người mẹ tồi tệ.
Tình thân gia đình không có, những con người trong xã hội cũng làm ngơ trước một con người bất hạnh và bóc lột sức lao động của bà một cách tàn nhẫn. “Ngày ngày đi làm thuê, có người thì trả tiền, nhưng cũng không nhiều, thậm chí có người còn không trả vì họ bảo mình làm không được việc, làm không bằng người ta, so bì với người khỏe mạnh để quỵt tiền mình. Biết thế mà không làm gì được nên đành phải chấp nhận. Nhiều lúc cũng nghĩ mình sẽ đi tu nhưng vì tâm chưa tĩnh nên không thể vào trốn cửa phật”, bà Vui nhớ lại.
Con người nhỏ bé, yếu ớt, bệnh tật và thiếu thốn tình thương ấy cũng đã chịu đựng được những gì đau là đau thương nhất, khổ cực nhất. 30 năm lưu lạc và sự nếm trải những trái đắng của cuộc đời đã cho bà nghị lực sống để vượt qua những mất mát đau thương, tiếp tục sống tiếp cuộc đời.
Nhắc về mẹ mình, bà vừa nói vừa khóc: “Bà ấy vào Nam lấy chồng và cũng có một đứa con rồi, nhưng cũng chẳng bao giờ trở về nữa đâu. Từ khi sinh ra đã không có tình cảm mẹ con rồi. Nhiều người bệnh tật ốm yếu, người ta vẫn thương yêu con, đùm bọc, che chở cho con. Nghĩ đến hoàn cảnh của mình mà thấy buồn, tủi thân và hận mẹ mình hơn. Bị mẹ đẻ hắt hủi còn đau đớn hơn là không có mẹ”.
Biết hoàn cảnh đáng thương của bà, hơn nữa mọi người xung quanh trong thôn cũng biết bà lang thang đã nhiều năm nên cán bộ thôn đã làm đơn và gửi bà vào Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh để bà được chăm sóc và sống nốt những ngày còn lại cuối đời.
Từ ngày vào trung tâm, bà Vui cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn, được nói chuyện, giao lưu với những người có cùng hoàn cảnh với mình. Bà không còn nghĩ nhiều nữa, chỉ mong được sống những ngày tháng yên bình tại trung tâm. Tôi hỏi: “Nếu có một ngày người mẹ tội lỗi ấy tìm về với bà, bà có nhận không?”. Bà cười rồi khẳng định: “Bà ấy không bao giờ trở lại nữa đâu”.
Nhưng nhìn vào ánh mắt, nụ cười của bà, tôi hiểu được niềm hy vọng và niềm tin về tình mẫu tử còn tồn tại trong tâm trí bà.
Bạn đang đọc truyện tại Website Truyen186.Com - Website đọc truyện trên Mobile
Đánh giá
Tình thân gia đình không có, những con người trong xã hội cũng làm ngơ trước một con người bất hạnh và bóc lột sức lao động của bà một cách tàn nhẫn. “Ngày ngày đi làm thuê, có người thì trả tiền, nhưng cũng không nhiều, thậm chí có người còn không trả vì họ bảo mình làm không được việc, làm không bằng người ta, so bì với người khỏe mạnh để quỵt tiền mình. Biết thế mà không làm gì được nên đành phải chấp nhận. Nhiều lúc cũng nghĩ mình sẽ đi tu nhưng vì tâm chưa tĩnh nên không thể vào trốn cửa phật”, bà Vui nhớ lại.
Con người nhỏ bé, yếu ớt, bệnh tật và thiếu thốn tình thương ấy cũng đã chịu đựng được những gì đau là đau thương nhất, khổ cực nhất. 30 năm lưu lạc và sự nếm trải những trái đắng của cuộc đời đã cho bà nghị lực sống để vượt qua những mất mát đau thương, tiếp tục sống tiếp cuộc đời.
Nhắc về mẹ mình, bà vừa nói vừa khóc: “Bà ấy vào Nam lấy chồng và cũng có một đứa con rồi, nhưng cũng chẳng bao giờ trở về nữa đâu. Từ khi sinh ra đã không có tình cảm mẹ con rồi. Nhiều người bệnh tật ốm yếu, người ta vẫn thương yêu con, đùm bọc, che chở cho con. Nghĩ đến hoàn cảnh của mình mà thấy buồn, tủi thân và hận mẹ mình hơn. Bị mẹ đẻ hắt hủi còn đau đớn hơn là không có mẹ”.
Biết hoàn cảnh đáng thương của bà, hơn nữa mọi người xung quanh trong thôn cũng biết bà lang thang đã nhiều năm nên cán bộ thôn đã làm đơn và gửi bà vào Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh để bà được chăm sóc và sống nốt những ngày còn lại cuối đời.
Từ ngày vào trung tâm, bà Vui cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn, được nói chuyện, giao lưu với những người có cùng hoàn cảnh với mình. Bà không còn nghĩ nhiều nữa, chỉ mong được sống những ngày tháng yên bình tại trung tâm. Tôi hỏi: “Nếu có một ngày người mẹ tội lỗi ấy tìm về với bà, bà có nhận không?”. Bà cười rồi khẳng định: “Bà ấy không bao giờ trở lại nữa đâu”.
Nhưng nhìn vào ánh mắt, nụ cười của bà, tôi hiểu được niềm hy vọng và niềm tin về tình mẫu tử còn tồn tại trong tâm trí bà.
Bạn đang đọc truyện tại Website Truyen186.Com - Website đọc truyện trên Mobile
Đánh giá