vô đó luôn cho nó nhiều tro. Đĩnh quay lui, vác rựa vô nhà. Đi qua mấy đống ung nhà mợ Thị, Đĩnh ao ước mình trở về thời con nít. Mùa nước giựt mạnh gió bấc thổi già, cái lạnh cũng đặc sệt như có thể đông cứng con người. Mấy người mạnh giỏi đi cắt lúa sạ. Người già con nít ở nhà ngồi quây bên những đống ung, vừa ấm vừa tránh được muỗi. Đĩnh hình như thấy mình thành người lớn là nhờ những đống ung. Trong xóm có một người đọc truyện Tàu rất nhiều kể cho con nít nghe mỗi ngày một khúc như người ta chiếu phim nhiều tập. Đĩnh với mấy đứa cùng cỡ đêm nằm ngủ trông cho mau sáng đặng tới đống ung nghe chuyện. Ông kể Kiều Phong trượng nghĩa chung tình. Th