Mây xám
Theo dõi
1. “Cho em một ngày, một ngày thôi. Một ngày không khắc khoải chờ đợi, một ngày đôi chân, đôi chân không mệt mỏi, một ngày không có lá thu rơi”. Tôi vào Đinh lúc trời vừa xâm xẩm rắc những hạt mưa đầu tiên, báo hiệu một chuỗi những thất thường của Sài Gòn mùa lạnh. Nước thấm qua mái tóc, chảy thành từng giọt dài kì quặc trên chiếc áo chemise trắng. Một ngày lạnh buốt và ẩm ướt. Quán đông hơn bình thường, những con người ngồi lặng lẽ hơn, tiếng guitar mộc của cô gái có đôi mắt xám chứa những nỗi buồn không giấu giếm. Vẫn là Đinh của riêng tôi trong những ám ảnh xa vời về em, về ngày xưa, về những nỗi nhớ không tên và có tên. 2. Tôi đã thôi buồn, điều đó không phải là tôi đã quên một người, chỉ đơn giản là người ta không thể ở nguyên một chỗ quá lâu. Nghiệm ra điều này cũng mất khá nhiều thời gian, có một giai đoạn tôi không dám đối diện với nỗi buồn của mình. Mỗi sáng thức dậy mặc vội một chiếc chemise bất kì rồi bắt bus đến trường, cắm đầu vào những bài giảng trên lớp, chờ đợi những giờ đồng hồ tẻ nhạt trôi qua. Tôi từ chối những buổi café cuối tuần với Khoa, giả vờ bận rộn khi được thông báo một cuộc họp mặt bạn bè. Tôi đặt hết những thứ về em vào một chiếc hộp, cất vào trong ngăn kéo và khóa lại. Tôi không đặt chân đến Đinh nữa. Lúc ấy tôi 23 tuổi và tôi nghĩ nếu ném nỗi buồn vào một góc nào đó thật sâu trong trái tim và thôi nghĩ về nó, như thế mình sẽ không còn đau nữa. Nhưng tôi đã nhầm, nỗi buồn vẫn len lỏi vào những lối mà người ta ít ngờ nhất. Đó là vết bụi mờ kì quặc để lại trên chiếc bàn nâu gụ gần cửa sổ, nơi từng có ảnh một cô gái đang cười, mắt nhìn xa xăm lên bầu trời mà biết bao lần tôi ước mình có thể hiểu được một phần cái nhìn ấy. Đó là những kẽ hở giữa những ngón tay trong đôi bàn tay tôi lạnh buốt mỗi khi đông về, đã quen có một bàn tay khác, bé nhỏ nhưng ấm áp lạ lùng đan vào. Đó là khi tôi bước nhanh hơn trên con đường mà tôi và em thường đi, mắt nhìn thẳng nhưng trái tim hướng về mọi phía tìm kiếm cái bóng dáng thân thuộc rồi lại thất vọng thu về mình điều không mong muốn. Cuộc sống của tôi những ngày không em như một khối rubic mất dần những ô vuông, để lộ bên trong cái khối đen vô hồn và xấu xí mà chẳng ai muốn cầm lên hoặc ngắm nghía. Họ chỉ muốn vứt ngay chúng đi. 3. Gọi một cốc café nóng, tôi đi dần vào góc khuất nhất của Đinh, nơi có những chiếc kệ dài chứa những chiếc cốc nhiều màu. Chúng được khắc lên những cái tên hoặc nickname ngồ ngộ cùng vài bức ảnh kỉ niệm. Chợt tôi nhận ra chiếc cốc màu xám lọt thỏm giữa những chiếc cốc khác, trông cô đơn và mỏng manh quá. Cậu bồi bàn gật đầu thật khẽ khi nhận ra khách quen. Đặt cốc café xuống bàn một cách bình thản, cậu nói: - Ngày càng nhiều cốc hơn, nhưng đó vẫn là chiếc cốc xám duy nhất. Tôi cười nhẹ, đưa tay mân mê những đám mây trắng nhạt trang trí trên cốc: - Với cô ấy, màu xám là màu của bình yên và tự chủ, để cô ấy không gục ngã một cách dễ dàng. - Cô ấy chấp nhận sự thật và đấu tranh với nó đến cùng, chưa bao giờ nụ cười vắng trên khuôn mặt khi cô ấy khi ở Đinh. Giống như một luồng sinh khí mới, mà điều đó có ý nghĩa với khá nhiều người đến đây. Họ cảm thấy mình không khác biệt, dù có AIDS trong mình. Rồi cậu lặng lẽ rời đi như mọi khi. Có lẽ quãng thời gian tiếp xúc với những con người đầy ắp tâm sự đã dạy cậu cách để người ta lại với không gian của riêng mình, với những hoài niệm khó có thể chia sẻ cùng ai. Đinh chính là nơi tôi gặp em lần đầu. Một tối thứ 7 mùa hè nhiều năm về trước, khi tôi cùng Khoa – cậu bạn thân làm báo để lấy tư liệu về cuộc sống của những con người mắc cơn bệnh thế kỉ. “Họ không đáng sợ như người ta vẫn nói đâu Dương, cũng bình thường như tớ với cậu thôi”, Khoa vừa nói vừa nhìn tôi trấn an. Cách bài trí ở Đinh khá lạ với hàng trăm những ngọn đèn nho nhỏ được đặt ẩn trên trần như bầu trời mùa hè nhiều sao, những dãy bàn được sắp xếp một cách lộn xộn đầy cố ý để từ bất cứ góc nào của Đinh cũng có thể quan sát được chiếc sân khấu nhỏ nơi để nhạc cụ mà chủ yếu là những cây guitar. Nhưng điều khiến chúng tôi tò mò nhất là hai chiếc kệ dài chia không gian Đinh thành 3 khu đều nhau, mỗi kệ chứa đầy những chiếc cốc sứ. Cậu bồi bàn mỉm cười thân thiện khi bắt gặp ánh nhìn của chúng tôi: - Hai bạn đến đây lần đầu phải không? Đó là cốc của những khách quen của Đinh. Mỗi khi đến, họ sẽ dùng chiếc cốc của mình, rồi đặt lại vị trí cũ lúc về. Đó là sự gắn kết của họ với Đinh, ở đây hoàn toàn không kì thị hay phân biệt gì cả. May mắn là hai bạn đến đây vào ngày thứ 7 đấy. Cậu ta chỉ tay về phía sân khấu, nơi một cô gái nhỏ đang sửa lại micro để sắp sửa bắt đầu chương trình. Không khí trong Đinh chợt lắng lại, mọi người đều hướng về cô gái với một sự thích thú kì lạ. Không để sự chờ đợi kéo dài thêm, một nụ cười phớt qua và cô bắt đầu nói, giọng hóm hỉnh và tự tin. Cô kể về hành tinh nhỏ nhất và xa nhất trong hệ mặt trời, sao Diêm Vương. Rất khó để ngắm nhìn sao Diêm Vương dù dùng kính viễn vọng. Nó thật bé nhỏ và trơ trọi. Thế nhưng, dù nhiều người bỏ qua, hoặc lờ nó đi thì sao Diêm Vương vẫn lặng lẽ, miệt mài hoàn thành vòng quay của mình. Với Diêm Vương, không hề có khái niệm bỏ cuộc. Một câu chuyện ẩn dụ rất hay, tiếng vỗ tay vang lên từ mọi phía. Cô gái mỉm cười, gật đầu chào thật nhẹ rồi kết thúc bằng một bài hát, bài Để dành theo phong cách Acoustic. “Một chút hương thơm còn lại. Một ánh mắt quen để lại. Một lối đi trên con hè nhỏ. Và mưa nắng hai mùa vẫn qua”. Ngay giờ phút ấy, một linh cảm mơ hồ lướt qua tôi, rằng tôi sẽ không quên cô gái này dễ dàng. Và linh cảm ấy đã đúng… Tôi trở lại Đinh ngay tối thứ 7 tuần tiếp theo, chọn chiếc bàn gần nhất với bục gỗ và chờ đợi cô đến. Nhưng người nói chuyện hôm đó lại là một người khác, ông chủ của Đinh. Ông thông báo Minh – tên cô gái – bị ốm, và ông sẽ thay cô một tối. Câu chuyện vẫn hay, nhưng dường như thiếu một điều gì đó cốt lõi. Rồi ông nhường sân khấu cho một cậu trẻ trình bày một bản nhạc cổ điển của Bach. Chút thất vọng nhen nhóm trong tôi, lại một tối lạc lõng trôi qua. Định bụng sẽ ra về ngay khi uống nốt chỗ café còn lại nhưng chưa kịp làm như mình nghĩ thì ai đó đập vào vai tôi: - Tôi ngồi đây được chứ. Quán đông quá! Là cô, quấn một chiếc khăn quàng cổ màu xám, đang cố kìm chế những con ho để nở nụ cười ấm áp quen thuộc. Không hiểu sao tôi chỉ đáp lại bằng cái gật đầu lạnh lùng. 4. Tôi ít nói và sống nội tâm. Cái vỏ ngoài lạnh lùng làm nhiều người cho tôi là kẻ vô cảm. Khoa hay bảo: “Thời gian sẽ chữa lành tất cả” khi nhận ra dấu hiệu của sự mất cân bằng nơi tôi. Nhưng cậu đã nhầm. Có những nỗi đau mãi mãi không thể chữa lành dù được đánh đổi bằng bao nhiêu ngày tháng, nhất là khi đó là đoạn cuối của một chuỗi đầy yêu thương. Ngày mẹ tôi vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn kinh hoàng cũng là ngày ba tôi khép cửa hoàn toàn với cuộc sống. Ba tôi là người kì lạ, con người ta thường sống ở hiện tại và mơ ước về tương lai, còn ông sống mãi với những kí ức của ngày xưa. Chưa bao giờ tôi bước được vào thế giới đó của ông mà chỉ đóng vai là kẻ ngoài cuộc, quan sát những vui buồn qua đôi mắt nâu đ
Theo dõi
1. “Cho em một ngày, một ngày thôi. Một ngày không khắc khoải chờ đợi, một ngày đôi chân, đôi chân không mệt mỏi, một ngày không có lá thu rơi”. Tôi vào Đinh lúc trời vừa xâm xẩm rắc những hạt mưa đầu tiên, báo hiệu một chuỗi những thất thường của Sài Gòn mùa lạnh. Nước thấm qua mái tóc, chảy thành từng giọt dài kì quặc trên chiếc áo chemise trắng. Một ngày lạnh buốt và ẩm ướt. Quán đông hơn bình thường, những con người ngồi lặng lẽ hơn, tiếng guitar mộc của cô gái có đôi mắt xám chứa những nỗi buồn không giấu giếm. Vẫn là Đinh của riêng tôi trong những ám ảnh xa vời về em, về ngày xưa, về những nỗi nhớ không tên và có tên. 2. Tôi đã thôi buồn, điều đó không phải là tôi đã quên một người, chỉ đơn giản là người ta không thể ở nguyên một chỗ quá lâu. Nghiệm ra điều này cũng mất khá nhiều thời gian, có một giai đoạn tôi không dám đối diện với nỗi buồn của mình. Mỗi sáng thức dậy mặc vội một chiếc chemise bất kì rồi bắt bus đến trường, cắm đầu vào những bài giảng trên lớp, chờ đợi những giờ đồng hồ tẻ nhạt trôi qua. Tôi từ chối những buổi café cuối tuần với Khoa, giả vờ bận rộn khi được thông báo một cuộc họp mặt bạn bè. Tôi đặt hết những thứ về em vào một chiếc hộp, cất vào trong ngăn kéo và khóa lại. Tôi không đặt chân đến Đinh nữa. Lúc ấy tôi 23 tuổi và tôi nghĩ nếu ném nỗi buồn vào một góc nào đó thật sâu trong trái tim và thôi nghĩ về nó, như thế mình sẽ không còn đau nữa. Nhưng tôi đã nhầm, nỗi buồn vẫn len lỏi vào những lối mà người ta ít ngờ nhất. Đó là vết bụi mờ kì quặc để lại trên chiếc bàn nâu gụ gần cửa sổ, nơi từng có ảnh một cô gái đang cười, mắt nhìn xa xăm lên bầu trời mà biết bao lần tôi ước mình có thể hiểu được một phần cái nhìn ấy. Đó là những kẽ hở giữa những ngón tay trong đôi bàn tay tôi lạnh buốt mỗi khi đông về, đã quen có một bàn tay khác, bé nhỏ nhưng ấm áp lạ lùng đan vào. Đó là khi tôi bước nhanh hơn trên con đường mà tôi và em thường đi, mắt nhìn thẳng nhưng trái tim hướng về mọi phía tìm kiếm cái bóng dáng thân thuộc rồi lại thất vọng thu về mình điều không mong muốn. Cuộc sống của tôi những ngày không em như một khối rubic mất dần những ô vuông, để lộ bên trong cái khối đen vô hồn và xấu xí mà chẳng ai muốn cầm lên hoặc ngắm nghía. Họ chỉ muốn vứt ngay chúng đi. 3. Gọi một cốc café nóng, tôi đi dần vào góc khuất nhất của Đinh, nơi có những chiếc kệ dài chứa những chiếc cốc nhiều màu. Chúng được khắc lên những cái tên hoặc nickname ngồ ngộ cùng vài bức ảnh kỉ niệm. Chợt tôi nhận ra chiếc cốc màu xám lọt thỏm giữa những chiếc cốc khác, trông cô đơn và mỏng manh quá. Cậu bồi bàn gật đầu thật khẽ khi nhận ra khách quen. Đặt cốc café xuống bàn một cách bình thản, cậu nói: - Ngày càng nhiều cốc hơn, nhưng đó vẫn là chiếc cốc xám duy nhất. Tôi cười nhẹ, đưa tay mân mê những đám mây trắng nhạt trang trí trên cốc: - Với cô ấy, màu xám là màu của bình yên và tự chủ, để cô ấy không gục ngã một cách dễ dàng. - Cô ấy chấp nhận sự thật và đấu tranh với nó đến cùng, chưa bao giờ nụ cười vắng trên khuôn mặt khi cô ấy khi ở Đinh. Giống như một luồng sinh khí mới, mà điều đó có ý nghĩa với khá nhiều người đến đây. Họ cảm thấy mình không khác biệt, dù có AIDS trong mình. Rồi cậu lặng lẽ rời đi như mọi khi. Có lẽ quãng thời gian tiếp xúc với những con người đầy ắp tâm sự đã dạy cậu cách để người ta lại với không gian của riêng mình, với những hoài niệm khó có thể chia sẻ cùng ai. Đinh chính là nơi tôi gặp em lần đầu. Một tối thứ 7 mùa hè nhiều năm về trước, khi tôi cùng Khoa – cậu bạn thân làm báo để lấy tư liệu về cuộc sống của những con người mắc cơn bệnh thế kỉ. “Họ không đáng sợ như người ta vẫn nói đâu Dương, cũng bình thường như tớ với cậu thôi”, Khoa vừa nói vừa nhìn tôi trấn an. Cách bài trí ở Đinh khá lạ với hàng trăm những ngọn đèn nho nhỏ được đặt ẩn trên trần như bầu trời mùa hè nhiều sao, những dãy bàn được sắp xếp một cách lộn xộn đầy cố ý để từ bất cứ góc nào của Đinh cũng có thể quan sát được chiếc sân khấu nhỏ nơi để nhạc cụ mà chủ yếu là những cây guitar. Nhưng điều khiến chúng tôi tò mò nhất là hai chiếc kệ dài chia không gian Đinh thành 3 khu đều nhau, mỗi kệ chứa đầy những chiếc cốc sứ. Cậu bồi bàn mỉm cười thân thiện khi bắt gặp ánh nhìn của chúng tôi: - Hai bạn đến đây lần đầu phải không? Đó là cốc của những khách quen của Đinh. Mỗi khi đến, họ sẽ dùng chiếc cốc của mình, rồi đặt lại vị trí cũ lúc về. Đó là sự gắn kết của họ với Đinh, ở đây hoàn toàn không kì thị hay phân biệt gì cả. May mắn là hai bạn đến đây vào ngày thứ 7 đấy. Cậu ta chỉ tay về phía sân khấu, nơi một cô gái nhỏ đang sửa lại micro để sắp sửa bắt đầu chương trình. Không khí trong Đinh chợt lắng lại, mọi người đều hướng về cô gái với một sự thích thú kì lạ. Không để sự chờ đợi kéo dài thêm, một nụ cười phớt qua và cô bắt đầu nói, giọng hóm hỉnh và tự tin. Cô kể về hành tinh nhỏ nhất và xa nhất trong hệ mặt trời, sao Diêm Vương. Rất khó để ngắm nhìn sao Diêm Vương dù dùng kính viễn vọng. Nó thật bé nhỏ và trơ trọi. Thế nhưng, dù nhiều người bỏ qua, hoặc lờ nó đi thì sao Diêm Vương vẫn lặng lẽ, miệt mài hoàn thành vòng quay của mình. Với Diêm Vương, không hề có khái niệm bỏ cuộc. Một câu chuyện ẩn dụ rất hay, tiếng vỗ tay vang lên từ mọi phía. Cô gái mỉm cười, gật đầu chào thật nhẹ rồi kết thúc bằng một bài hát, bài Để dành theo phong cách Acoustic. “Một chút hương thơm còn lại. Một ánh mắt quen để lại. Một lối đi trên con hè nhỏ. Và mưa nắng hai mùa vẫn qua”. Ngay giờ phút ấy, một linh cảm mơ hồ lướt qua tôi, rằng tôi sẽ không quên cô gái này dễ dàng. Và linh cảm ấy đã đúng… Tôi trở lại Đinh ngay tối thứ 7 tuần tiếp theo, chọn chiếc bàn gần nhất với bục gỗ và chờ đợi cô đến. Nhưng người nói chuyện hôm đó lại là một người khác, ông chủ của Đinh. Ông thông báo Minh – tên cô gái – bị ốm, và ông sẽ thay cô một tối. Câu chuyện vẫn hay, nhưng dường như thiếu một điều gì đó cốt lõi. Rồi ông nhường sân khấu cho một cậu trẻ trình bày một bản nhạc cổ điển của Bach. Chút thất vọng nhen nhóm trong tôi, lại một tối lạc lõng trôi qua. Định bụng sẽ ra về ngay khi uống nốt chỗ café còn lại nhưng chưa kịp làm như mình nghĩ thì ai đó đập vào vai tôi: - Tôi ngồi đây được chứ. Quán đông quá! Là cô, quấn một chiếc khăn quàng cổ màu xám, đang cố kìm chế những con ho để nở nụ cười ấm áp quen thuộc. Không hiểu sao tôi chỉ đáp lại bằng cái gật đầu lạnh lùng. 4. Tôi ít nói và sống nội tâm. Cái vỏ ngoài lạnh lùng làm nhiều người cho tôi là kẻ vô cảm. Khoa hay bảo: “Thời gian sẽ chữa lành tất cả” khi nhận ra dấu hiệu của sự mất cân bằng nơi tôi. Nhưng cậu đã nhầm. Có những nỗi đau mãi mãi không thể chữa lành dù được đánh đổi bằng bao nhiêu ngày tháng, nhất là khi đó là đoạn cuối của một chuỗi đầy yêu thương. Ngày mẹ tôi vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn kinh hoàng cũng là ngày ba tôi khép cửa hoàn toàn với cuộc sống. Ba tôi là người kì lạ, con người ta thường sống ở hiện tại và mơ ước về tương lai, còn ông sống mãi với những kí ức của ngày xưa. Chưa bao giờ tôi bước được vào thế giới đó của ông mà chỉ đóng vai là kẻ ngoài cuộc, quan sát những vui buồn qua đôi mắt nâu đ