Chương 1 “Ma Tước tuy nhỏ, ngũ tạng câu toàn” (chỉ sự vật tuy nhỏ nhưng nội dung lại đầy đủ). Dùng lời này để hình dung Quân huyện là cực kỳ thích hợp. Địa phương này tuy nhỏ, nhưng thời xưa lại là vùng được các binh gia coi là trọng yếu, nhất định phải chiếm được. Tên những trận đánh nổi danh được nhắc tới trên sử sách, mười cái thì có tới chín là có liên quan đến Quân huyện. Nơi đây nằm giữa núi non, có một dãy núi như một con cự long tung hoành đông tây đem Quân huyện chia cắt thành hai nửa. Xưa kia, những nữ hài được gả đến bên kia núi, muốn về nhà mẹ đẻ thì phải trèo đèo lội suối rất cực nhọc. Bởi vậy lúc xuất giá, tiếng khóc đều vô cùng bi thương, khiến cho mẫu thân thường theo phong tục dặn dò một câu: “Con gả cho nhà đó thì tốt rồi, đừng quay về, đừng quay về nữa.” Nói câu này không phải vì sợ nữ nhi tương lai bị nhà chồng ghét bỏ mà là sợ nữ hài về nhà mẹ đẻ lúc đi qua sơn đạo gặp chuyện ngoài ý muốn. Nói vậy cũng đủ thấy sơn đạo này thật không bình thường. Có câu: “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô”(1), nghìn năm qua tướng sĩ chết trận tại Quân huyện nhiều không kể xiết. Nếu như đem gom xương cốt lại có thể chất thành cả một ngọn núi. Không biết có phải bởi vì chết tha hương không mà oan hồn nhiều vô số. Chẳng biết từ lúc nào, luôn luôn có người mất tích một cách thần bí khi đi qua sơn đạo này. Lâu dần, dân bản xứ cũng hình thành thói quen, khi muốn vượt qua núi thì nhiều người tập trung lại một lúc, chọn giờ lành, dương khí đang thịnh. Rồi lại thỉnh đạo sĩ đốt nhang mở đường cầu phúc, dùng rất nhiều giấy tiền rải trên đường đi, xem như là chuộc tội với những Quỷ hồn kia để đường đi được bình an. Sau đó cùng nhau rung chuông nhanh chóng vượt qua núi. Kỳ thực nếu suy nghĩ kỹ lưỡng, làm gì có quỷ thần chứ, bất quá núi cao rừng rậm, sợ là dã thú, độc trùng nào đó ẩn nấp, hại người đi đường đơn lẻ. Nhiều người cùng nhau đi, hơn nữa lại cùng đốt nhang, rung chuông, tự nhiên sẽ ít độc trùng, dã thú dám lại gần. Vì sự thiếu hiểu biết nên thói quen này vẫn là cách giải quyết duy nhất kéo dài đến nay. Bất quá với sự phát triển không ngừng của khoa học hiện tại, hủ tục này cũng dần biến mất. . . . Thành phố đã trích vốn cho Quân huyện, muốn xây một con đường nối từ bắc xuống nam. Ngày trước đi đường mất đến một giờ đồng hồ, sau khi đường nhựa đã hoàn thành thì chỉ cần năm phút xe máy là đi qua. Xây cầu làm đường vốn là việc tích đức thế nhưng hết lần này đến lần khác lại có chuyện ngoài ý muốn xảy ra … “Ngô Thủy Căn! Thằng nhãi con mày muốn chết à!” Đội trưởng Trương hai má giật giật lao tới phía trước xe ủi. Chỉ thấy một chiếc Mazda 6 màu đen, cửa kính đã bị lưỡi ủi làm vỡ nát còn lái xe gục xuống vô-lăng, trên mặt có vết máu. Trương ca thầm kêu một tiếng vạn hạnh, răng cưa của xe ủi kia thiếu chút nữa đã chạm vào đầu lái xe rồi. Nếu thật sự chạm vào, đầu lìa khỏi cổ, đến lúc đó dù có là thần tiên cũng không cứu được. Hắn để tay trước mũi người bị thương, cảm giác được hơi thở mỏng manh, tảng đá treo ở trước ngực liền biến mất. Thở phào một cái, hắn lập tức xoay người lại hướng về phía người điều khiển xe ủi kêu gào: “Ngô Thủy Căn, mày con mẹ nó còn ở đó ngây ra làm gì? Mau xuống đây!” Cửa xe mở ra, một thiếu niên đầu tổ quạ bước xuống. “Trương ca … Người này chưa chết a?”, Ngô Thủy Căn khẩn trương, cào cào vài cái trên đầu. Đầu tổ quạ lập tức trở thành đầu chổi cùn. (theo qt nó là kiểu đầu bút lông bị tòe, ta không biết gọi thế nào nên gọi là đầu chổi cùn) “Còn thở, mày mau gọi xe cấp cứu!” Thủy Căn lấy tay bẩn chà chà lên quần, cà lăm: “Em … em không có điện thoại di động.” Trương ca tự nói với mình phải bình tĩnh, bằng không nhất thời kích động thật sự sẽ đem tên đầu tổ quạ này đánh cho một trận. Từ khi đội khởi công xây dựng đến nay, trước sau luôn có vài thanh niên trai tráng trong thôn đến nhờ hắn giúp cho để vào trong đội. Nhưng Trương Đại Phúc hắn thấy Trương quả phụ hết lần này tới lần khác cầu, nhất thời nhẹ dạ, đã để đứa con trai 19 tuổi của bà Thủy Căn vào đội. Ngô Thủy Căn từng tham gia học lái xe ở huyện, nên ở trong đội làm người lái xe ủi. Nhưng tiểu tử này căn bản không giống người lao động, làm việc nóng nảy tùy hứng. Không bằng để hắn lái xe ủi vào huyện để kiểm tra, sửa chữa. Trương ca rời khỏi công trường vài bước, đi tới chỗ chiếc xe Mazda vén rèm xe lên. Đều nói Trương quả phụ mệnh ngạnh (ngạnh nghĩa là cứng; người mệnh này rất kiên cường trước những khó khăn, thử thách nhưng lại khắc tới người thân xung quanh), đã khắc chết nam nhân trong nhà khiến cho chỉ còn lại một dòng độc đinh. Thế mà, Thủy Căn này so với mẹ còn xui xẻo hơn, khiến cho hắn Trương Đại Phúc không thể không tức chết! Lúc này, đã có công nhân ở gần đó gọi 120 (đây là số cấp cứu bên Trung Quốc, như kiểu 115 bên mình), còn đem côn cạy bật cửa xe ra. Thủy Căn lo lắng nhìn theo lái xe đang được người ôm ra. Tuy máu me đầy mặt, nhưng người này dù có hóa thành tro cậu cũng nhận ra, đây không phải là con trai chủ tịch huyện, Đới Bằng sao? . (1) “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”: chỉ sự thành công của một người tướng là từ sự đánh đổi sinh mệnh của hàng vạn người. Đây là một câu thơ trong bài “Kỷ Hợi tuế” (năm Kỷ Hợi) của nhà thơ Tào Tùng thời Đường: 泽国江山入战图 生民何计乐樵苏。 凭君莫话封侯事 一将功成万骨枯。 Phiên âm: Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ Sinh dân hà kế nhạc tiều tô. Bằng quân mạc thoại phong hầu sự Nhất tướng công thành vạn cốt khô. Bài thơ miêu tả sự loạn lạc sau chiến tranh của người dân hai bên bờ sông Hán. Thấy rõ người bị thương, đầu Thủy Căn “Oanh!!!” một tiếng, một phát nổ tung. Trong lòng cậu thầm kêu khổ, đụng ai không đụng, lại đụng trúng cái tên oan gian này! Phàm là tiểu hài tử, lúc nhỏ đều có nỗi ám ảnh nào đó, ngoài việc gia đình bất hạnh, bản thân có chỗ thiếu sót, còn có bên cạnh đều có một kẻ cường hào ác bá không dưng lại nhét cóc vào bàn học mình, hay đổi nước trong bình thành mực viết. Thủy Căn cũng không ngoại lệ, cậu thuở nhỏ mất cha, chỉ dựa vào mẹ một tay nuôi lớn. Vốn người nhà mẹ đẻ muốn bà nhân lúc còn trẻ, kiếm một nam nhân tốt để tái hôn, dù sao cũng tốt hơn một mình mang theo đứa nhỏ mà chịu khổ. Nhưng một quả phụ mang theo đứa con chồng trước có thể tìm được một chỗ tốt sao? Người được giới thiệu, nếu không phải chột mắt, què chân thì cũng là cái loại lang thang, không đàng hoàng. Trương quả phụ là một người rất mạnh mẽ, nghĩ rằng thà một mình nuôi lớn đứa nhỏ còn hơn. Vì vậy, Ngô Thủy Căn là tất cả hy vọng của bà. Lúc thằng bé tới tuổi đến trường, Trương quả phụ đặc biệt lên huyện tìm thợ để làm một cái bàn nhỏ cho cậu, còn đưa Thủy Căn đến trường tiểu học duy nhất của huyện lúc đó. Lúc đến trường, mọi người đều mặc quần áo mới, mang cặp sách mới. Nhưng Thủy Căn có thể học ở trường tiểu học trên huyện đã là chuyện xa xỉ, những thứ kia cậu không dám nghĩ tới. Trên người cậu mặc một chiếc áo sơmi nhỏ được Trương quả phụ sửa lại, bên dưới là cái quần lam bạc màu. Bởi vì cậu lớn quá nhanh nên cái quần cộc cỡn chả đến mắt cá chân, phối hợp với mái tóc ngắn trời sinh loăn xoăn như lông cừu lại giống một đám trứng tròn tròn đặc biệ