hen hối há của dòng đời đông đúc. Cuộc sống xô bồ vốn không phù hợp với em.
Tôi dành những ngày đầu tiên đến địa chỉ được ghi trong tờ giấy nhỏ, quan sát thời gian biểu mà gia đình mới dành cho Yên. Em được đưa đi học mỗi buổi sáng, trở về nhà ăn cơm trưa, tiếp sau lại đi học vào buổi chiều. Khi hoàng hôn buông xuống, em được đón trở về nhà và cánh cửa sắt của căn biệt thự đóng kín, không một lần mở ra nữa cho tới ngày hôm sau.
“Yên, khỏe không em? Anh nhớ em!”
Hiếm hoi lắm mới có dịp người đi cùng Yên lánh mặt đi một lúc, đó là khi cô ta đi ra mua cho Yên một cốc café mang đi. Tôi đứng bên ngoài góc quán, lặng lẽ đi vào trong, dúi tờ giấy vào tay Yên khi em đang ngơ ngác. Khuôn mặt em ửng hồng vì nắng, trên trán lấm tấm mồ hôi, khuôn miệng nhỏ xinh không hay cười như trước, nếu có, nụ cười cũng trở nên rất gượng gạo.
“Em bị tống giam rồi. Nhưng em không phải là tù nhân.”
Tôi cười khổ, Yên đã kịp nhìn theo bóng tôi đi, ném một mẩu giấy về phía tôi đang đứng, khuất sau một cột gỗ màu nâu trầm. Lần đầu tiên thấy em dùng từ ngữ chính xác đến thế, xót xa đắng lòng đến thế.
“Đừng theo, có nhiều người tai hại lắm! Sẽ làm anh bị thương”
Một mẩu giấy tiếp theo được ném đến chỗ tôi. Khi tôi vừa ngẩng mặt lên thì người đi cùng đã đưa Yên đi mất. Em ngoái đầu lại nhìn, đôi mắt ướt nước, buồn thăm thẳm.
4. Một lần khác, khi Yên trong lớp học, tôi đứng bên ngoài cửa sổ, có thể thấy rất rõ dáng em cầm cọ vẽ. Yên không thể nghe được, cũng không thể nói được, nhưng em lại vẽ rất đẹp. Tất cả những gì em nghĩ, tất cả những gì em nhìn thấy và mong muốn được chạm vào đều thể hiện sống động qua cọ vẽ của em. Trong lúc tôi lơ là, bất giác có một bàn tay chạm vào vai.
“Đứng đợi em lâu chưa? Ngồi xuống đây, em trốn học hành được đấy!”
“Ừ, là trốn học, không phải là trốn học hành”
Tôi mỉm cười, vuốt khẽ tóc em. Yên ngồi bên cạnh, đưa cuốn sổ nhỏ lại trước mặt tôi.
“Hãy dạy em viết thư từ đi!”
“Chỉ cần nói là viết thư thôi, không cần nói là thư từ.”
“Đúng rồi, dạy em viết thư đi!”
Chúng tôi ngồi rất lâu bên nhau cho đến khi lớp của Yên tan học. Em vẫy tay chào tôi, chạy ra phía cổng có người chờ đón. Ánh nắng chiều hắt lên khuôn mặt em vui tươi như đang mong chờ một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến. Tôi cũng mong rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với em, chỉ có điều, hiện tại, tôi vẫn còn đang bế tắc. Làm sao để em không còn cảm giác là tù nhân nữa? Em còn mẹ, còn cuộc sống tươi trẻ của mình, còn biển đảo nhỏ xinh đang chờ em trở về. Nếu cứ chờ đợi như thế này, Yên của tôi có đủ sức chịu đựng không?
Bẵng đi một thời gian không còn thấy Yên xuất hiện ở lớp học vẽ. Tôi đến trước nhà em theo đúng thời gian biểu mà em được đưa ra ngoài vẫn không thấy bóng dáng em đâu. Lần dạy em viết thư đã là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau, sau đó không còn cách nào để liên lạc nữa. Tôi mơ hồ rơi vào sợ hãi. Tôi sợ điều gì đó bất trắc sẽ đến với em. Nếu có ai đó bắt nạt em thì phải làm thế nào? Yên mong manh yếu đuối là thế, cuộc sống của em cũng rất giản đơn, sẽ không đủ sức phân biệt đâu là người tốt kẻ xấu.
Tôi thu hết can đảm đến gặp bố Yên. Ông ấy dành cho tôi một chút thời gian để thưa chuyện. Trước mặt người này tôi thấy mình cần phải can đảm và tỏ rõ quyết tâm. Tôi trình bày từ ngày chúng tôi quen nhau, về sự đặc biệt của Yên và mong muốn được che chở bảo vệ cho cô ấy. Tôi cũng kể về chuỗi ngày đeo bám ngôi biệt thự này chỉ để đi theo Yên và bảo vệ em. Im lặng bao trùm lên tất cả, đôi mắt người đàn ông hơi nheo lại, rồi ông gật đầu.
- Yên đã được về đảo thăm mẹ rồi. Con bé còn viết một bức thư cho tôi. Là cậu dạy nó có đúng không? Giỏi lắm! Tôi tin cậu.
Đôi môi người đàn ông nở một n
Đánh giá
Tôi dành những ngày đầu tiên đến địa chỉ được ghi trong tờ giấy nhỏ, quan sát thời gian biểu mà gia đình mới dành cho Yên. Em được đưa đi học mỗi buổi sáng, trở về nhà ăn cơm trưa, tiếp sau lại đi học vào buổi chiều. Khi hoàng hôn buông xuống, em được đón trở về nhà và cánh cửa sắt của căn biệt thự đóng kín, không một lần mở ra nữa cho tới ngày hôm sau.
“Yên, khỏe không em? Anh nhớ em!”
Hiếm hoi lắm mới có dịp người đi cùng Yên lánh mặt đi một lúc, đó là khi cô ta đi ra mua cho Yên một cốc café mang đi. Tôi đứng bên ngoài góc quán, lặng lẽ đi vào trong, dúi tờ giấy vào tay Yên khi em đang ngơ ngác. Khuôn mặt em ửng hồng vì nắng, trên trán lấm tấm mồ hôi, khuôn miệng nhỏ xinh không hay cười như trước, nếu có, nụ cười cũng trở nên rất gượng gạo.
“Em bị tống giam rồi. Nhưng em không phải là tù nhân.”
Tôi cười khổ, Yên đã kịp nhìn theo bóng tôi đi, ném một mẩu giấy về phía tôi đang đứng, khuất sau một cột gỗ màu nâu trầm. Lần đầu tiên thấy em dùng từ ngữ chính xác đến thế, xót xa đắng lòng đến thế.
“Đừng theo, có nhiều người tai hại lắm! Sẽ làm anh bị thương”
Một mẩu giấy tiếp theo được ném đến chỗ tôi. Khi tôi vừa ngẩng mặt lên thì người đi cùng đã đưa Yên đi mất. Em ngoái đầu lại nhìn, đôi mắt ướt nước, buồn thăm thẳm.
4. Một lần khác, khi Yên trong lớp học, tôi đứng bên ngoài cửa sổ, có thể thấy rất rõ dáng em cầm cọ vẽ. Yên không thể nghe được, cũng không thể nói được, nhưng em lại vẽ rất đẹp. Tất cả những gì em nghĩ, tất cả những gì em nhìn thấy và mong muốn được chạm vào đều thể hiện sống động qua cọ vẽ của em. Trong lúc tôi lơ là, bất giác có một bàn tay chạm vào vai.
“Đứng đợi em lâu chưa? Ngồi xuống đây, em trốn học hành được đấy!”
“Ừ, là trốn học, không phải là trốn học hành”
Tôi mỉm cười, vuốt khẽ tóc em. Yên ngồi bên cạnh, đưa cuốn sổ nhỏ lại trước mặt tôi.
“Hãy dạy em viết thư từ đi!”
“Chỉ cần nói là viết thư thôi, không cần nói là thư từ.”
“Đúng rồi, dạy em viết thư đi!”
Chúng tôi ngồi rất lâu bên nhau cho đến khi lớp của Yên tan học. Em vẫy tay chào tôi, chạy ra phía cổng có người chờ đón. Ánh nắng chiều hắt lên khuôn mặt em vui tươi như đang mong chờ một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến. Tôi cũng mong rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với em, chỉ có điều, hiện tại, tôi vẫn còn đang bế tắc. Làm sao để em không còn cảm giác là tù nhân nữa? Em còn mẹ, còn cuộc sống tươi trẻ của mình, còn biển đảo nhỏ xinh đang chờ em trở về. Nếu cứ chờ đợi như thế này, Yên của tôi có đủ sức chịu đựng không?
Bẵng đi một thời gian không còn thấy Yên xuất hiện ở lớp học vẽ. Tôi đến trước nhà em theo đúng thời gian biểu mà em được đưa ra ngoài vẫn không thấy bóng dáng em đâu. Lần dạy em viết thư đã là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau, sau đó không còn cách nào để liên lạc nữa. Tôi mơ hồ rơi vào sợ hãi. Tôi sợ điều gì đó bất trắc sẽ đến với em. Nếu có ai đó bắt nạt em thì phải làm thế nào? Yên mong manh yếu đuối là thế, cuộc sống của em cũng rất giản đơn, sẽ không đủ sức phân biệt đâu là người tốt kẻ xấu.
Tôi thu hết can đảm đến gặp bố Yên. Ông ấy dành cho tôi một chút thời gian để thưa chuyện. Trước mặt người này tôi thấy mình cần phải can đảm và tỏ rõ quyết tâm. Tôi trình bày từ ngày chúng tôi quen nhau, về sự đặc biệt của Yên và mong muốn được che chở bảo vệ cho cô ấy. Tôi cũng kể về chuỗi ngày đeo bám ngôi biệt thự này chỉ để đi theo Yên và bảo vệ em. Im lặng bao trùm lên tất cả, đôi mắt người đàn ông hơi nheo lại, rồi ông gật đầu.
- Yên đã được về đảo thăm mẹ rồi. Con bé còn viết một bức thư cho tôi. Là cậu dạy nó có đúng không? Giỏi lắm! Tôi tin cậu.
Đôi môi người đàn ông nở một n
Đánh giá