ơng xa xôi vào mùa này không còn vắng, lữ khách có khi là những đôi nam thanh nữ tú tìm đến để chụp ảnh cưới hoặc săn hình. Còn nàng, đơn giản đến để… khóc… khóc cho hết nước mắt… cho đến khi trái tim là một hòn cuội nhỏ lăn từ trên đỉnh và vướng vào một khe bất kì… Nàng và Ngọc Lan đi chợ phiên ăn món thắng cố và uống rượu ngô. Rượu uống chưa vơi thì nàng khóc. Giữa chợ, đôi ba cặp mắt tò mò nhìn người phụ nữ dưới xuôi ôm bát rượu nghẹn ngào. Người phụ nữ bán quán ngơ ngác nhìn rồi cười. Mấy anh thanh niên dân tộc xì xào với nhau bằng tiếng bản địa mà sau này Ngọc Lan dịch rằng: “Giàng ơi, nó không ăn được cỏ khô và phân tươi rồi”. Thắng cố nấu nguyên thủy không chỉ là mùi cỏ khô, phân tươi trong “lục phủ ngũ tạng” của các loài động vật trong chảo mà còn có cả mùi chuột chết, thịt thối… Tất cả tạo nên mùi thắng cố ăn một lần không thể quên được. Buổi chiều ấy đi ngang cuộc đời, nàng tìm ánh mắt anh trên khuôn mặt bất kì người đàn ông nào lướt qua… Nhưng không thấy… Chỉ thấy trong bát rượu méo mó gương mặt chính mình. Chủ quán không còn nhìn lữ khách, ánh mắt chị thả theo đoàn người lục đục trở về… Nàng vì một bát rượu ngô mà ngã xuống, trầy trụa mãi vẫn thấy run rẩy khi tự mình đứng lại trên đôi chân của mình. Yêu anh không bao giờ là một phút ngông cuồng của tuổi trẻ và đam mê. Trúc Hạ cuối cùng đã uống rượu bằng bát, uống xong trào nước mắt, nhưng không gục ngã, không dị ứng cơm cháy, nhưng cũng không làm tan đi được những đau đớn cuộn lên trong lòng như những đợt sóng ngầm.
Nam ở đâu trong những người đàn ông ở chợ hôm đó? Nam ở đâu trong những cơn say…
***
“Em có thích được làm ở tòa soạn A ngay trung tâm thành phố không? Chỉ cần một tiếng của anh chúng nó sẽ nhận em ngay…”, một vị quan chức văn chương luồn đôi tay run rẫy già nua vào tóc nàng, ấn cổ nàng vào một góc tối trên dẫy hành lang của một hội trường nơi vừa diễn ra một hội thảo quan trọng. Nàng không phản ứng, để mặc những sợi tóc quằn quại trên những ngón tay nhăn nhúm ram rám đồi mồi kia cho đến khi lão lè chiếc lưỡi đỏ hồng, mỏng dính của kẻ suốt ngày nói những lời óng ả về tính nhân văn sực nức mùi giả dối lòe loẹt trên bục cao thì nàng đấy mạnh lão ra. Lão hơi chới với.
- Thưa ông! Em thích được làm việc ở tòa soạn A lắm chứ! Nhưng ông nặng mùi quá…
- Anh sẽ xúc miệng ngay lập tức… em đợi anh tí… Anh mới ăn thịt chó. Tệ thật. Chúng nó lại đãi thịt chó. May quá anh thủ sẵn chai Trà xanh P/s đây rồi.
Lão lưỡi mỏng lập cập chạy đến lavabo, nàng cười khẩy:
- Nhưng thưa ông, mùi bỉ ổi không rửa được.
Lão lưỡi mõng đớ người. Như thể người ta vừa hắt keo dán sắt vào lão. Nàng kiêu hãnh thẳng lưng vươn ngực đi dọc hành lang. Bỏ lại phía sau tiếng rít qua kẽ răng:
- Con đàn bà ngoa ngôn. Rồi mày xem mày sẽ đi được tới đâu.
Nàng không ngoái lại. Tiếng rít rơi tỏm vào khoảng không. Dáng uyển chuyển của nàng khiến ánh mắt lão lưỡi mỏng dính chặt vào hai ngọn mông nhấp nhô mềm mại. Lão câm họng, tiếc nuối “con mồi” tưởng sẽ săn được trong gang tấc. Lối hành lang dài và trơn. Lối đi dẫn đến một con đường rộng đầy nắng. Đang là mùa hè, cái nắng bẳn gắt đổ 2 vết nám tròn như đồng xu lên gò má Trúc Hạ. Nàng soi gương, nhô ra giữa mái tóc đen nhánh vài sợi bạc. “Mình già rồi…”. Nàng vẽ lên khuôn mặt Nam vào một tờ giấy nhỏ, kì lạ, mọi nét vẽ mờ ngay lập tức như thể khuôn mặt Nam không tồn tại, chỉ còn lại ánh mắt… Ánh mắt nao nức buồn, thẳm sâu, đầy ngờ vực, ánh mắt vùi nàng xuống gối, vắt trong tim nàng những giọt nước mắt màu hồng ngọc. Một cơn đau chạy dọc thân thể, nàng với cuốn sổ ghi bằng mực đỏ bức thư thứ 357 bắt đầu bằng một câu thơ của Xuân Diệu: “Thế giới ba phần tư nước mắt”. Anh có thấy nước mắt nào màu hồng ngọc không? Anh đừng tưởng anh tan thành khói mà em không thể yêu anh được… Em cứ yêu! Kệ anh!”.
Một năm có 365 ngày, nàng viết đủ cho anh 365 bức thư. Đến ngày thứ 365 nàng tô đậm dòng: “Hình nhân khói… Anh cứ tan đi. Nhưng anh vẫn sẽ là người đàn ông duy nhất của em!”.12»
Đánh giá
Nam ở đâu trong những người đàn ông ở chợ hôm đó? Nam ở đâu trong những cơn say…
***
“Em có thích được làm ở tòa soạn A ngay trung tâm thành phố không? Chỉ cần một tiếng của anh chúng nó sẽ nhận em ngay…”, một vị quan chức văn chương luồn đôi tay run rẫy già nua vào tóc nàng, ấn cổ nàng vào một góc tối trên dẫy hành lang của một hội trường nơi vừa diễn ra một hội thảo quan trọng. Nàng không phản ứng, để mặc những sợi tóc quằn quại trên những ngón tay nhăn nhúm ram rám đồi mồi kia cho đến khi lão lè chiếc lưỡi đỏ hồng, mỏng dính của kẻ suốt ngày nói những lời óng ả về tính nhân văn sực nức mùi giả dối lòe loẹt trên bục cao thì nàng đấy mạnh lão ra. Lão hơi chới với.
- Thưa ông! Em thích được làm việc ở tòa soạn A lắm chứ! Nhưng ông nặng mùi quá…
- Anh sẽ xúc miệng ngay lập tức… em đợi anh tí… Anh mới ăn thịt chó. Tệ thật. Chúng nó lại đãi thịt chó. May quá anh thủ sẵn chai Trà xanh P/s đây rồi.
Lão lưỡi mỏng lập cập chạy đến lavabo, nàng cười khẩy:
- Nhưng thưa ông, mùi bỉ ổi không rửa được.
Lão lưỡi mõng đớ người. Như thể người ta vừa hắt keo dán sắt vào lão. Nàng kiêu hãnh thẳng lưng vươn ngực đi dọc hành lang. Bỏ lại phía sau tiếng rít qua kẽ răng:
- Con đàn bà ngoa ngôn. Rồi mày xem mày sẽ đi được tới đâu.
Nàng không ngoái lại. Tiếng rít rơi tỏm vào khoảng không. Dáng uyển chuyển của nàng khiến ánh mắt lão lưỡi mỏng dính chặt vào hai ngọn mông nhấp nhô mềm mại. Lão câm họng, tiếc nuối “con mồi” tưởng sẽ săn được trong gang tấc. Lối hành lang dài và trơn. Lối đi dẫn đến một con đường rộng đầy nắng. Đang là mùa hè, cái nắng bẳn gắt đổ 2 vết nám tròn như đồng xu lên gò má Trúc Hạ. Nàng soi gương, nhô ra giữa mái tóc đen nhánh vài sợi bạc. “Mình già rồi…”. Nàng vẽ lên khuôn mặt Nam vào một tờ giấy nhỏ, kì lạ, mọi nét vẽ mờ ngay lập tức như thể khuôn mặt Nam không tồn tại, chỉ còn lại ánh mắt… Ánh mắt nao nức buồn, thẳm sâu, đầy ngờ vực, ánh mắt vùi nàng xuống gối, vắt trong tim nàng những giọt nước mắt màu hồng ngọc. Một cơn đau chạy dọc thân thể, nàng với cuốn sổ ghi bằng mực đỏ bức thư thứ 357 bắt đầu bằng một câu thơ của Xuân Diệu: “Thế giới ba phần tư nước mắt”. Anh có thấy nước mắt nào màu hồng ngọc không? Anh đừng tưởng anh tan thành khói mà em không thể yêu anh được… Em cứ yêu! Kệ anh!”.
Một năm có 365 ngày, nàng viết đủ cho anh 365 bức thư. Đến ngày thứ 365 nàng tô đậm dòng: “Hình nhân khói… Anh cứ tan đi. Nhưng anh vẫn sẽ là người đàn ông duy nhất của em!”.12»
Đánh giá