Khát Vọng Của Biển
Theo dõi
Men theo hè đường trục chính, trong tâm trạng vui vẻ thày Thành tới khu giảng đường của trường. Hai bên đường, phượng đã bắt đầu xoè tán tỏa bóng xuống mặt đường, những cây hoa chăm pa lá xanh, lá đỏ vươn cao quá đầu người với những chùm quả tròn sắc nâu . Sân trường được chia thành từng ô với những khóm tre cảnh dóng vàng, lá xanh, những khóm tường vi lúp xúp như mâm xôi cao ngang người.
Khu giảng đường với những hàng cột tròn , những hoạ tiết hình thoi sơn màu xám trang trí ở sảnh giữa, các tầng với hàng hiên rộng và những ô cửa sổ màu xanh. Từ lối này có thể đến các khối nhà sau của trường. Tất cả gợi lên cảm giác thâm trầm sâu sắc của thế giới tri thức.
Mọị người đứng ở sân trường. Phần đông phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống, mỗi áo một sắc màu khác nhau: xanh ngọc, đỏ, xanh nõn chuối, tím hoặc màu trắng. Một số mặc váy trắng, áo đen. Nam giới cũng trong những trang phục công chức lịch sự và trẻ trung . Không gian xáo động với những đoàn người, đoàn xe nối đuôi nhau vào trường, trong tiếng cười, tiếng chào, những cái bắt tay của bạn bè lâu ngày gặp lại.
Sáng nay họp hội đồng giám khảo. Từ bờ biển Thày Thành quay lại khu giảng đường, tới hội trường. Đã qua những ngày hè nóng nực, Sầm Sơn bắt đầu với mùa thu, nắng vàng rạng rỡ. Nước biển trong xanh, mặt biển trải xa tít tắp và bầu trời cũng cất lên cao. Gió sớm tinh khôi từ biển thổi vào mát rượi.
Bước lên tầng hai, bất giác đôi mắt thày Thành bị cuốn hút bởi một dáng người trong tà áo dài màu thanh thiên rất hợp với vóc người tròn lẳn đang đi lại ngoài hành lang. Em đi những bước đi uyển chuyển, vui vẻ, phấn chấn như bay trên đôi gót chân, ngực hơi ưỡn cao về phía trước, đài các và tự tin. Dáng người và những bước đi ấy gợi lên sự trẻ trung, nghị lực và sự hấp dẫn của một tâm hồn tràn đầy trong trẻo và nữ tính. Có lẽ đây là người quen? Khi người phụ nữ đó quay lại, thày thảng thốt vì đó chính là Nga.
Thày Thành phải không ạ!
Em là Nga sinh viên lớp KT 15?
Vâng!Em đã nhìn thấy thày từ chiều qua, quả thật chưa dám nhận. Sợ nhầm lẫn. Cho đến khi đọc danh sách giám khảo, em mới chắc đó là thày. Em đã qua lại ngoài hành lang chờ xem thày có nhận ra học trò hay không?
Sầm Sơn vào buổi tối, phố đã lên đèn. Xe máy, xe du lịch, xe ca đi lại như mắc cửi. Những chiếc xe điện miệt mài trên khắp các nẻo đường thị xã đón khách. Tiếng còi xe, tiếng rú của các loại động cơ, tiếng người tạo thành âm thanh ồn ã. Du khách thập phương ngồi trong các quán bia, quán cafe, hoặc tản bộ dọc theo con đường nằm ven theo bãi tắm.. Thanh niên tập trung ở vũ trường, từ đấy vọng ra tiếng nhạc xập xình chát chúa.
Biển ầm ào tiếng sóng, có thể nghe tiếng từng con sóng đổ ào ào vào bờ bãi, vài giây im lặng và rồi lại nghe tiếng sóng đổ ào ào.. Từ đây, dù trời tối, thày Thành vẫn có thể nhìn thấy từ phía rất xa của biển khơi những dải bọt trắng nhờ như bờm ngựa của các con sóng lớn, ánh sáng đèn từ các con tàu đại dương. Gió thổi rộng dài trên bãi cát.
Em ngỡ thày không còn nhận ra em!- Nga nói.
Tôi nhớ chứ- Thày Thành nói.
Em có khác đi nhiều không?
Có chứ! Ngày trước em gày hơn- Thày Thành nói và trong ký ức bỗng sống dạy hình ảnh Nga thời sinh viên với mái tóc hoe vàng, khuôn mặt trái xoan và đôi mắt sáng. Thời gian và công việc đã biến cô bé ấy thành một phụ nữ trưỏng thành với khuôn mặt đầy đặn song vẫn không phai nét cũ; dáng người cao khô gày nay trở nên thon thả với những đường nét thật hoàn chỉnh, phong lưu và duyên dáng. Thày Thành nói tiếp- Giờ trông em nữ tính hơn, đằm thắm hơn. Em cũng tham gia vào hội giảng này- Thày Thành hỏi.
Vâng! Em không chỉ đi theo đoàn, còn có bài giảng tham gia vào hội thi. Em đã đạt giải nhất ở hội thi giáo viên trung học do sở tổ chức năm ngoái. Bài giảng của em được sở chọn tham gia hội giảng toàn quốc lần này.
Thày Thành mỉm cười. Nga đã để lại trong thày những ấn tượng sâu sắc. Đôi lúc trong bộn bề công việc chuyên môn, thày vẫn dành cho riêng mình một không gian để nhớ, để hoài niệm, đắm mình trong những ký ức, man mác nhớ và tiếc nuối. Sau giây phút đó thày cảm thấy thật thanh thản và tự tin.
Nga nói: em còn nhớ buổi lên lớp đầu tiên trong kỳ thực tập sư phạm. Lúc ấy chỉ có thày và các bạn bè cùng nhóm mà sao em run quá. Em luống cuống, chân lúc đá vào cạnh bàn, lúc vấp vào một cái gì đấy, tay không biết giấu đi đâu. Em cảm thấy như không đứng vững được trên đôi chân mình, những cử chỉ vô nghĩa, những câu nói không rõ nghĩa……Từ trên bục giảng, em lao xuống phía dưới lớp nói bằng giọng thảng thốt: em không giảng được đâu. Em không thể giảng được!Em đã trình diễn trước thày và bạn sự vụng về của mình. Những dòng chữ xiêu vẹo lên lên xuống xuống. Những con số xiêu vẹo.
Thày Thành cười nói: bài giảng đầu tiên mà. Ai chả vậy. Năng lực sư phạm một phần có tố chất của năng khiếu, song cơ bản vẫn nhờ vào việc luyện tập.
Thày nói vậy thôi. Một số bạn cùng nhóm không bỡ ngỡ như em – Nga nói.
Thày Thành hỏi: Em có nhớ đợt thực tập sư phạm ở trường dạy nghề? Và rồi thày chậm rãi kể với chất giọng thật trầm ấm:
Dịp ấy vào mùa thu, tôi dẫn các em đi thực tập sư phạm ở một trường dạy nghề. Trường vừa qua đợt tuyển sinh, thêm nhiều lớp mới, có lớp phải học, hoặc thực tập tay nghề vào buổi tối. Sinh viên thực tập được chia theo nhóm, mỗi nhóm phụ trách một lớp học sinh học nghề. Các em nhận kế hoạch lên lớp lý thuyết, thực hành ở các bộ môn, cũng phải đi ca theo kế hoạch dạy học của trường. Trước đó các em đã có hai tuần thực tập sư phạm ở trường và được trang bị những kỹ năng đứng lớp cơ bản. Tuy nhiên đây là môi trường mới, học sinh học nghề là đối tượng của hoạt động giáo dục dạy học của các em. Tôi đã tư vấn cho em về cách thức thực hiện bài giảng, các phương án sử dụng phương tiện dạy học. Em đã tập giảng nhiều lần trước khi lên lớp. Tuy thế giờ giảng của em không thành công. Em dường như không thể bước qua những rào cản tâm lý để chủ động trong các tình huống của bài giảng. Có thể những nhận xét của tôi làm em đau lòng.
Không! Em chưa bao giờ cảm thấy đau lòng vì điều đó. Cứ mỗi lần lên lớp, được thày tham gia góp ý, là mỗi lần em rút được kinh nghiệm. Nga khẳng định- có điều em không thể hài lòng về mình. Sau này cũng vậy, mỗi khi thấy bài giảng còn điểm yếu, em lại tự trách mình. Thưa thày! Sau bao năm công tác, giờ đây cũng đã có kinh nghiệm, nhưng em luôn tự nhủ phải cố gắng, cố gắng để mỗi giờ lên lớp là đem lại niềm vui, hứng khởi cho học sinh.
Thày Thành vẫn tiếp tục với câu chuyện đang theo đuổi: Sau này tôi mới rõ đã quá khe khắt với em. Những nhận xét của tôi có thể đúng nhưng đã tạo cho em những mặc cảm và chính nó đã tạo ra rào cản tâm lý khi em lên lớp.
Không phải thế đâu thày! Nga khẳng định lại. Ngày ấy chúng em còn non nớt. Rời nôi gia đình, rời ghế nhà trưòng phổ thông đi học đại học, từ môi trường nhỏ bé đến môi trường xã hội có khác nào từ ngòi ra biển. Từ kiểu sống phụ thuộc ít giao tiếp đến cuộc sống độc lập, giao tiếp rộng, chúng em còn quá ít kinh nghiệm.
Thày Thành- Em nói phải! Thật ra năng lực sư phạm cũng như các năng lực
Theo dõi
Men theo hè đường trục chính, trong tâm trạng vui vẻ thày Thành tới khu giảng đường của trường. Hai bên đường, phượng đã bắt đầu xoè tán tỏa bóng xuống mặt đường, những cây hoa chăm pa lá xanh, lá đỏ vươn cao quá đầu người với những chùm quả tròn sắc nâu . Sân trường được chia thành từng ô với những khóm tre cảnh dóng vàng, lá xanh, những khóm tường vi lúp xúp như mâm xôi cao ngang người.
Khu giảng đường với những hàng cột tròn , những hoạ tiết hình thoi sơn màu xám trang trí ở sảnh giữa, các tầng với hàng hiên rộng và những ô cửa sổ màu xanh. Từ lối này có thể đến các khối nhà sau của trường. Tất cả gợi lên cảm giác thâm trầm sâu sắc của thế giới tri thức.
Mọị người đứng ở sân trường. Phần đông phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống, mỗi áo một sắc màu khác nhau: xanh ngọc, đỏ, xanh nõn chuối, tím hoặc màu trắng. Một số mặc váy trắng, áo đen. Nam giới cũng trong những trang phục công chức lịch sự và trẻ trung . Không gian xáo động với những đoàn người, đoàn xe nối đuôi nhau vào trường, trong tiếng cười, tiếng chào, những cái bắt tay của bạn bè lâu ngày gặp lại.
Sáng nay họp hội đồng giám khảo. Từ bờ biển Thày Thành quay lại khu giảng đường, tới hội trường. Đã qua những ngày hè nóng nực, Sầm Sơn bắt đầu với mùa thu, nắng vàng rạng rỡ. Nước biển trong xanh, mặt biển trải xa tít tắp và bầu trời cũng cất lên cao. Gió sớm tinh khôi từ biển thổi vào mát rượi.
Bước lên tầng hai, bất giác đôi mắt thày Thành bị cuốn hút bởi một dáng người trong tà áo dài màu thanh thiên rất hợp với vóc người tròn lẳn đang đi lại ngoài hành lang. Em đi những bước đi uyển chuyển, vui vẻ, phấn chấn như bay trên đôi gót chân, ngực hơi ưỡn cao về phía trước, đài các và tự tin. Dáng người và những bước đi ấy gợi lên sự trẻ trung, nghị lực và sự hấp dẫn của một tâm hồn tràn đầy trong trẻo và nữ tính. Có lẽ đây là người quen? Khi người phụ nữ đó quay lại, thày thảng thốt vì đó chính là Nga.
Thày Thành phải không ạ!
Em là Nga sinh viên lớp KT 15?
Vâng!Em đã nhìn thấy thày từ chiều qua, quả thật chưa dám nhận. Sợ nhầm lẫn. Cho đến khi đọc danh sách giám khảo, em mới chắc đó là thày. Em đã qua lại ngoài hành lang chờ xem thày có nhận ra học trò hay không?
Sầm Sơn vào buổi tối, phố đã lên đèn. Xe máy, xe du lịch, xe ca đi lại như mắc cửi. Những chiếc xe điện miệt mài trên khắp các nẻo đường thị xã đón khách. Tiếng còi xe, tiếng rú của các loại động cơ, tiếng người tạo thành âm thanh ồn ã. Du khách thập phương ngồi trong các quán bia, quán cafe, hoặc tản bộ dọc theo con đường nằm ven theo bãi tắm.. Thanh niên tập trung ở vũ trường, từ đấy vọng ra tiếng nhạc xập xình chát chúa.
Biển ầm ào tiếng sóng, có thể nghe tiếng từng con sóng đổ ào ào vào bờ bãi, vài giây im lặng và rồi lại nghe tiếng sóng đổ ào ào.. Từ đây, dù trời tối, thày Thành vẫn có thể nhìn thấy từ phía rất xa của biển khơi những dải bọt trắng nhờ như bờm ngựa của các con sóng lớn, ánh sáng đèn từ các con tàu đại dương. Gió thổi rộng dài trên bãi cát.
Em ngỡ thày không còn nhận ra em!- Nga nói.
Tôi nhớ chứ- Thày Thành nói.
Em có khác đi nhiều không?
Có chứ! Ngày trước em gày hơn- Thày Thành nói và trong ký ức bỗng sống dạy hình ảnh Nga thời sinh viên với mái tóc hoe vàng, khuôn mặt trái xoan và đôi mắt sáng. Thời gian và công việc đã biến cô bé ấy thành một phụ nữ trưỏng thành với khuôn mặt đầy đặn song vẫn không phai nét cũ; dáng người cao khô gày nay trở nên thon thả với những đường nét thật hoàn chỉnh, phong lưu và duyên dáng. Thày Thành nói tiếp- Giờ trông em nữ tính hơn, đằm thắm hơn. Em cũng tham gia vào hội giảng này- Thày Thành hỏi.
Vâng! Em không chỉ đi theo đoàn, còn có bài giảng tham gia vào hội thi. Em đã đạt giải nhất ở hội thi giáo viên trung học do sở tổ chức năm ngoái. Bài giảng của em được sở chọn tham gia hội giảng toàn quốc lần này.
Thày Thành mỉm cười. Nga đã để lại trong thày những ấn tượng sâu sắc. Đôi lúc trong bộn bề công việc chuyên môn, thày vẫn dành cho riêng mình một không gian để nhớ, để hoài niệm, đắm mình trong những ký ức, man mác nhớ và tiếc nuối. Sau giây phút đó thày cảm thấy thật thanh thản và tự tin.
Nga nói: em còn nhớ buổi lên lớp đầu tiên trong kỳ thực tập sư phạm. Lúc ấy chỉ có thày và các bạn bè cùng nhóm mà sao em run quá. Em luống cuống, chân lúc đá vào cạnh bàn, lúc vấp vào một cái gì đấy, tay không biết giấu đi đâu. Em cảm thấy như không đứng vững được trên đôi chân mình, những cử chỉ vô nghĩa, những câu nói không rõ nghĩa……Từ trên bục giảng, em lao xuống phía dưới lớp nói bằng giọng thảng thốt: em không giảng được đâu. Em không thể giảng được!Em đã trình diễn trước thày và bạn sự vụng về của mình. Những dòng chữ xiêu vẹo lên lên xuống xuống. Những con số xiêu vẹo.
Thày Thành cười nói: bài giảng đầu tiên mà. Ai chả vậy. Năng lực sư phạm một phần có tố chất của năng khiếu, song cơ bản vẫn nhờ vào việc luyện tập.
Thày nói vậy thôi. Một số bạn cùng nhóm không bỡ ngỡ như em – Nga nói.
Thày Thành hỏi: Em có nhớ đợt thực tập sư phạm ở trường dạy nghề? Và rồi thày chậm rãi kể với chất giọng thật trầm ấm:
Dịp ấy vào mùa thu, tôi dẫn các em đi thực tập sư phạm ở một trường dạy nghề. Trường vừa qua đợt tuyển sinh, thêm nhiều lớp mới, có lớp phải học, hoặc thực tập tay nghề vào buổi tối. Sinh viên thực tập được chia theo nhóm, mỗi nhóm phụ trách một lớp học sinh học nghề. Các em nhận kế hoạch lên lớp lý thuyết, thực hành ở các bộ môn, cũng phải đi ca theo kế hoạch dạy học của trường. Trước đó các em đã có hai tuần thực tập sư phạm ở trường và được trang bị những kỹ năng đứng lớp cơ bản. Tuy nhiên đây là môi trường mới, học sinh học nghề là đối tượng của hoạt động giáo dục dạy học của các em. Tôi đã tư vấn cho em về cách thức thực hiện bài giảng, các phương án sử dụng phương tiện dạy học. Em đã tập giảng nhiều lần trước khi lên lớp. Tuy thế giờ giảng của em không thành công. Em dường như không thể bước qua những rào cản tâm lý để chủ động trong các tình huống của bài giảng. Có thể những nhận xét của tôi làm em đau lòng.
Không! Em chưa bao giờ cảm thấy đau lòng vì điều đó. Cứ mỗi lần lên lớp, được thày tham gia góp ý, là mỗi lần em rút được kinh nghiệm. Nga khẳng định- có điều em không thể hài lòng về mình. Sau này cũng vậy, mỗi khi thấy bài giảng còn điểm yếu, em lại tự trách mình. Thưa thày! Sau bao năm công tác, giờ đây cũng đã có kinh nghiệm, nhưng em luôn tự nhủ phải cố gắng, cố gắng để mỗi giờ lên lớp là đem lại niềm vui, hứng khởi cho học sinh.
Thày Thành vẫn tiếp tục với câu chuyện đang theo đuổi: Sau này tôi mới rõ đã quá khe khắt với em. Những nhận xét của tôi có thể đúng nhưng đã tạo cho em những mặc cảm và chính nó đã tạo ra rào cản tâm lý khi em lên lớp.
Không phải thế đâu thày! Nga khẳng định lại. Ngày ấy chúng em còn non nớt. Rời nôi gia đình, rời ghế nhà trưòng phổ thông đi học đại học, từ môi trường nhỏ bé đến môi trường xã hội có khác nào từ ngòi ra biển. Từ kiểu sống phụ thuộc ít giao tiếp đến cuộc sống độc lập, giao tiếp rộng, chúng em còn quá ít kinh nghiệm.
Thày Thành- Em nói phải! Thật ra năng lực sư phạm cũng như các năng lực