cưới hỏi phải về quê một lần, cũng 5 năm rồi chưa gặp L. Không biết cô ấy ra sao… Nhiều chuyện để suy nghĩ khiến ông không ngủ được, ra lan can hóng gió. Chợt ông giật mình. Cho đến bây giờ ông vẫn không quên được cái khoảnh khắc ấy: Một bóng người rơi từ trên lầu trên xuống, hai mắt mở to nhìn ông cười tà dị! 30′ sau, công an ập đến. Toàn khu bị phong tỏa. Sáng hôm sau có kết quả. Nạn nhân là một nam sinh tự tử vì thất tình. Đến khổ, yêu đương làm gì, công cha mẹ dưỡng dục hơn 20 năm chưa trả đã nhảy lầu vì gái… Ông chủ nhà than thở. ****************** Tối, ngồi một mình trong phòng. Ông Ba nhớ lại ánh mắt của người thanh niên tối qua. Nó như vờn qua lại trong đầu ông suốt một tuần. Hành nghề trừ ma hơn 20 năm chưa bao giờ ông bị ám ảnh như lúc này. Không được rồi, hôm nay ngày mười bốn tháng bảy! Ông Ba bật dậy lục đồ nghề. Tự dưng ông ớn lạnh. Quay ngoắt lại không thấy ai. Lúc này cần bảo trì thanh tỉnh, ông vừa nhẩm một đoạn kinh phật, vừa lục tìm bùa chú. Dán ở cửa, ông thở phào. Xong. Đêm nay ở nhà là yên. Hinh ơi! Tiếng bà già nhà bên. Ông đi ra ngoài lan can nhìn xuống. Người qua lại, tuyệt không thấy bà già đâu. Ông giật mình! Đoán ra nguyên nhân, ông ngẩng đầu lên. Trước mặt cách ông tầm 5m là một người con trai máu me đầy mặt nhìn ông. Chợt ông mê man… Cốc… cốc… Ông Ba giật mình thấy mình đang đứng trên lan can! Hoảng hồn, ông nhảy lùi vào nhà thở hổn hển. May quá, có người cứu. Ông ra mở cửa. L! Sao em lên đây? Em nhớ anh quá. Hai người ôm chầm lấy nhau. Tỉ tê một hồi, ông mới biết là ở nhà bảo L lên thăm ông, tiện bàn chuyện cưới hỏi. Vui quá, ông kéo L ra ngoài đi chơi, quên béng vừa xảy ra chuyện gì… Đến tầm 11h, ông đưa L về nhà bà con gần đó. Vì khuya rồi nên không dám vào ngõ, ông tạm biệt cô L rồi về nhà. 11h đóng cửa rồi, ông phải ngồi đợi một lúc mới có người ra mở cửa. Ngáp ngáp, ông lên lầu. Chẳng hiểu sao ông lại lên đến sân thượng! Quái, rõ ràng mình mới lên có 1 lầu, còn 4 lầu nữa? Nhìn lên trên, ông ba thấy cậu thanh niên lúc chiều. Ánh mắt tà dị khiến ông thất thần. Người đó giơ tay vẫy vẫy. Ông lại mê đi… – Anh! Ông ba chợt tỉnh lại. Còn một bước nữa là ông ngã xuống dưới lầu. Ngước lên: Bóng người kia đã biến mất từ bao giờ. Mồ hôi vã ướt lưng áo. Ông vội vàng bước lùi lại. Ông ngoại em đứng trước cổng nhà, hét vọng lên: – Mày làm gì đó Bảy? Xuống mở cửa cho anh. – Đợi em chút… Ông ngoại em lên báo tin. Ở quê xảy ra chuyện. Ông Ba nghe xong rụng rời, nước mắt chảy đầy mặt… Số là cô L hôm qua ngộ độc thức ăn, đến chiều tối thì đau dữ dội, cả nhà nháo nhào đi kiếm thầy thuốc nhưng không cứu được. Cô đã qua đời tối hôm qua. Thì ra lúc chiều tối là cô L cứu ông Ba. Lúc khuya cũng là giọng cô L. Yêu, chính là khi âm dương cách biệt vẫn quan tâm và nhớ về nhau… Part 7: Cái miễu. Truyện này em mới nhớ lại, mẹ hồi đó có kể cho em nghe chuyện ông ngoại thời trẻ. Cái này cũng ở quê em, nhưng hồi lâu lắc rồi. Các bác còn nhớ cái miễu thiêng, lúc nhỏ ông Ba trốn nhà vào đó lấy đồ cúng ăn chứ? Hồi đó ông em mới hơn hai mươi. Chắc vào khoảng năm ba mươi bốn mươi… Thuở ấy chiến tranh, người ngã xuống không phải ít. Trong đó trai tráng quê em đi lính cũng nhiều. Hòa bình một số người về, một số không về được. Để tưởng nhớ, làng lập cái đền. Nói là đền thì hơi quá, chính xác nó là cái miễu cũ, nhỏ thôi. Cử thêm một chú bộ đội bị cụt chân do mảnh bom trông coi quét dọn. Nói một chút về cái miễu. Nó vốn là nhà của một cụ già trong làng. Trước cả nhà cụ bị ngộ độc gì ấy, mỗi cụ thoát, còn vợ con chết cả. Cụ sống một mình, chả hiểu buồn chán hay sao đó, một ngày kia người ta thấy cụ vác túi ra khỏi làng. Cứ nghĩ là cụ đi chơi một hai ngày rồi về, mãi không thấy. Qua nhiều năm căn nhà chính thức bỏ hoang. Mà vị trí lại đẹp, ngay giữa làng. Thôi bỏ cũng phí, thế là trai tráng bỏ công tu chỉnh lại, rồi nhang đèn. Nhà nhà đến đó thắp nhang. Một thời gian miễu khá nhộn nhịp, nhưng sau đó thì thưa dần. Thời đó có mấy ai dư dả để mà ngày nào cũng đi thắp hương khấn vái? Lo ăn chưa xong. Vài chục năm sau thế chiến II nổ ra, cái miễu trở thành nơi cúng vái của các mẹ, các chị có chồng con đi lính. Rồi tiện thể người ta cúng vái các linh hồn liệt sĩ ở đó luôn. Bên cạnh cái miễu là giếng làng. Nước sinh hoạt của cả làng là đây. Nước sông chỉ dùng để tưới cây, hay chăn nuôi, còn ăn uống tắm rửa phải sạch sẽ, mới chống được bệnh. Những năm này bệnh tật liên miên, mà thầy thuốc không nhiều, để mắc bệnh thì rất phiền toái. Ông cố em chủ ý xây cái giếng này để mọi người có nước sạch dùng tránh bệnh tật vớ vẩn. Điều đáng nói ở đây, cái miễu này từ khi lập ra, đã được xác nhận là miễu linh. Còn linh thế nào thì để part sau *************** Năm đó ông ngoại em còn chưa lấy bà ngoại. Thanh niên trai tráng, hồi đó tuổi này tay bồng tay bế rồi, nhưng ông đi du học nên tư tưởng thoải mái, dù gái hay trai, chỉ hai là đủ Mặc cho người nhà thúc dục ông vẫn phơi phới, thanh niên trai tráng, cưới vợ sớm làm gì? Tổ chuốc trách nhiệm, cứ thế này tự do muốn làm gì thì làm, còn không thoải mái sao? Ông ngoại em không lanh lợi như ông Ba, cái đấy trời sinh, chỉ có học vấn và tầm nhìn. Ông ít nói, trầm tĩnh, không tham vọng. 5 năm tiếp cận nền văn minh khác không khiến ông mất đi gốc rễ và định kiến. Ông về làng phụ cố coi gia sản. Tính ông dễ gần, lại hay giúp người nên dân thương lắm. Thấm thoát đã hơn chục năm từ ngày lập miễu. Miễu này qua thời gian, vô số chuyện khiến mọi người kháo nhau: Miễu linh. Dân làng tuy không còn đến cúng bái nhiều như xưa, nhưng nhang đèn hoa chuối vẫn đầy đủ. Chú bộ đội được phân giữ miễu luôn hoàn thành trách nhiệm của mình, cho đến khi mất. Chú trúng gió mất. Đêm đấy chú uống rượu với mấy ông trong làng, về đến miễu lăn đùng ra đi-văng ngủ. Sáng có mấy cô trong làng tới thắp nhang mới biết. Lại qua thêm 2 tháng… Ào… Cảm nhận dòng nước mát lạnh xối từ trên đầu xuống, cô H phát ra tiếng rên nhẹ kiều mỵ, cả người run run hưởng thụ. Hôm nay cô đi ăn giỗ xa, về đến nhà cũng đã khuya. Đi đường cả ngày bụi bặm bám đầy mặt. Tính sạch sẽ, cô xách gàu ra giếng làng múc nước tắm. Bình thường mấy cô trong làng vẫn ra đây xối nước, kỳ cọ. Các bác đừng hiểu lầm, vẫn mặc quần áo nhé, bác nào gạch bậy bạ em phồng tôm phát chết luôn . Hôm nay trăng tròn. Xung quanh tiếng côn trùng kêu rả rích. Cách đó tầm 30m lại là cái miễu linh, kết hợp với màn đêm thật khiến người ta sợ hãi. Cũng có hơi ớn lạnh, nhưng cô H ngày ngày vẫn ra miễu thắp nhang. Sợ là mấy người xấu sợ, chứ mình cả đời không làm gì trái lương tâm, sợ cái gì? Nghĩ vậy cô trấn tĩnh lại, múc gàu nước cuối cùng. Tõm… Cô H thấy có gì đó không đúng. Quái lạ. sao gàu nước lại nặng thế này? móc trúng cái gì à? Cô buông gàu, lại kéo lên. Vẫn nặng. Hay là vướng vào cái gì? Trời đêm, trăng sáng nhưng chỉ đủ để thấy miệng giếng. Cô kéo thử, thì ra vẫn lên. Chắc là cành cây thôi-cô H thầm nhủ. Ráng kéo lên được một khúc, cô buông gàu hét lên thành tiếng! Một bàn tay gầy gò bám vào miệng giếng, một gương mặt đàn ông nhe hàm răng trắng ởn đang cười với cô! Cô H ra sức chạy, chạy mãi, quay đầu lại thì chẳng thấy gì nữa. Nhưng c