Tưởng nước mới bồi một cồn phù sa mới, bà bảo chồng đậu thuyền ngay tại cồn đất đó để tránh mắc cạn. Nói vừa dứt câu thì bà cầm sào chọc luôn vào “cồn đất” ấy. Thế nhưng, kinh hoàng thay, khi bà vừa xong động tác ấy thì “cồn đất” bỗng… trở mình. Kinh hãi, bà hớt hải gọi ông. Buông mái chèo, ông vọt lên.
Cảnh tượng trước mắt khiến hai người mắt cắt không còn giọt máu. “Cồn đất” ấy chính là một con vật khổng lồ, thân như thân rắn, nằm cuộn tròn sưởi nắng. Ú ớ, ông lôi bà vào khoang thuyền rồi vội vàng chèo ngược ra.
Mải miết chèo được vài trăm mét, thấy có mấy chiếc thuyền của ngư dân ở tỉnh Quảng Ninh đang tụm đầu vào nhau để chuẩn bị dùng bữa, ông đã gào hét, bảo họ cùng đến chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trên. Theo ông, mấy ngư dân ấy cũng đổ xô chèo thuyền đến.
Thế nhưng, đến nơi, “cồn đất” khi nãy đã biết đâu mất. Nơi ông bà định neo thuyền chỉ còn là hố cát lõm hẳn xuống cùng với bụi cát như có ai đó xới lên giữa nước biển trong veo.
Bà Thại cho biết, sau lần thấy con vật khổng lồ ấy, thấy nghề đi biển có quá nhiều rủi ro, thêm nữa, sức khoẻ của ông bà cũng đã có phần già yếu, bà đã bàn với ông quyết định gom lưới, gác chèo.
Như trường hợp của bà Thại, ông Huỳ cũng từ giã con đường ngư phủ, lên bờ quanh quẩn kiếm sống bằng việc chăn nuôi. Con cái ông cũng tuyệt nhiên không ai theo nghề cha nữa. đến giờ, tổng kết “cuộc đời ngư dân” của mình, ông Huỳ bảo, ngoài lần “giáp mặt kinh hoàng” với con vật khổng lồ trên, thì ông cũng đã thêm 2 lần nữa được thấy những loài hải ngư khổng lồ.
Lần thứ hai là vào khoảng năm 1975, đi đánh bắt ở ngoài vịnh Hạ Long, ông đã nhìn thấy con cá lớn gồ lưng lên như một sải cát. Không dám cho thuyền đến gần nhưng từ xa, ông phỏng đoán, con cá có sống lưng dài đến gần chục mét ấy, chí ít cũng phải nặng đến trên 10 tấn. Lần cuối cùng, khi sắp giải nghệ, tự tay ông đã đâm được con đồi mồi nặng hơn 5 tạ. Đó là con vật lớn kỷ lục, ở làng chài quê ông chưa ai bắt được. …. Hết.