g lúc chờ Quảng Thắng trả tiền, Thiệu chăm chú nhìn mấy lượt. Không thể không cảm thán trước kỹ thuật vẽ bản đồ của người hiện đại. Tất cả các thành phố chằng chịt san sát nhau đều được đánh dấu đầy đủ cả. Thiệu nhìn chòng chọc tấm bản đồ một lúc lâu, rồi đột nhiên sáng bừng đôi mắt. Hắn bổ nhào vào quầy hỏi chủ quán: “Có bút không? Mau lấy ra cho ta!” Chủ cửa hàng bị hỏi mà sững sờ, theo phản xạ đưa cho hắn cái bút bi ghi sổ, sau đó trơ mắt nhìn tên kia nhào tới tấm bản đồ, bôi bôi xóa xóa lên bản đồ Tổ Quốc yêu thương. “Ê! Anh làm gì đấy? Ai cho anh vẽ lên đó?”, chủ quán tức giận lách qua quầy hàng đi ra, nhưng Thiệu đã giật tấm bản đồ xuống, và bảo chủ quán: “Ta mua cái này!” Nói xong, hắn đã chạy như bay khỏi cửa hàng. Quảng Thắng ném cho chủ cửa hàng tờ tiền 50 tệ, lúc đấy chủ quán mới thôi chửi bới luôn mồm. Lúc lên xe, sắc mặt Quảng Thắng hết sức khó coi: “Chú em Đới Bằng, chúng ta đang chạy trốn đấy! Làm gì cũng phải cúi đầu, đừng có gây sự chú ý chứ. Có biết xảy ra việc vừa rồi thì bao nhiêu người sẽ nhớ rõ cái mặt chú mày không hả?” Thế nhưng Thiệu chẳng buồn trả lời gã, hắn lấy tờ giấy vệ sinh đã in lại đồ án sau lưng Thủy Căn bữa trước ra, tỉ mỉ so sánh với bản đồ trong tay. Đồ án nhìn tựa chòm sao in dấu trên lưng Thủy Căn và tấm bản đồ hoàn toàn trùng khớp với nhau. Lấy Hình Đài làm điểm xuất phát, đường cong ngoằn ngoèo vừa vặn kéo dài đến Thiên trì ở núi Trường Bạch(1). Thủy Căn đã nhận ra, hóa ra là bản đồ chỉ đường cho bọn họ đến Thiên trì. Thế nhưng, đó vốn là một lộ trình rất đơn giản, chẳng hiểu vì lí do gì bản đồ chỉ dẫn lại rẽ ngang rẽ dọc, lòng vòng quanh co đến thế. (Tức là không đến thẳng Thiên trì mà ghé vào nhiều nơi khác rồi mới đến) Hài tử bỗng cảm thấy nặng trĩu trong lòng; nếu cứ đi theo con đường này, không biết phía trước có điều gì đang chờ đợi bọn họ… (1) Núi Trường Bạch: một ngọn núi nằm giữa biên giới Triều Tiên và Trung Quốc, là đỉnh cao nhất trong dãy núi cùng tên.Hồ Thiên Trì: một hồ miệng núi lửa lớn trên đỉnh ngọn Trường Bạch. Tham khảo wiki, baidu Chương 41 Ngay lúc đó, Thiệu đã nảy ra một ý, giơ tay chỉ về phía tỉnh Sơn Tây, lân cận tỉnh Hà Bắc: “Chúng ta đến nơi đó!” Đối với Thiệu mà nói, Đại Đồng, Sơn Tây là một nơi chẳng hề xa lạ. Từ xưa, nơi đây chính là vùng giao trang của nhà binh, “Tam diện lâm biên, đông liên thượng cốc, nam đạt tịnh hằng, tây giới hoàng hà, bắc khống sa mạc” (theo ta hiểu thì ba mặt đều có biên giới tự nhiên, đông là một khe hang gì đó, nam là Hằng Sơn, tây là Hoàng Hà, bắc thông với sa mạc), vốn được xưng là “Tam đại kinh hoa, lưỡng triêu trọng trấn” (cái này là suy đoán của ta thôi: Đại Đồng là thành thị phồn hoa của 3 đời Tần, Tây Hán, Đông Hán, là trấn quan trọng của thời kỳ Lưỡng Tấn). Điều quan trọng nhất là, Đại Đồng vốn là kinh đô thuở đầu của Bắc Ngụy, chỉ có điều, khi đó có tên là Bình Thành. Sau đó, Thanh Hà Vương kêu Quảng Thắng sai người đi mua về một tấm bản đồ Trung Quốc cụ thể hơn, dựa theo tỉ lệ, lấy thước kẻ phóng to đường chỉ dẫn trông giống chòm sao đó lên bản đồ. Xong xuôi đâu đó, mục tiêu lại càng thêm rõ ràng – chính là nơi cách Đại Đồng 62 km về phía nam – Bắc Nhạc – Hằng Sơn. (tham khảo wiki – đây) Quảng Thắng nằm ườn ra giường trong một quán trọ nhỏ vừa tìm được, nhìn Thiệu bận bịu vẽ vẽ, càng lúc càng nghi hoặc, không nhịn được hỏi một câu: “Chúng ta đến Hằng Sơn không phải để đi du lịch đó chứ?” Thiệu chẳng buồn ngẩng đầu lên: “Ngày trước, sau khi giấu cổ vật đi rồi, Trương Đại Phúc đã vẽ lại bản đồ lên mảnh giấy vệ sinh này rồi đưa cho Ngô Thủy Căn. Bây giờ chúng ta phải dựa vào bản chỉ dẫn này để đi tìm bảo vật.” Thủy Căn dính mỡ đầy miệng đang ngồi gặm đồ ăn sẵn, cùng đống “đồ chơi” này lắc lư dọc đường đi, thành ra tiểu hài tử đã có cái khí chất ung dung thong thả lắm rồi. Cậu đã phát hiện ra vị Thanh Hà vương này nói xạo siêu giỏi, lúc hắn nói dối ấy mà, nhịp tim vẫn đập như thường, chưa bao giờ cần tập trước, cậu cũng chẳng buồn lật tẩy mấy câu ba xạo của Thiệu, nếu không thì kẻ xúi quẩy cuối cùng vẫn cứ là cậu thôi. Ai bảo đời trước cậu thiếu nợ người ta mà làm gì! Trong lúc đó, Quảng Thắng cầm tờ giấy vệ sinh than ngắn thở dài: “Chết tiệt! Thật chưa từng thấy ai lại vẽ bản đồ kho báu lên giấy vệ sinh bao giờ, lão nông dân này đúng là chả chuyên nghiệp tí nào cả!” . . . Cả đám đều là tội phạm bị truy nã, mặc dù vào khu du lịch đông người qua lại, nhưng để che đậy tai mắt người đời, cả bọn vẫn phải đội mũ đeo kính hóa trang cho cẩn thận. Đi trên đường núi Hằng Sơn, dù có trăm mối ngổn ngang trong lòng, mọi người vẫn không khỏi chấn động trước những dãy núi đá Hằng Sơn trùng trùng điệp điệp với quang cảnh thiên nhiên kỳ thú mênh mông. Dù rằng ngày nay, trong Hằng Sơn đã có thêm nhiều trang thiết bị hiện đại xen lẫn với rất nhiều lầu gác chùa cổ, nhưng cấu trúc tổng thể của dãy núi cũng không có nhiều khác biệt so với nơi này hàng ngàn năm trước. Khi còn sống, Thác Bạt Thiệu đã từng đến Hằng Sơn săn bắn du ngoạn vô số lần, nhìn thấy cảnh sắc quen thuộc khiến Thác Bạt Thiệu, kẻ vẫn phải sống trong một thế giới xa lạ từ khi hồi sinh đến giờ, cũng khó có thể kìm nén những xao động trong lòng. Nhìn về phía eo Kim Long ở xa xa, Thác Bạt Thiệu chỉ cho Thủy Căn thấy: “Ngày xưa, ngay tại nơi đây, phụ vương đã cho phá núi mở đường, tạo ra cửa ngõ để ra vào vùng Trung Nguyên đó.” Từ khi rời khỏi thôn Bốc Vu, đây là lần đầu tiên Thanh Hà Vương trò chuyện vui vẻ đến thế với Thủy Căn. Thủy Căn cảm thấy nếu tình cảm giữa hai anh em trở nên hoàn thuận mãi, thì cái mông cậu sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích, thế là bèn ra vẻ xúc động cảm thán: “Cha ta thật là lợi làm sao!” Nhưng mặt dày thấy sang bắt quàng làm họ quả nhiên là chả được tích sự gì cả, vẻ xúc động trên gương mặt Thiệu biến sạch, ánh mắt sắc lẻm như dao lia đến, lăng trì tùng xẻo Vương huynh một trận trong im lặng. Thủy Căn ngượng ngùng bỏ đi cái vẻ mặt tươi cười nịnh nọt, và chìm sâu vào sự chán nản với chính mình. Cậu lại cảnh cáo bản thân: kiểu gì thì kiểu, mình sẽ không bao giờ đáp lại tên đại oan gia ngàn năm này nữa! Sau khi dạo qua một vòng, sắc trời đã bắt đầu tối, đám Quảng Thắng đã oải đến không đứng thẳng lưng nổi nữa. Người lúc nào cũng đứng ra đại diện phát ngôn cho cả bọn, Quảng Thắng, đã bắt đầu nghiến răng nghiến lợi: “Chú em Đới Bằng, chú mày không phải đang đùa bọn anh đấy chứ!” Thiệu không nói một lời, tia nhìn của hắn dừng lại ở nơi những vệt nắng cuối cùng của hoàng hôn rơi rớt lại, một góc mái ngói của ngôi chùa được ánh mặt trời chiếu lên nhàn nhạt màu vỏ quýt. Khi trời còn sáng, không ai có thể chú ý đến nơi này, nhưng giờ đây mới nhìn thấy được, mấy tầng mái ngói đỏ rực đã tạo thành những văn tự Tiên Ti thật lớn – “Hãy tới đây.” “Đây là nơi nào?”, Thiệu hỏi Thủy Căn đang cầm tấm bản đồ du lịch. Thủy Căn nhìn ngôi chùa kỳ lạ xây chênh vênh trên vách núi, rồi lại nhìn bản đồ trên tay, và đọc to: “Huyền Không Tự (1).” Theo giới thiệu vắn tắt trên bản đồ du lịch, tuy Huyền Không tự được xây vào thời Bắc Ngụy, nhưng lại là nửa cuối của thời Bắc Ngụy, do một vị hòa thượng tên là Liễu Nhiên dựng nên. Nói