Dưới chân Phật Quan Âm
Theo dõi
Tượng phật quan âm cam lồ đứng trên một gò đất rậm rạp lau lách và phủ lốm đốm sắc tím hoa mua không biết đã được dựng lên từ năm nào bên cạnh núi đá xanh đen. Những phụ cảnh quanh bức tượng trắng xám đặt trên bệ đa giác đỡ đài sen cao ngất ngưởng vẽ nên một không gian gây kinh ngạc giữa chốn hoang sơ. Tượng quay lưng về phía núi, hướng tuệ nhãn xuống dưới con đường quốc lộ cong queo, chập chùng đèo dốc bên miệng vực sâu. Ngay trước mặt tượng, cách vài chục bước chân là một lư hương tròn lớn bằng bê tông cắm ba cây nhang khổng lồ tạo hình đơn giản, trơn tru. Bên phải của tượng có một đền bác giác sụt lở mái ngói nhưng cột kèo còn kiên cố phác thành dấu vết thời gian. Thêm hai gốc thông cổ thụ xòe những cánh tay lá kim tròn trịa cân đối xa xa phía sau lưng tượng như những hộ pháp theo hầu. Ngoài những người dân tộc ở sâu trong rừng, thỉnh thoảng ngang qua để ngược lên thị trấn đổi hàng hóa thì dường như chỉ có gia đình Kim sống trong vòng bán kính năm cây số. Cha mẹ đưa Kim đến đây năm ba tuổi, ở trong ngôi nhà của người gác rừng. Kim gặp ông đúng một lần, sau khi bàn giao cơ ngơi lại cho người mới đến, ông gói ghém hành trang vào một chiếc ba lô cũ mèm rồi men dọc con đường quốc lộ hướng về phía bắc đi mất dạng. Cha mẹ kể ông đã cao tuổi nên muốn trở về quê với con cái, chứ sống một thân một mình ngã xuống chết lúc nào không ai biết mà lo ma chay. Người già tội vậy đấy! Trạm gác rừng ở đối diện tượng quan âm qua mặt đường quốc lộ, ngay đúng hướng nước cam lồ vẩy xuống, tạo cho gia đình Kim sự an tâm lớn lao trong tinh thần. Cha phát quang một lối nhỏ lên tượng quan âm. Kim níu tay mẹ bám vào những gờ đất, miệt mài cũng trèo được tới nơi. Một khoảnh nền đá từ chân tượng ra đến lư hương khiến cỏ cây chen vào được trở thành sân chơi thú vị của đứa trẻ lên ba, trong lúc cha mẹ hì hụi phạt bớt lau sậy xung quanh để thể hiện lòng chiêm bái với đấng trí huệ từ bi. Ở chỗ mới, cha ngày ngày tập cách đặt bẫy để săn thú rừng, mẹ xới đất nhặt cỏ trồng thêm luống rau đợi dịp thay thế những đĩa lá tàu bay, ngọn sam luộc trong bữa ăn đạm bạc. Được một tháng cha lên thị trấn lĩnh món tiền lương còm cõi tiện thể mang về vài gốc chuối và một quả su su đã lên mầm. Mẹ trồng chuối thành một hàng bên vườn rau, cha dựng thêm một cái giàn cho dây su su leo lên. Sau đó ba người nắm tay nhau đứng nhìn thành quả lao động, mơ ngày cây trái lúc lỉu đến thật gần. Hàng chuối lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc trổ ra những cái bắp tím sậm lấp ló giữa các phiến lá xanh mát mắt. Rồi khi buồng chuối đầu tiên xuất hiện vài trái phớt vàng, cha chặt xuống mang vào đặt giữa nhà rồi cắt ra thành từng nải. Mẹ chọn hai nải đẹp nhất, một đặt lên bàn thờ cho cha thắp nhang cúng cụ, nải còn lại dẫn theo Kim mang lên tượng quan âm. Thấy mẹ nghiêm trang đứng trước tượng quan âm khấn vái, Kim cũng chắp tay bắt chước dáng điệu thành kính nhưng không biết cầu xin điều gì. Từ đó thành lệ, cứ ngày rằm, mùng một mẹ lại mang chuối lên thắp nhang trước tượng phật, đợi qua hôm sau lại lên thỉnh lộc về ăn. Cuộc sống êm ả, dịu dàng dưới chân phật quan âm cứ thế trôi qua. Lâu lâu cha hoặc mẹ cho Kim đi theo lên thị trấn ăn phở, ăn bún, rồi đi mua gạo hoặc một số nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Có lần cả cha mẹ cùng đưa Kim đi, họ đổi một số gà vịt và thỏ để sắm cho Kim bộ váy công chúa bằng ren màu hồng, đính hạt lấp lánh trên cổ. Nhưng Kim lại thích mê bộ váy màu vàng cột dây nơ xinh xắn, thế là cha mẹ mua cho con gái cưng luôn cả hai chiếc váy. Sau đó cha mẹ dắt Kim đến một tiệm chụp ảnh, để lưu lại khoảnh khắc gia đình. Bác phó nháy lưỡng lự khuyên không nên chụp ba, người ta kiêng ghê lắm. Song cha Kim cười tươi rói bảo bác thợ yên tâm, nhà có tới bốn người lận. Lúc này mẹ mới xoa đầu Kim nựng là sắp lên chức chị. Vậy là mai mốt cha mẹ có đi vắng thì ở nhà Kim đã có em chơi cùng rồi. Vài tháng sau mẹ sinh ra một em bé. Kim tròn mắt hỏi: “Sao con không có cái vòi phun nước như của em”. Cha mẹ cùng phì cười: “Vì em là con trai mà!”. * Kim hơn sáu tuổi, em trai đầy năm. Bỗng đâu dưới chân núi đá xuất hiện nhiều người lạ mặc đồng phục. Rồi xe tải, cần cẩu, máy xúc ùn ùn kéo đến. Không khí quanh nhà Kim vốn trầm lắng trở nên náo nhiệt như trảy hội. Thế là nhà cửa mọc lên, dân cư khắp các vùng miền cũng tụ về góp mặt. Một xí nghiệp khai thác đá hình thành nhanh chóng ngay trong tầm quan sát của tượng phật, dưới chân núi đá thì bày biện cơ man máy móc cỡ đại và những băng chuyền khổng lồ, thêm cả một dãy lớp học bằng nứa lá được dựng lên cách chỗ quan âm đứng một cây số về phía thị xã. Mẹ xin được chân tạp vụ trong xí nghiệp, cha cũng trả lại căn nhà gác rừng để làm công nhân nổ mìn phá đá cho lương bổng cao hơn. Bốn người rồng rắn cõng đồ đạc qua bên khu tập thể nồng mùi gỗ mới và xi măng. Gia đình Kim bước sang một trang cuộc sống mới. Hòa nhập và biến động. Cuối mùa mưa năm ấy, cha ở trên công trường đá, mẹ loăng quăng lo việc trà nước quét tước dãy nhà cán bộ bên kia đường, Kim ngồi bên cửa sổ ôm em nhìn ra màn nước trắng xóa hát khúc đồng dao tự chế ngộ nghĩnh: “Bà còng đi chợ trời mưa, cái tôm cái tép đi đưa bà về, chày bà trong túi rơi ra, con cua đỡ được nhảy vào nồi riêu,...”. Giữa buổi, trời ngơn ngớt, Kim thấy mẹ mặc áo mưa băng qua đường chạy vội về nhà. Mẹ thoăn thoắt nhóm bếp, khuấy bột, đổ ra đĩa để lên bàn, rồi dặn Kim: “Nếu bột nguội mà mưa quá mẹ chưa về kịp thì con đút cho em ăn nhé!” trước khi tất tả chạy sang khu làm việc trong tiếng sấm đì đùng. Những cơn mưa rừng đúng mùa lần nào cũng thối đất thối cát, mẹ đi một lúc thì nước trên trời có vẻ trút xuống nhiều hơn, gió rin rít thổi nghiêng những giọt dài trong vắt. Kim thấy đĩa bột đã nguội, mẹ chắc không vượt qua nổi cơn mưa, nên đành bưng vào đút cho em ăn như lời dặn dò. Ăn được nửa đĩa, em trai kháu khỉnh hay cười đùa đột nhiên chuyển sắc mặt tím tái và ho sặc sụa rồi thở đứt đoạn. Kim hốt hoảng vỗ lưng xoa ngực em nhưng tình trạng dường như càng tệ hơn. Đứa trẻ mới non bảy tuổi chẳng biết xử trí thế nào nên lao ra cửa, chạy băng qua màn mưa dày đặc tìm mẹ. Đến khi trở về thì em trai đã tắt thở trên giường. Mẹ ôm xác con trai chết lặng, còn Kim sợ hãi không dám vào nhà cứ đứng phơi thân dưới tảng nước vụn tung tóe của đất trời. Trong đám tang của em trai, Kim sốt hầm hập nằm trên giường, thấy đầu mình hiện lên ngàn triệu những ảo ảnh tối đen. Lúc thì là những hoa văn sáng màu đang rung rinh thì bỗng chuyển sắc giận dữ đổ sập vào Kim, nghiền thể xác bé nhỏ ra trăm mảnh. Lúc thì những hình dạng ngáo ộp, quái vật há chiếc miệng cắm chi chít răng nanh sắc nhọn như muốn nuốt trọn Kim. Cơn sốt thường làm Kim khóc thét lên và khi bật dậy có cha ôm vào lòng vỗ về an ủi. 49 ngày trôi qua, rồi đến 1
Theo dõi
Tượng phật quan âm cam lồ đứng trên một gò đất rậm rạp lau lách và phủ lốm đốm sắc tím hoa mua không biết đã được dựng lên từ năm nào bên cạnh núi đá xanh đen. Những phụ cảnh quanh bức tượng trắng xám đặt trên bệ đa giác đỡ đài sen cao ngất ngưởng vẽ nên một không gian gây kinh ngạc giữa chốn hoang sơ. Tượng quay lưng về phía núi, hướng tuệ nhãn xuống dưới con đường quốc lộ cong queo, chập chùng đèo dốc bên miệng vực sâu. Ngay trước mặt tượng, cách vài chục bước chân là một lư hương tròn lớn bằng bê tông cắm ba cây nhang khổng lồ tạo hình đơn giản, trơn tru. Bên phải của tượng có một đền bác giác sụt lở mái ngói nhưng cột kèo còn kiên cố phác thành dấu vết thời gian. Thêm hai gốc thông cổ thụ xòe những cánh tay lá kim tròn trịa cân đối xa xa phía sau lưng tượng như những hộ pháp theo hầu. Ngoài những người dân tộc ở sâu trong rừng, thỉnh thoảng ngang qua để ngược lên thị trấn đổi hàng hóa thì dường như chỉ có gia đình Kim sống trong vòng bán kính năm cây số. Cha mẹ đưa Kim đến đây năm ba tuổi, ở trong ngôi nhà của người gác rừng. Kim gặp ông đúng một lần, sau khi bàn giao cơ ngơi lại cho người mới đến, ông gói ghém hành trang vào một chiếc ba lô cũ mèm rồi men dọc con đường quốc lộ hướng về phía bắc đi mất dạng. Cha mẹ kể ông đã cao tuổi nên muốn trở về quê với con cái, chứ sống một thân một mình ngã xuống chết lúc nào không ai biết mà lo ma chay. Người già tội vậy đấy! Trạm gác rừng ở đối diện tượng quan âm qua mặt đường quốc lộ, ngay đúng hướng nước cam lồ vẩy xuống, tạo cho gia đình Kim sự an tâm lớn lao trong tinh thần. Cha phát quang một lối nhỏ lên tượng quan âm. Kim níu tay mẹ bám vào những gờ đất, miệt mài cũng trèo được tới nơi. Một khoảnh nền đá từ chân tượng ra đến lư hương khiến cỏ cây chen vào được trở thành sân chơi thú vị của đứa trẻ lên ba, trong lúc cha mẹ hì hụi phạt bớt lau sậy xung quanh để thể hiện lòng chiêm bái với đấng trí huệ từ bi. Ở chỗ mới, cha ngày ngày tập cách đặt bẫy để săn thú rừng, mẹ xới đất nhặt cỏ trồng thêm luống rau đợi dịp thay thế những đĩa lá tàu bay, ngọn sam luộc trong bữa ăn đạm bạc. Được một tháng cha lên thị trấn lĩnh món tiền lương còm cõi tiện thể mang về vài gốc chuối và một quả su su đã lên mầm. Mẹ trồng chuối thành một hàng bên vườn rau, cha dựng thêm một cái giàn cho dây su su leo lên. Sau đó ba người nắm tay nhau đứng nhìn thành quả lao động, mơ ngày cây trái lúc lỉu đến thật gần. Hàng chuối lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc trổ ra những cái bắp tím sậm lấp ló giữa các phiến lá xanh mát mắt. Rồi khi buồng chuối đầu tiên xuất hiện vài trái phớt vàng, cha chặt xuống mang vào đặt giữa nhà rồi cắt ra thành từng nải. Mẹ chọn hai nải đẹp nhất, một đặt lên bàn thờ cho cha thắp nhang cúng cụ, nải còn lại dẫn theo Kim mang lên tượng quan âm. Thấy mẹ nghiêm trang đứng trước tượng quan âm khấn vái, Kim cũng chắp tay bắt chước dáng điệu thành kính nhưng không biết cầu xin điều gì. Từ đó thành lệ, cứ ngày rằm, mùng một mẹ lại mang chuối lên thắp nhang trước tượng phật, đợi qua hôm sau lại lên thỉnh lộc về ăn. Cuộc sống êm ả, dịu dàng dưới chân phật quan âm cứ thế trôi qua. Lâu lâu cha hoặc mẹ cho Kim đi theo lên thị trấn ăn phở, ăn bún, rồi đi mua gạo hoặc một số nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Có lần cả cha mẹ cùng đưa Kim đi, họ đổi một số gà vịt và thỏ để sắm cho Kim bộ váy công chúa bằng ren màu hồng, đính hạt lấp lánh trên cổ. Nhưng Kim lại thích mê bộ váy màu vàng cột dây nơ xinh xắn, thế là cha mẹ mua cho con gái cưng luôn cả hai chiếc váy. Sau đó cha mẹ dắt Kim đến một tiệm chụp ảnh, để lưu lại khoảnh khắc gia đình. Bác phó nháy lưỡng lự khuyên không nên chụp ba, người ta kiêng ghê lắm. Song cha Kim cười tươi rói bảo bác thợ yên tâm, nhà có tới bốn người lận. Lúc này mẹ mới xoa đầu Kim nựng là sắp lên chức chị. Vậy là mai mốt cha mẹ có đi vắng thì ở nhà Kim đã có em chơi cùng rồi. Vài tháng sau mẹ sinh ra một em bé. Kim tròn mắt hỏi: “Sao con không có cái vòi phun nước như của em”. Cha mẹ cùng phì cười: “Vì em là con trai mà!”. * Kim hơn sáu tuổi, em trai đầy năm. Bỗng đâu dưới chân núi đá xuất hiện nhiều người lạ mặc đồng phục. Rồi xe tải, cần cẩu, máy xúc ùn ùn kéo đến. Không khí quanh nhà Kim vốn trầm lắng trở nên náo nhiệt như trảy hội. Thế là nhà cửa mọc lên, dân cư khắp các vùng miền cũng tụ về góp mặt. Một xí nghiệp khai thác đá hình thành nhanh chóng ngay trong tầm quan sát của tượng phật, dưới chân núi đá thì bày biện cơ man máy móc cỡ đại và những băng chuyền khổng lồ, thêm cả một dãy lớp học bằng nứa lá được dựng lên cách chỗ quan âm đứng một cây số về phía thị xã. Mẹ xin được chân tạp vụ trong xí nghiệp, cha cũng trả lại căn nhà gác rừng để làm công nhân nổ mìn phá đá cho lương bổng cao hơn. Bốn người rồng rắn cõng đồ đạc qua bên khu tập thể nồng mùi gỗ mới và xi măng. Gia đình Kim bước sang một trang cuộc sống mới. Hòa nhập và biến động. Cuối mùa mưa năm ấy, cha ở trên công trường đá, mẹ loăng quăng lo việc trà nước quét tước dãy nhà cán bộ bên kia đường, Kim ngồi bên cửa sổ ôm em nhìn ra màn nước trắng xóa hát khúc đồng dao tự chế ngộ nghĩnh: “Bà còng đi chợ trời mưa, cái tôm cái tép đi đưa bà về, chày bà trong túi rơi ra, con cua đỡ được nhảy vào nồi riêu,...”. Giữa buổi, trời ngơn ngớt, Kim thấy mẹ mặc áo mưa băng qua đường chạy vội về nhà. Mẹ thoăn thoắt nhóm bếp, khuấy bột, đổ ra đĩa để lên bàn, rồi dặn Kim: “Nếu bột nguội mà mưa quá mẹ chưa về kịp thì con đút cho em ăn nhé!” trước khi tất tả chạy sang khu làm việc trong tiếng sấm đì đùng. Những cơn mưa rừng đúng mùa lần nào cũng thối đất thối cát, mẹ đi một lúc thì nước trên trời có vẻ trút xuống nhiều hơn, gió rin rít thổi nghiêng những giọt dài trong vắt. Kim thấy đĩa bột đã nguội, mẹ chắc không vượt qua nổi cơn mưa, nên đành bưng vào đút cho em ăn như lời dặn dò. Ăn được nửa đĩa, em trai kháu khỉnh hay cười đùa đột nhiên chuyển sắc mặt tím tái và ho sặc sụa rồi thở đứt đoạn. Kim hốt hoảng vỗ lưng xoa ngực em nhưng tình trạng dường như càng tệ hơn. Đứa trẻ mới non bảy tuổi chẳng biết xử trí thế nào nên lao ra cửa, chạy băng qua màn mưa dày đặc tìm mẹ. Đến khi trở về thì em trai đã tắt thở trên giường. Mẹ ôm xác con trai chết lặng, còn Kim sợ hãi không dám vào nhà cứ đứng phơi thân dưới tảng nước vụn tung tóe của đất trời. Trong đám tang của em trai, Kim sốt hầm hập nằm trên giường, thấy đầu mình hiện lên ngàn triệu những ảo ảnh tối đen. Lúc thì là những hoa văn sáng màu đang rung rinh thì bỗng chuyển sắc giận dữ đổ sập vào Kim, nghiền thể xác bé nhỏ ra trăm mảnh. Lúc thì những hình dạng ngáo ộp, quái vật há chiếc miệng cắm chi chít răng nanh sắc nhọn như muốn nuốt trọn Kim. Cơn sốt thường làm Kim khóc thét lên và khi bật dậy có cha ôm vào lòng vỗ về an ủi. 49 ngày trôi qua, rồi đến 1